2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãisuất tại ngân hàng TMCP NamÁ
2.3.1 Cấu trúc quản trị rủi ro lãisuất tại ngân hàng TMCP NamÁ
Cấu trúc quản trị rủi ro lãi suất ngân hàng TMCP Nam Á xây dựng phù hợp với hướng dẫn của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm đưa ra tầm nhìn tổng thể về rủi ro và tích cực hỗ trợ các hội đồng và Ủy ban quản lý rủi ro sau đây:
Ban kiểm soát.
Ủy ban Quản lý rủi rolà ủy ban quản lý rủi ro cấp cao, được chỉ định giám sát mức độ rủi ro nhằm kiểm tra tất cả các vấn đề rủi ro ngoại trừ rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thuộc trách nhiệm của Ủy ban quản lý Tài sản Nợ & Có.
Ủy ban quản lý Tài sản Nợ & Có (ALCO).
Hội đồng tín dụngđược thành lập để xem xét và quyết định các khoản vay vượt hạn mức của Tổng Giám Đốc.
Ngân hàng TMCP Nam Á thông qua các công cụ theo dõi và quản lý rủi ro lãi suất khác nhau bao gồm: khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP), thu nhập lãi cận biên (NIM), phân tích kỳ hạn của Tài sản Có- Tài sản Nợ, phân tích lãi suất bình qn của Tài sản Có và Tài sản Nợ.
Những chiến lược cũng như những kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro được xem xét và thực hiện định kỳ chẳng hạn như điều chỉnh kỳ đáo hạn hoặc kỳ định giá lại của các Tài sản Nợ - Tài sản Có, lên chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo đảm hoạt động được các nguồn vốn dài hạn và thực hiện ký kết các thỏa thuận về lãi suất với các đối tác và khách hàng.
Ngân hàng Nam Á thực hiện quản trị rủi ro dựa trên các nguyên tắc sau: - Thứ nhất, nhận diện và lượng hóa các mức độ rủi ro do lãi suất biến đổi
thông qua việc lập các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất.
- Thứ hai, xác định khả năng chịu đựng rủi ro lãi suất mà Ngân hàng có thể chịuđựng, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
- Thứ ba, cụ thể hóa các phương pháp, cơng cụ đo lường, kiểm sốt và các hạn mức rủi ro lãi suất.
- Thứ tư, thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềmnăng.
Ngân hàng Nam Á sử dụng phương pháp “Mơ hình định giá lại” để quản lý rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó kết hợp với nhiều biện pháp khác để hạn chế rủi ro lãi suất
2.3.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Nam Á
Điều hành lãi suất của ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của ngân hàng Nhà nước và bám sát diễn biến của thị trường, tiên phong điều chỉnh lãi suất về mức hợp lý khi có tín hiệu từ thị trường. Đối với lãi suất huy động vốn, ngân hàng TMCP Nam Á quán triệt theo chủ trương bình ổn và đảm bảo chi phí huy động hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước. Tăng cường sự gắn kết, đồng thuận với các NHTM khác trên địa bàn thành phố cũng như tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của NHNN để giữ ổn định mặt bằng lãi suất. Đối với lãi suất cho vay, ngân hàng TMCP Nam Á áp dụng mức lãi suất cho vay tối đa phù hợp với chính sách khách hàng theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ cho chi phí vốn đầu vào và đạt hiệu quả kinh doanh.
Với diễn biến phức tạp của lãi suất qua các năm, đểcác nhà quản trị ngân hàng TMCP Nam Á quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có và xây dựng dịng tiền ra – vào cân xứng kỳ hạn là rất khó thực hiện. Việc cân nhắc giữ mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng nhưng phải đảm bảo an toàn và bền vững là điều không đơn giản.
Để thấy rõ điều này, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tình hình biến động của lãi suất huy động vốn qua các năm tại ngân hàng Nam Á qua các năm 2008 đến hết 2012:
Biểu đồ 2.1: Lãi suất huy động vốn bình quân tại ngân hàng Nam Á năm 2008 đến năm 2012.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP Nam Á)
+ Năm 2008:
Việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 08 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, 05 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, 3 lần nới biên độ tỷ giá, 02 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Với sự điều chỉnh như vậy, Nam Á cũng liên tục điều chỉnh chính sách lãi suất huy động.Hầu như tháng nào cũng có sự điều chỉnh lãi suất. Biên độ tăng giảm lãi suất cũng khá cao. Có lúc lãi suất của ngân hàng có 8-9%/năm nhưng có lúc lãi suất cũng lên 17-18%/năm . Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tuần , 2 tuần, 3 tuần đôi khi ngang bằng với kỳ hạn 1 tháng trở lên, thời điểm tháng 10/2008 lãi suất kỳ hạn 1-3 tuần lên đến 17%/năm.
