1.2 Quản trị rủi ro lãisuất Ngân hàng
1.2.4 Cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãisuất
Phịng ngừa rủi ro lãi suất là việc khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại. Chính vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần có các cơng cụ để phịng ngừa rủi ro lãi suất.
Ngồi ra, các nhà quản trị ngân hàng cịn vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như thực hiện hợp đồng kỳ hạn (Forward), giao sau (Future), hoán đổi (Swap) về lãi suất và hợp đồng quyền chọn (Option) mà không nhất thiết phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản.
1.2.4.1 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement)
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn được giới thiệu và giao dịch trước các hợp đồng phái sinh khác hàng thế kỷ, nhưng các hợp đồng kỳ hạn vẫn là phương thức giao dịch cơ bản và phổ biến. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng đã sử dụng hợp đồng lãi suất kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là hợp đồng trên thị trường phi tập trung, trong đó một lãi suất xác định nào đó sẽ áp dụng cho một khoản vốn xác định nào đó trong suốt một khoảng thời gian xác định trong tương lai.
1.2.4.2 Hợp đồng lãi suất tương lai (Futures contract)
Hợp đồng tương lai được phát sinh từ hợp đồng kỳ hạn, có thể được sử dụng vào các mục đích phịng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ.Các nhà quản trị ngân hàng đã sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Hợp đồng lãi suất tương lai là hợp đồng tương lai mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường. Do đó, hợp đồng lãi suất tương lai là hợp
đồng muabán tại thời điểm hơm nay, việc thanh tốn và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai.
1.2.4.3 Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swaps)
Hoán đổi lãi suất là một sự thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này cam kết thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp các ngân hàng hỗ trợ nhau bằng cách trao đổi những đặc điểm có lợi nhất trong hợp đồng vay vốn của mình, hoặc thường được các ngân hàng sử dụng để điều chỉnh kỳ hạn thực tế của Tài sản Có và Tài sản Nợ. Ngồi ra, hợp đồng hốn đổi lãi suất cho phép các bên tham gia có thể chuyển lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc ngược lại, từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và làm cho kỳ hạn của Tài sản Có và Tài sản Nợ trở nên phù hợp hơn. Do đó, để hạn chế rủi ro lãi suất, các ngân hàng sẽ trực tiếp tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, đồng thời cũng có thể đứng ra làm trung gian để phục vụ cho các khách hàng tham gia hợp đồng để thu phí dịch vụ.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps) lãi suất là một thỏa thuận giữa người mua, theo thơng lệ là người thanh tốn lãi suất cố định và người bán, theo thông lệ là người thanh toán lãisuất thả nổi. Vào ngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho ngườibán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua.
1.2.4.4 Hợp đồng quyền chọn lãi suất (Options contract)
Các nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng một cách rộng rãi và đa dạng các hợp đồng lãi suất kỳ hạn, lãi suất tương lai và hốn đổi lãi suất trong việc phịng ngừa rủi ro lãi suất.Tuy nhiên các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn lãi suất còn đa dạng và phong phú hơn nhiều, đã cung cấp cho các nhà quản trị ngân hàng một sự linh hoạt để lựa chọn các nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Quyền chọn lãi suất, là một công cụ để cho phép người mua nó có quyền, nhưng khơng bắt buộc, được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính nhất định tại thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Ngược lại, người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa
vụ, chứ khơng có quyền bán hay mua một số lượng tài chính theo một giá thỏa thuận trước trong hợp đồng và được thu về một khoản phí bán quyền chọn. Phí quyền chọn được thanh toán cho người bán lại tại thời điểm ký kết hợp đồng. Như vậy, đối với giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn là người trả phí, người bán quyền chọn là người thu phí.
Có 2 kiểu quyền chọn: quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu. Trong đó, quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn, còn quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn của nó.