Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 45)

Chính sách tiền tệ có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mơ. Nhưng chính sách tiền tệ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó lãi suất là một yếu tố, công cụ quan trọng để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ. Trải qua giai đoạn từ 2008 đến 2012 tì chính sách tiền tệ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế.

Năm 2008, việc thực hiện CSTT thắt chặt, ngồi ý nghĩa góp phần kiềm chế

lạm phát, cịn nhằm đảm bảo sự ổn định cần thiết trên thị trường tiền tệ. Chính sách tiền tệ năm 2008 có thể chia thành 2 giai đoạn, từ đầu năm đến tháng 4 và từ đầu tháng 5 đến cuối năm.

Đầu năm 2008, trước khi có gói giải pháp 8 điểm, các ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, huy động, tiền vay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường. Cùng với đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại và qui định các ngân hàng mua trái phiếu ngân hàng Nhà nước. Kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc khống chế ở mức 30%. Ngồi ra, cịn hàng loạt chính sách để hỗ trợ thị trường chứng khốn, hạn chế cho vay đối với bất động sản…

Bắt đầu từ tháng 4, đầu tháng 5, Chính phủ đã có chủ trương giảm tăng trưởng, tập trung chống lạm phát được thể hiện bằng 8 nhóm giải pháp. Lúc này có qui định khơng chỉ riêng lĩnh vực tiền tệ, tài chính, mà đầu tư, xuất nhập khẩu phải vào cuộc để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Chính sách tiền tệ lúc đó đã được phát huy, hỗ trợ và mang lại kết quả rõ hơn; cho vay được kiểm soát, quản lý hối đối cũng được chặt chẽ hơn thơng qua cán cân xuất nhập khẩu.

Năm 2009, Chính Phủ ưu tiên tăng trưởng nên đã áp dụng chính sách nới

lỏng tiền tệ.Tuy nhiên biện pháp này được thực hiện linh hoạt từng thời kỳ. Đầu năm 2009, tinh thần của các gói giải pháp kích cầu của Chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu quả NHNN đã hạ thấp lãi suất

chỉ đạo từ 14%/năm xuống 7%/năm, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11%/năm xuống 5%/năm.

Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến khơng thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ.

Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng.

Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009).

Nhà nước đã áp dụng nhiều giải pháp có tính đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, vừa có tác dụng tiếp tục duy trì tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời chủ động ngăn chặn nguy cơ lạm phát và trước mắt ổn định thị trường ngoại hối.

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động triển khai

các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và thận trọng nhằm mở rộng tín dụng ở mức hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay và đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế, trong đó, chủ yếu tập trung vào 3 nhóm giải

pháp, bao gồm sử dụng linh hoạt và chủ động các cơng cụ chính sách tiền tệ, bình ổn thị trường và đảm bảo an toàn hệ thống

Năm 2011, đặc biệt là những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI

của Việt Nam cũng đã tăng khá cao, đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mơ, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thơng tin chính sách”.

Triển khai Nghị quyết 11, NHNN đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống cịn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21%-24% xuống còn 15%-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động khơng mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời NHNN sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào khơng đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa khơng thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít cơng ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường.Những động thái có tính quyết

liệt của NHNN đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.

Năm 2012, chính sách tiền tệ được điều hành khá thận trọng. NHNN đã tạo

được sự ổn định cơ bản trên hệ thống tài chính – ngân hàng, như thanh khoản được cải thiện, kéo giảm mặt bằng lãi suất, chống vàng hóa và đơla hóa, ổn định tỷ giá… Để đạt được những mục tiêu NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc. Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động do hệ thống ngân hàng vẫn còn những dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012.

Trong quý 1 năm 2012, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, và một số yếu tố cộng hưởng khác như thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối khơng cịn thu hút dòng tiền…NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động.

Song song với động thái kéo giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng đã áp trần lãi suất cho vay (hiện duy trì ở mức 13%/năm) đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, (2) Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, (3) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hay kêu gọi đưa lãi suất cho vay cũ về mức 15%…

Việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế và NHNH đã thể hiện tốt vai trò định hướng này.Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, và tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện trong thời gian tới.

Trong những tháng đầu năm 2013, nhà nước liên tục giảm lãi suất nhằm

kích cầu tiêu dùng, vực dậy các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn.Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất cơ bản từ 8%/năm xuống 7.5%/năm và 7%/năm. Với việc giảm lãi suất đầu vào kéo theo sự giảm lãi suất đầu ra giúp các doanh nghiệp

dễ dàng vay vốn với mức chi phí có thể chấp nhận được. Tác động của việc giảm lãi suất dường như đã có hiệu ứng trong quý 3 năm 2013.Các doanh nghiệp đã có thể cầm cự ở quy mơ hiện tại, có doanh nghiệp đã tiến hành xúc tiến việc vay vốn ngân hàng để gia tăng sản xuất… Đây là một tín hiệu tốt cho thị trường.

Nhìn chung, quá trình điều hành lãi suất qua các giai đoạn trên cho thấy nỗ lực của NHNN trong việc điều tiết nền kinh tế, giúp nền kinh tế ổn định hơn. Đồng thời việc chuyển từ cơ chế điều hành theo biện pháp hành chính sang điều tiết theo cơ chế thị trường rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)