Lãi suất cao nhất là ở thời điểm tháng 8-10 vì để giữ chân khách hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản nên ngân hàng tăng lãi suất huy động.
Tuy nhiên trước cuộc đua lãi suất như vậy NHNN đã xem xét đến vấn đề “nới lỏng tiền tệ linh hoạt” để buộc các ngân hàng giảm lãi suất. Ngân hàng Nam Á nói riêng và các ngân hàng khác đều đồng loạt giảm lãi suất, lãi suất giảm mạnh kể
12.50% 8.50% 11.20% 14% 11.90% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2008 2009 2010 2011 2012
Lãi suất huy động bình quân
từ cuối tháng 10 , giảm 3-4% so với thời điểm đầu tháng 10. Đến tháng 12/2008 thì lãi suất của ngân hàng Nam Á giao động từ 10,5-12%/năm đối với kỳ hạn từ 1-12 tháng, kỳ hạn 18-36 tháng là 10,2%.Quả thật năm 2008 là một năm đầy biến động, lãi suất nhảy múa liên tục, tỷ giá tăng trần … khiến người dân hoang mang.
Bảng 2.2: Lãi suất huy động VNĐ từ tháng 10/2008 đến tháng 11/2008
Kỳ hạn 03/10/2008 22/10/2008 06/11/2008 13/11/2008 14/11/2008 21/11/2008 24/11/2008 KKH 4,08 3.60 3.60 3.60 3.60 3.60 01 Tuần 16.20 13.02 10.50 10.50 7.80 6.00 6.00 02 tuần 16.50 13.50 10.92 10.92 8.70 7.02 7.02 03 tuần 16.80 14.01 12.00 12.00 9.90 7.50 7.50 1 tháng 17.88 16.80 15.24 15.24 12.00 10.50 10.50 2 tháng 17.88 17.01 15.84 15.84 12.60 10.80 10.80 3 tháng 18.12 17.28 16.50 16.20 15.60 14.10 12.00 4 tháng 18.12 16.80 16.20 15.81 15.12 12.30 12.00 5 tháng 18.12 16.80 16.20 15.81 15.00 12.30 12.00 6 tháng 17.94 16.80 16.20 15.81 14.04 12.30 12.00 7 tháng 17.88 14.01 14.04 14.04 14.04 12.30 12.00 8 tháng 17.88 14.01 14.04 14.04 14.04 12.30 12.00 9 tháng 17.88 14.01 14.04 14.04 14.04 12.30 12.00 10 tháng 17.52 13.80 13.80 13.80 13.80 12.30 12.00 11 tháng 17.52 13.80 13.80 13.80 13.80 12.30 12.00 12 tháng 17.52 13.80 13.60 13.60 13.60 12.60 12.00 13 tháng 16.80 13.80 12.60 12.60 12.60 12.60 12.00 18 tháng 15.00 13.50 12.60 12.60 12.60 10.20 10.20 24 tháng 13.80 13.20 12.60 12.60 12.60 10.20 10.20 36 tháng 13.80 13.20 12.60 12.60 12.60 10.20 10.20 ĐVT: %/năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp các thông báo lãi suất củaNgân hàng TMCP Nam Á)
+ Năm 2009:
So với năm 2008, chính sách tiền tệ và tình hình hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Nam Á nói riêng trong năm 2009 có sự ổn định tương đối, lãi suất huy động tương đối ổn định theo sự ổn định của lãi suất cơ bản . Năm 2009, chính sách tiền tệ ổn định hơn chỉ thay đổi một lần lần lãi suất cơ bản từ 8.5%/năm xuống cịn 7%/năm duy trì đến hết tháng 11 năm
giao động từ 7%-8%/năm trong 9 tháng đầu năm 2008. Lãi suất cũng tuân theo quy luật của đường cong lãi suất là kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Tuy nhiên lãi suất bắt đầu nhích lên từ tháng 10 khoảng 9%/năm và dần dần lên 10%/năm, 10,5%/năm. Đến lúc lãi suất lên 10,5%/năm thì ngân hàng nhà nước ra thơng điệp sẽ kiểm tra toàn diện đối với những ngân hàng có mức lãi suất 10,5%/năm. Để tuân theo quy định, bản thân ngân hàng Nam Á cũng giảm lãi suất. Tuy nhiên do tình hình chung là các ngân hàng ln cố gắng giữ mức lãi suất cao để nhằm hút khách hàng nên ngân hàng Nam Á phải giữ mức lãi suất 10,49%/năm ở tất cả các kỳ hạn. Điều này khiến đường cong lãi suất trở thành đường thẳng. Rủi ro lãi suất rất lớn do hầu hết các khách hàng sẽ chọn kỳ hạn 1 tháng để gửi nhằm đạt hiệu quả tối đa. Đồng thời ảnh hưởng đến tính an tồn về kỳ hạn cho ngân hàng. Vì vậy, chính sách ngân hàng Nam Á là khơng ngừng hồn thiện dịch vụ để nhằm thu hút đối tượng khách hàng trung thành. Nhưng bản thân ngân hàng Nam Á là một ngân hàng có quy mơ nhỏ nên sự cạnh tranh về thương hiệu và mạng lưới hoạt động chưa cao… đó cũng là một khó khăn cho ban lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên Nam Á đã cố gắng đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng và giảm thiểu rủi ro lãi suất ở mức có thể, các tài sản không sinh lời đều được thu hẹp và chuyển qua tài sản sinh lời.
