Đổi mới nội dung, phương thức quản lý đảng viên

Một phần của tài liệu chất lượng công tác quản lý đảng viên của đảng bộ phường ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 73)

- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý đảng viên

- Quản lý hồ sơ, lý lịch đảng viên:

Hồ sơ đảng viên là hệ thống văn bản theo quy định của Trung ương để xác nhận, phản ánh lịch sử và quá trình rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành của đảng viên là căn cứ để tổng hợp tình hình cơ cấu và chất lượng đảng viên; góp phần ngăn ngừa phần tử xấu xâm nhập vào Đảng.

Quản lý hồ sơ, lý lịch là một phần rất quan trọng của công tác quản lý đảng viên giúp cho cấp ủy nắm rõ thông tin về quá khứ và hiện tại của đảng viên thông qua những tài liệu được lưu trữ trong hồ sơ. Qua hồ sơ, chủ thể quản lý cũng có thể đánh giá được những thay đổi về trình độ chun mơn, chính trị; những thành tích cũng như những hình thức kỷ luật nếu có của đảng viên để thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ.

Hồ sơ, lý lịch phải được cập nhật, bổ sung kịp thời, đúng quy định của Đảng đối với những thay đổi của đảng viên, coi trọng việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu chỉnh lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đảng viên.

Hồ sơ đảng viên phải được bảo quản, lưu trữ tốt; việc khai thác, sử dụng theo đúng quy định quản lý tài liệu mật của Đảng, hướng dẫn bảo mật và khai thác cơ sở dữ liệu đảng viên đúng nguyên tắc.

Cung cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu lưu trữ, quản lý hồ sơ đảng viên như: phòng lưu trữ, quản lý; tủ đựng tài liệu đảm bảo cho việc bảo quản tài liệu, hồ sơ.

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nhiệm vụ quản lý hồ sơ, lý lịch. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên đã được xây dựng nhưng cần cập nhật, nâng cấp cho tương thích với sự phát triển của công nghệ. Trước tiên, cần trang bị đồng bộ máy vi tính, máy in, bộ lưu điện, thiết bị phụ trợ gắn với việc triển khai thực hiện đề án của Ban Bí thư Trung ương về tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng. Máy trạm trong mạng LAN có cài đặt phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, quản trị tồn mạng, chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên. Bộ chương trình bảo đảm đủ các chức năng nạp tin, kiểm tra, sửa chữa dữ liệu, cập nhật, khai thác, truy nhập thông tin thuận tiện, an toàn trên máy đơn lẻ hay trong mạng.

- Quản lý diễn biến tư tưởng đảng viên:

Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò to lớn của tư tưởng đối với từng con người nói chung và mỗi đảng viên nói riêng. Tư tưởng có tác dụng dẫn dắt hành động, nếu nhận thức đúng thì hành động sẽ đúng, ngược lại nhận thức sai lầm sẽ đưa hành động tới những vấp váp, sai lầm. Thực tiễn cho thấy, những hành vi tiêu cực xuất hiện trong đội ngũ đảng viên trước tiên là sự sai lầm, thối hố về tư tưởng, nhận thức. Chính vì thế, việc theo dõi, nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đảng viên là một đòi hỏi trong công tác quản lý của các cấp ủy cơ sở. Quản lý đảng viên thông qua phát ngôn, phát biểu của đảng viên tại các diễn đàn sinh hoạt đảng, đồn thể; thơng qua bài viết thể hiện chính kiến của đảng viên; thơng qua cách cư xử của đảng viên với cơng việc, với đồng chí, đồng nghiệp và với những người xung quanh.

- Quản lý hoạt động của đảng viên:

Con người biểu hiện rõ nhất trong hoạt động thực tiễn, phẩm chất, năng lực đều phải thơng qua hoạt động để nhận biết. Chính vì thế, quản lý hoạt động của đảng viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của các tổ chức đảng, nhất là trong điều kiện hiện nay, các lĩnh vực hoạt động của đảng viên vô cùng đa dạng, phong phú thì cơng tác quản lý càng trở nên khó khăn, địi hỏi phải có phương pháp đúng.

