Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãisuất của một số NHTM trên thế giới và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

học cho các NHTM Việt Nam.

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số NHTM trên thế giới.

Ngày nay, tính cạnh tranh trong mơi trường tồn cầu hóa tăng lên rất cao, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể là đối với nguồn huy động đầu vào của ngân hàng đã bị chia sẽ bởi các tổ chức tài chính, cơng ty bảo hiểm, các tổ chức phi ngân hàng và thị trường chứng khoán …Nguồn tiền gửi của các tổ chức , cá nhân trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi lãi suất. Điều này chúng ta dễ dàng thấy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khi có sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng thì nhiều khách hàng đã giao dịch tại ngân hàng một thời gian dài sẵn sàng rời bỏ ngân hàng đó và đi qua một ngân hàng khác lãi suất cao hơn.

Nhưng đến khi mức lãi suất khơng cón chênh lệch so với ngân hàng cũ thì khách hàng lại tiếp tục chọn con đường quay lại nơi bắt đầu (ngân hàng cũ). Đây là những tình huống rất dễ thấy tại ngân hàng Việt Nam. Chính việc chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng như vậy đã tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ tìm kiếm lợi nhuận, nhưng đi kèm với nó là những rủi ro phải đối mặt, tính bền vững thấp, thiếu tính ổn định cho cả hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó tài sản của các ngân hàng chủ yếu là tài sản tài chính (các khoản cho vay, đầu tư chứng khoán, kinh doanh tiền tệ…) có tính rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất rất lớn. Đặc biệt trong bối cảnh tồn

cầu hóa như hiện nay thì các ngân hàng rất dễ tìm kiếm lợi nhuận, cũng như phân tán rủi ro song tính rủi ro biến động cũng rất lớn khi có những thơng tin xấu từ 1 hay 1 vài ngân hàng thì có thể sẽ xảy ra hiện tượng “domino” trong toàn hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

Sau đây là một vài dẫn chứng về những ảnh hưởng rủi ro lãi suất trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới.

- Trường hợp các ngân hàng nội địa Singapore thì khi lãi suất tăng thì các ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng do món vay của khách hàng vượt khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên ngân hàng trung ương Singapore (với tên gọi chính thức là Cơ quan Tiền tệ Singapore - MAS) khẳng định các ngân hàng nội địa không hề bị rủi ro và hồn tồn có khả năng đối phó với bất kỳ thay đổi nào về lãi suất. Cụ thể theo tuyên bố mới nhất ngày 16/7/2013 của MAS cho biết: “Các ngân hàng nội địa có đủ vốn để chống đỡ với bất kỳ tình huống thử thách khắc nghiệt nào. Các ngân hàng này đã và đang duy trì mức vốn cao hơn „tiêu chuẩn Basel‟ - tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn cầu." - Cái chết của Lehmon Brothers- ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ tuyên bố phá

sản là một ví dụ điển hình cho trường hợp lãi suất giảm trong một thời gian dài sau đó đột ngột tăng lên làm cho bong bóng bất động sản vỡ ra kéo theo hàng loạt các khoản nợ dưới chuẩn. Lehmon Brothers đã khơng ít hơn 3 lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình.

 Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi có thể làm dễ dàng. Sau khi Bear Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ.

 Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ 2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn

trong đó có 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối không phát hành thêm, cho rằng thế là đủ.

 Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày cơng bố và thị trường đồn đốn số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 công ty (spin off), công ty tốt và công ty xấu.

- Trường hợp khác là ngân hàng Merrill Lynch, ngân hàng này đã bị tổn thất 350 triệu USD do việc nắm giữ chứng khoán khi lãi xuất tăng đột ngột vào năm 1987.

Nhìn chung ở mỗi quốc gia đều có biện pháp phịng ngừa rủi ro lãi suất theo cách riêng của mình để phù hợp với tình hình của quốc gia đó. Ở Mỹ và Australia thì NHTW khuyến khích các NHTM áp dụng phương pháp thời lượng trong công tác dự báo lãi suất. Bên cạnh đó có những biện pháp ngăn chặn việc đầu tư quá mạo hiểm vào tài sản tài chính nhạy cảm với lãi suất cao nhưng chứng khốn hóa các khoản nợ dưới chuẩn…

1.3.2 Bài học cho các NHTM Việt Nam

Qua những trường hợp nêu trên ta có thể rút được những bài học cho bản thân các ngân hàng ở Việt Nam.