+ Năm 2010:
Diễn biến phức tạp của thị trường vốn cùng với sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng Thương mại đã làm cho tình hình huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Mức lãi suất 10,49/năm kéo dài từ tháng 12/2009 đến giữa tháng 4/2010 thì lãi suất bắt đầu nhích lên dần khoảng 11%/năm hoặc 11,5%/năm cho đến tháng 9/2010 và đỉnh điểm là những tháng cuối năm 2010 lãi suất lên gần 13%- 13,5%/năm. Ta thấy kịch bản lãi suất của năm 2009 dường như được lập lại trong năm 2010. Lãi suất quý 1 và quý 2 thì ổn định nhưng 2 quý sau thì lãi suất lại tăng lên nhằm kiềm chế lạm phát. Và đường cong lãi suất trong năm 2010 của ngân hàng Nam Á vẫn là một đường thẳng.
Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn thể việc huy động vốn từ khách hàng trên toàn hệ thống của ngân hàng TMCP Nam Á trong năm 2010 đạt 7.133 tỷ đồng, tăng
khoảng 1000 tỷ đồng tương ứng tăng 17.81%. Năm 2010 khu vực dân cư có nhiều dịch vụ được phát triển và triển khai đã làm đa dạng dịch vụ cá nhân của ngân hàng TMCP Nam Á như: chuyển tiền cá nhân, chuyển tiền nhanh Western Union, Internet Banking, dịch vụ nạp tiền qua tin nhắn điện thoại VnTopup, SMS banking…cùng với những chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ lớn trong năm nhằm giúp duy trì ổn định thanh khoản toàn hệ thống, ngân hàng TMCP Nam Á cũng xây dựng được một chính sách dịch vụ chăm sóc khách hàng VIP và khách hàng thân thiết nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng như giao dịch tại nơi khách hàng yêu cầu, tặng quà dịp sinh nhật...
Tình hình lãi suất huy động trong năm 2010 tại ngân hàng TMCP Nam Á có những thay đổi theo tình hình diễn biến chung của thị trường, đáp ứng kịp thời giúp các đơn vị kinh doanh giữ được những khách hàng hiện tại và phát triển thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
+ Năm 2011:
Tình hình lãi suất huy động những tháng đầu năm 2011 tương đối ổn định theođịnh hướng lãi suất trần của ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND phổ biến ởmức 14%/năm và lãi suất huy động USD tối đa phổ biến ở mức 2%/năm đối với cá nhân,1%/năm đối với tổ chức kinh tế đến tháng 05/2011 và 0.5%/năm đối từ đầu 06/2011. Ngân hàng Nam Á đã tuân thủ quy định và áp trần lãi suất 14%/nămcho các kỳ hạn 1-12 tháng. Tuy nhiên lãi suất trung hạn giảm hơn so với ngắn hạncụ thể là khoảng 13%/năm hoặc 13,5%/năm...Đường cong lãi suất lần này là đường cong lãi suất ngược (inverted). Bản thân ngân hàng xác định mục tiêu là phải luôn mang đến sự hài lòng và lợi ích tối ưu cho khách hàng nên đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ như: làm việc thơng tầm từ 8h-17h hàng ngày, dịch vụ thanh tốn tiền điện,…và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các buổi hội thảo cuối tuần, tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra nghiệp vụ hàng tháng...Vì vậy nhìn chung năm 2011 tình hình huy động thị trường 1đạt 9.263 tỷ tăng khoảng 2.130 tỷ tương ứng tăng 29,86%.