Tăng cường theo dõi, quản lý đảng viên tại nơi công tác:

Mỗi đảng viên đều tồn tại trong một tổ chức đảng nhất định và chịu sự quản lý trực tiếp của tổ chức đảng đó. Do đó, các đảng uỷ phường cần thơng qua các tổ chức đảng nơi công tác của đảng viên để nắm thơng tin về việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật. Quản lý tại nơi công tác trong các cơ quan, đơn vị rất phù hợp với việc đảng viên hoạt động tập trung và thường gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là căn cứ quan trọng để theo dõi, đánh giá về người đảng viên. Tuy nhiên, quản lý hoạt động gặp khó khăn với đảng viên làm cơng việc lưu động, họ chỉ góp mặt tại chi bộ ở các cuộc họp chi bộ.

Quản lý đảng viên tại nơi cư trú:

Ngồi thời gian làm việc tại cơ quan có tổ chức đảng nơi cơng tác theo dõi, quản lý còn lại khoảng thời gian rất dài, đảng viên làm những gì tổ chức đảng cũng cần nắm chắc. Các đảng uỷ phường và các cấp ủy chi bộ trực thuộc không thể đủ sức quán xuyến hết những hoạt động khác của đảng viên nên phải thông qua tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng sinh sống cùng đảng viên tại nơi cư trú để quản lý.

Quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên:

Quan hệ xã hội của đảng viên là những quan hệ mà họ tiến hành trong hoạt động công tác theo chức trách, nhiệm vụ và trong đời sống xã hội. Việc quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên là một yêu cầu khách quan và được thực hiện trong thời gian dài. Trên thực tế đã hình thành cơ chế, phương thức để quản lý các quan hệ xã hội của đội ngũ đảng viên, góp phần giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực để đội ngũ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cách mạng. Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng viên hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng. Điều đó đặt ra cho cơng tác

quản lý đảng viên về các quan hệ xã hội cần tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, bằng nhiều cách, nhiều chiều, với cách nhìn “động” và phải chủ động phân tích đầy đủ các quan hệ xã hội cơ bản, thường xuyên của đảng viên. Để các đảng bộ phường, chi bộ trực thuộc quản lý tốt các quan hệ xã hội của đội ngũ đảng viên, cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

Nâng cao vai trò của tổ chức đảng ở cơ sở và xác lập thiết chế trong công tác quản lý đội ngũ đảng viên, có nội dung quản lý các quan hệ xã hội. Phải thiết lập và thực hiện chế độ báo cáo lịch trình cơng tác, nội dung cơng việc theo chức trách được giao, các quan hệ xã hội cơ bản của đảng viên với cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo định kỳ, đột xuất và duy trì kiểm tra việc thực hiện chế độ này.

Đưa công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa ra những cuộc sinh hoạt của các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng một số vụ đảng viên phạm sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất trong quan hệ xã hội sẽ có tác dụng giáo dục cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa sai phạm, làm tăng sự tin cậy của nhân dân đối với Đảng. Phát huy vai trò của quần chúng đấu tranh chống tiêu cực với công tác kiểm tra Đảng, thanh tra của Nhà nước để quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên.

Đặc biệt, đảng viên làm kinh tế tư nhân phải tuân thủ nghiêm Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: phải trực tiếp tham gia lao động, có thể là lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đối với người lao động: thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Lao động, đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.

Đối với Nhà nước và xã hội: tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp

nghĩa. Đối với tổ chức đảng, đồn thể trong doanh nghiệp: chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng và tổ chức đảng cấp trên; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ những việc được làm và việc không được làm đối với đảng viên đang là cán bộ, công chức, viên chức... theo Quy định số 15 -QĐ/TW như sau:

+ Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, vợ hoặc chồng của những người đó khơng được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

+ Không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngồi về các cơng việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.

+ Khơng được mượn danh nghĩa người khác để sản xuất, kinh doanh; không được để vợ, chồng, con lợi dụng chức vụ, quyền hạn và uy tín của mình để làm kinh tế tư nhân.

+ Được góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

Cấp uỷ và tổ chức đảng cơ sở nơi đảng viên làm kinh tế tư nhân có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ đảng viên làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên và chấp hành nghiêm chỉnh quy định này.