Nếu như các ngân hàng nội của Singapore vẫn đứng vững trước sự thay đổi lãi suất dẫn là do các ngân hàng đã chuẩn bị cho mình một bộ vốn đệm tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro lãi suất cũng như thanh khoản của thế giới. Vì vậy các ngân hàng Việt Nam cũng phải chuẩn bị cho mình một nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, và tuân thủ quy định an toàn của ngân hàng nhà nước và hướng đến áp dụng các tiêu chuẩn trên thế giới

Đối với trường hợp Lehmon Brothers thì bài học lớn nhất là chiến lược kinh doanh cùng quản trị rủi ro. Thực tế, hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt,

song đã khơng thể phịng ngừa được một cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” này. Lehman chết không phải do thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao khi lãi suất thị trường thay đổi. Điều này cũng được BIS cảnh báo trong một bài báo cáo thường niên của mình “lãi suất duy trì ở mức thấp trong khoảng thời gian dài có thể sẽ gây biến dạng hệ thống tài chính tồn cầu và gây nên sự chậm trễ trong quá trình giảm nợ tại các nước phát triển đã bị ảnh hưởng nặng nhất sau cuộc khủng hoảng”.

Thông thường khi lãi suất thấp thì các ngân hàng sẽ nới lỏng tín dụng để nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Song việc này có thể sẽ đẩy giá bất động sản lên mức rất cao “Giá bất động sản tại nhiều nền kinh tế mới nổi đang tăng chóng mặt, đồng thời nợ khu vực tư nhân cũng tăng mạnh”, BIS cho biết “Trong tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính, những cuộc khủng hoảng khởi nguồn từ việc lãi suất thấp và tín dụng nới lỏng rồi gây ra bong bóng nhà đất, đều để lại những hậu quả nặng nề trong dài hạn”, ngân hàng BIS nhận xét.

Tuy nhiên, một chiến lược kinh doanh thận trọng ln có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ.Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi các ngân hàng chưa có hệ thống quản trị rủi ro tốt thì chiến lược kinh doanh thận trọng càng có ý nghĩa hơn nhiều.

Bài học thứ hai là cách thức giải quyết khủng hoảng. Lehman do không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình nên đã khơng quyết đốn trong xử lý. Việc bỏ lỡ các cơ hội tự giải cứu và tự đẩy mình vào thế chân tường là điều đáng tiếc. Các ngân hàng Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc lập ra một đội, phòng, ban- nơi tập hợp những người ưu tú có khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy và đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho ban lãnh đạo ngân hàng.

Còn với Merrill Lynch cho ta bài học về việc cẩn trọng trong đầu tư những tài sản nhạy cảm về lãi suất như chứng khoán.

Bản thân mỗi ngân hàng ở Việt Nam phải hiểu rõ được tình hình nội tại của mình để từ đó có chiến lược phịng ngừa rủi ro lãi suất phù hợp với ngân hàng.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống hóa lý thuyết về rủi ro lãi suất và các mơ hình quản trị rủi ro lãi suất, cũng như ưu nhược điểm của từng mơ hình. Một vài kinh nghiệm cũng như bài học của các ngân hàng trên thế giới để ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi cũng như áp dụng để tránh rủi ro lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng. Mỗi ngân hàng phải tùy thuộc vào điều kiện của mình để áp dụng phương pháp nào phù hợp trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Ở Việt Nam hiện nay Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của NHNN vẫn là văn bản duy nhất hướng dẫn chế độ báo cáo đối với các NHTM, nội dung báo cáo quy định đối với cơng tác Quản lý rủi ro tài chính các NHTM áp dụng phương pháp định giá lại trong phân tích rủi ro lãi suất. Thực tế cho thấy phương pháp này dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện của các NHTM Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á (2008-2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)