+ Năm 2012:
Đây là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế vì vậy bản thân ngân hàng đã cố gắng rất nhiều trong việc cân đối nguồn vốn hợp lý và tăng cường thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế thông qua đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đưa ra nhiều lựa chọn tối ưu cho khách hàng như: dịch vụ phonebanking và contact centet 24/7, mobilebanking, payment online, billing…cùng với các chương trình khuyến mãi như 20 năm –Giá trị vượt thời gian, Vun đấp ước mơ, các chương trình ưu đãi về thẻ, dịch vụ chuyển tiền trúng Ipad, gửi tiền triệu trúng nhà tỷ, mừng ngày 8-3….Trong năm này Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ cũng khá thận trọng vì vậy cũng tạo được sự ổn định trên hệ thống tài chính-ngân hàng.Mức lãi suất trần 14%/năm được kéo dài cho đến đầu năm 2012. Lúc này dựa trên những chỉ số như CPI hoặc lạm phát trong năm 2011 và tháng 1,2/2012 để nhà nước điều chỉnh trần huy động xuống 13%/năm. Tiếp theo đó cứ sau mỗi tháng nhà nước lại giảm lãi suất trần xuống 1%. Đặc biệt, tháng 6/2012 nhà nước đã giảm mạnh trần lãi suất huy động từ 11%/năm xuống còn 9%/năm rồi 8%/năm. Nguy cơ rút tiền từ dân cư xảy ra cao. Tuy nhiên trước tình hình giá vàng bất ổn, chứng khốn u ám, bất động sản đóng băng thì kênh gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn. Theo số liệu thống kê tạiNgân hàng Nam Á thì lượng tiền rút đi sau mỗi lần hạ lãi suất là khơng nhiều như dự đốn chỉ khoản 10% khách hàng rút đi. Nắm được tâm lý khách hàng, Ngân hàng Nam Á đã cố gắng huy động lượng tiền gửi ở mức kỳ hạn dài với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo được cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn.
Có thể nói tình hình huy động vốn TT1 của ngân hàng tăng đều đặn qua các năm, từ năm 2008 số dư huy động vốn chỉ đạt 3.419 tỷ đồng nhưng qua 5 năm con số này đã tăng lên 10.035 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với 2008. Đây cũng là một sự nỗ lực của tồn thể nhân viên trong ngơi nhà chung Nam Á.
Biểu đồ2.2 : Tình hình huy động vốn TT1 từ năm 2008 đến 2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng CĐKT từ năm 2008 đến 2012 của Ngân hàng TMCP Nam Á)
Lãi suất huy động biến đổi liên tục, còn lãi suất cho vay có kịp biến động theo sự thay đổi lãi suất huy động hay khơng, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình hình cho vay và biến động lãi suất cho vay qua các năm từ 2008 đến năm 2012 tại ngân hàng TMCP Nam Á.
Biểu đồ 2.3: Lãi suất cho vay vốn bình quân tại ngân hàng Nam Á năm 2008 đến năm 2012 . 3,419,572 6,054,115 7,132,782 9,262,546 10,035,654 - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Huy động TT1 Huy động TT1 16.50% 13.20% 15.30% 19.80% 16.40% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2008 2009 2010 2011 2012
Lãi suất cho vay bình quân
Lãi suất cho vay biến động cùng chiều với lãi suất huy động vốn, thể hiện qua biểu đồ (2.3). Tuy nhiên, độ nhạy của sự thay đổi lãi suất cho vay trên thực tế chậm hơn sự thay đổi lãi suất huy động vì sự thay đổi lãi suất cho vay theo cơ cấu nói chung là:
ã ấ ã ấ độ độ
Và kỳ thay đổi lãi suất cho vay có thể là 1 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần… tùy thuộc vào thời gian vay của hợp đồng.
Lãi suất cho vay năm 2008 có lúc lên đến 20-21%/năm sau đó giảm dần theo sự giảm lãi suất huy động. Năm 2009 lãi suất vay giảm xuống đáng kể so với năm 2008, điều đó kích thích người dân tiêu dùng, doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh nhiều hơn…giúp lượng khách hàng vay đến với ngân hàng nhiều hơn. Vì vậy dư nợ vay thị trường 1 năm 2009 lên đến 5.013 tỷ đồng tăng 33,7% so với năm 2008. Nhưng bước sang năm 2010 lãi suất vay tăng trở lại nên dư nợ năm 2010