Xây dựng ngân sách cho chiến lược marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing tại khách sạn ramana saigon đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu luận văn

2.2 Đánh giá việc xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn Ramana Saigon…

2.2.3 Xây dựng ngân sách cho chiến lược marketing

Một doanh nghiệp khơng có kế hoạch marketing hàng năm thì sẽ khơng có mục tiêu cho các hoạt động Marketing và như vậy cũng không thể xác định ngân sách dành cho Marketing.

Hiện tại, khách sạn Ramana Saigon chưa có chiến lược Marketing tổng thể với định hướng dài hạn, chưa đề ra được những mục tiêu cụ thể cho hoạt động marketing, có chăng chỉ là những mục tiêu thời điểm để đạt được mục đích ngắn hạn nào đó. Ví dụ: Thu hút khách từ các hôi chợ du lịch, thực hiện khuyến mãi để bán buffet …

Chính vì hoạt động Marketing khơng được thực hiện theo bài bản với định hướng dài hạn, nên hàng năm khách sạn khơng tính tốn ngân sách cho hoạt động Marketing. Khách sạn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của hoạt động marketing đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy trong suốt những năm qua, tình hình kinh doanh của khách sạn khơng có những bứt phá mà hầu như hồn tồn phụ thuộc thị trường. Thị trường lên thì khách sạn khinh doanh tốt, thị trường xuống thì tình hình kinh doanh xấu. Muốn chủ động trong kinh doanh, muốn có bước đột phá, khách sạn cần phải nhận thức được hoạt động Marketing là không thể thiếu trong triết lý kinh doanh hiện đại để có những đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing.

Do khơng tính tốn ngân sách cho hoạt động Marketing nên mỗi khi phát sinh một hoạt động nào đó liên quan đến lĩnh vực Marketing cho khách sạn ( Ví dụ: Cử người tham gia hội chợ du lịch quốc tế tại Berlin – Đức ), Giám đốc điều hành khơng quyết được, phải trình lên Tổng Giám đốc Công ty mới quyết định được, gây phiền hà, mất thời gian cho nhiều người.

Đặc biệt, việc không lập kế hoạch ngân sách cho Marketing đã làm cho khách sạn luôn bị động trước những yêu cầu đột xuất của công tác Marketing. Đó là bị động về vấn đề tăng chi phí ngồi kế hoạch, bị động về chương trình, kế hoạch làm việc của nhân viên khi bất ngờ bị cử đi công tác … và việc bị động trong công tác Marketing gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác và cuối cùng gây ảnh hưởng lớn đế kết quả kinh doanh của khách sạn.

Đánh giá

Khi u cầu cơng việc địi hỏi phải thực hiện một hoạt động Marketing nào đó, khách sạn xem xét cho thực hiện và chấp nhận chi phí phát sinh. Vì vậy có thể nói, Khách sạn hồn tồn chưa thực hiện công tác xây dựng ngân sách cho các hoạt động Marketing.

Tóm tắt chương 2

Từ những lý luận cơ bản, cùng với thời gian làm việc tại khách sạn Ramana Saigon và bằng những phương pháp nghiên cứu thông dụng, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn cũng như thực tế công tác xây dựng các chiến lược Marketing ở khách sạn Ramana Saigon.

Chương 2 đã trình bày cho người đọc biết được phần nào về khách sạn, biết được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khách sạn Ramana Saigon. Và đặc biệt hơn nữa là thấy được những ưu điểm và hạn chế của hoạt động Marketing tại khách sạn. Từ thực tế hoạt động kinh doanh của khách sạn, tác giả sẽ đề nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing ở khách sạn, giúp cho khách sạn đạt được hiệu quả ngày càng cao trong kinh doanh.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING

KHÁCH SẠN RAMANA SAIGON ĐẾN NĂM 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing tại khách sạn ramana saigon đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)