Tích cực tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện tốt những điều đảng viên không được làm theo Quy định số 115- QĐ/TW ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Bộ Chính trị:

Phát huy nhiều kênh thông tin về đảng viên phục vụ tốt cho công tác quản lý đảng viên:

Để quản lý đảng viên có hiệu quả cao, các đảng bộ phường, chi bộ trực thuộc phải coi trọng thu thập thông tin về đội ngũ đảng viên qua nhiều kênh khác nhau, từ đó, sàng lọc, lựa chọn để nắm bắt được những thơng tin chính xác, trung thực và khách quan về đội ngũ đảng viên. Đồng thời qua đó đưa ra những ứng xử tương ứng với thực trạng đội ngũ đảng viên đó. Các kênh thơng tin chủ yếu về đảng viên là:

Thông qua sinh hoạt chi bộ, đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm tại nơi công tác:

Thông thường, các đảng bộ, chi bộ tiến hành phê bình, tự phê bình trong dịp tổng kết cuối năm, trước đại hội Đảng hoặc trong các đợt sinh hoạt chính trị. Nhiều nơi nhân dịp này đã tổ chức cho quần chúng, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị đóng góp ý kiến vào bản báo cáo của đảng bộ, chi bộ, bản kiểm điểm chung của đảng bộ, chi bộ, bản tự phê bình của cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Ở các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, đại hội công nhân viên chức được tiến hành theo định kỳ là dịp để mọi người thực hiện quyền làm chủ, giám sát hoạt động và tư cách của những người lãnh đạo và tham gia ý kiến xây dựng đơn vị ngày càng tiến bộ.

Thông qua thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên:

Muốn quản lý đảng viên sâu sát và chặt chẽ thì dứt khốt phải tiếp xúc trực tiếp với mơi trường hoạt động của đảng viên, thông qua việc xem xét hoạt động thực tế của người đảng viên đó mới có thể hiểu rõ năng lực, phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của họ.

Công tác quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên và đôn đốc kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được phân công là một trong những

nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chi bộ và có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, ý thức tự phê bình và phê bình của đội ngũ đảng viên. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điểm 2, Điều 24, Chương V, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam: “Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên...”

Quán triệt sâu sắc quan điểm đó, trong những năm qua dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ Thành phố đến cơ sở và sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy, công tác quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên được các đảng bộ triển khai thực hiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu, qua đó phát huy tốt vai trị tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, trong tham gia vào công việc chung của tổ chức, cũng như trong chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị; Vai trò của cấp ủy, đặc biệt là đồng chí Bí thư được phát huy; Các đảng bộ đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; làm tốt cơng tác phổ biến, tổ chức cho đảng viên học tập các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hướng dẫn đảng viên xây dựng kế hoạch, bản đăng ký làm theo các tiêu chuẩn đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, đảm bảo môi trường cho đảng viên thực hiện các quyền: được thông tin, thảo luận các vấn đề của Đảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử; phê bình chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên; trình bày ý kiến …Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động trên các đảng ủy phường, chi trực thuộc phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân công nhiệm vụ với kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng đảng viên và phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn do địa phương, đơn vị giao.

Để phát huy tốt vai trị, tính tiền phong gương mẫu của từng đảng viên ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ; các cấp ủy, chi bộ cần thực hiện tốt một số nội dung, phần việc sau:

Thứ nhất, các cấp ủy, chi bộ phải làm tốt công tác quản lý, phân công

nhiệm vụ cụ thể cho tất cả đảng viên trong chi bộ; việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên phải đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng cá nhân; đồng thời tạo điều kiện, động viên, hướng dẫn đảng viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ do chi bộ phân công.

Thứ hai, hàng tháng trong các buổi sinh hoạt định kỳ, chi bộ cần giành

thời gian hợp lý để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công của đảng viên. Làm tốt công tác biểu dương đối với những đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; cũng như nhắc nhở những đảng viên chưa hồn thành hoặc khơng thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, những vi phạm phải được kiểm điểm nghiêm túc.

Thứ ba, việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên phải căn cứ trên nhiệm

vụ cơng tác hiện tại đảng viên đó đang đảm nhận và phù hợp với trình độ

Một phần của tài liệu chất lượng công tác quản lý đảng viên của đảng bộ phường ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w