Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh
1.4.1. Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty là phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia là phương pháp nghiên cứu dựa trên các đánh giá của các chuyên gia. Phương pháp này rất cần thiết cho việc nghiên cứu sự tiến triển trong tương lai. Khi đánh giá năng lực của Công ty, các chuyên gia không làm việc trực tiếp với nhau mà chỉ trao đổi thông tin với người nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan tối đa của thông tin. Trong luận văn, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty sẽ do những chuyên gia trong ngành góp ý kiến, dựa trên bảng câu hỏi của tác giả thiết kế để tạo ra ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận đánh giá nội bộ (IFE). Các bước cụ thể tác giả thực hiện như sau:
Thứ nhất, dựa trên các tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, tài liệu liên quan
đến kinh doanh xuất khẩu, tài liệu liên quan đến ngành dệt may, và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành của tác giả, tác giả thiết kế bảng câu hỏi để thảo luận với các chuyên gia (các anh chị đang công tác tại Phương Đông và các anh / chị đang công tác tại các công ty đặt hàng xuất khẩu) về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc như giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và bao
gói, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp…
Thứ hai, gửi bảng câu hỏi do tác giả thiết kế đến các chuyên gia để các chuyên gia
xác định những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may.
Sau đó, sẽ gửi bảng câu hỏi dưới dạng mới để các chuyên gia đánh giá năng lực
cạnh tranh của Cơng ty.
1.4.2. Qui trình đánh giá.
Qui trình đánh giá gồm những bước sau:
- Liệt kê các tiêu chí ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- Xác định trọng số cho từng tiêu chí từ 0 đến 1,0 cho thấy tầm quan trọng của tiêu chí đó đối với sự thành cơng của các công ty trong ngành. (Tổng các trọng số bằng 1,0).
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua việc xếp hạng (cho điểm) từng tiêu chí (dùng thang điểm từ 1 đến 4).
- Tính tổng điểm (theo trọng số) của tất cả các tiêu chí. Chỉ số này sẽ thể hiện năng lực cạnh tranh của Công ty ở mức độ nào trong ngành, sẽ xác định được những năng lực cạnh tranh nào nên được củng cố, những năng lực cạnh tranh nào cần đuợc xây dựng từ đó đề ra các biện pháp nhằm củng cố, xây dựng và duy trì các lợi thế cạnh tranh cho Cơng ty.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngồi, yếu tố bên trong, trình bày cụ thể phương pháp đánh giá định tính năng lực cạnh tranh bằng phương pháp chuyên gia.
Chương tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở thu thập, phân tích các nguồn dữ liệu thứ cấp của doanh nghiệp và của ngành, và kết hợp với việc khảo sát ý kiến từ các chuyên gia để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Phương Đông được khách quan và chính xác hơn.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG ĐƠNG 2.1. Giới thiệu chung về Cơng ty
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần May Phương Đông
- Tên giao dịch quốc tế: Phuong Dong Garment Joint Stock - Tên viết tắt: PDG
- Trụ sở chính: 1B, Đường Quang Trang, Phường 8, Quận Gị Vấp, HCM - Điện thoại: (84.8) 3894 5729 – 3987 6616 Fax: (84.8) 3894 0328
- Email: info@pdg.com.vn Website: www.pdg.com.vn
Công ty Cổ phần May Phương Đông là một trong những thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) trực thuộc bộ công nghiệp.
Ngày 31/05/1988, Công ty May Phương Đơng là xí nghiệp được tách ra từ phân xưởng may tại Gò Vấp của xí nghiệp May Bình Minh, và lúc đó được đặt tên là Xí nghiệp May Phương Đông.
Ngày 29/04/1993, Bộ Công Nghiệp đổi tên thành Công ty May Phương Đông (trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ), và Công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam với chức năng chính là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp trong lĩnh vực may mặc.
Từ năm 1999, Công ty bắt đầu chú ý mạnh và không ngừng đầu tư mới về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất.
Tháng 03/2005, Công ty May Phương Đông chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May Phương Đông theo quyết định số 135/2004 QĐ-BCN ngày 16/11/2004 của Bộ trưởng bộ Công Nghiệp. Bên cạnh không ngừng đầu tư mới về cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, Cơng ty cịn chú trọng đến các tiêu chuẩn và chính sách nghiêm ngặt như ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000.
Hiện nay, Cơng ty có quy mơ sản xuất lớn gồm hai khu nhà xưởng sản xuất tại TP.HCM và một nhà xưởng tại Bình Thuận. Năng lực sản xuất khoảng 8 triệu sản
phẩm các loại mỗi năm (khoảng 670.000 sản phẩm/tháng). Công ty sản xuất kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội điạ và xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu. Xuất khẩu qua hai hình thức là FOB (mua đứt bán đoạn) và gia công9. Với nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Phương Đông đã gặt hái được một số thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời góp phần nâng cao uy tín trên thị trường may mặc.
2.1.2. Hình thức sản xuất của Phương Đông
Tự mua nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may mặc mang nhãn hiệu riêng theo đơn hàng xuất khẩu của khách hàng trong nước và ngoài nước, gọi chung là sản xuất đơn hàng FOB.
Gia công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu thời trang quốc tế khác nhau với tất cả nguyên phụ liệu (hoặc nguyên liệu chính) do bên đặt gia công giao, gọi là may gia công (CMT).
Thiết kế, sản xuất và kinh doanh hàng may mặc mang nhãn hiệu của Công ty Phương Đông (f- house) phục vụ các phân khúc tiêu dùng khác nhau từ phổ thông đến cao cấp cho thị trường trong nước và một số ít thị trường nước ngồi.
Bảng 2.1: Tỷ lệ các hình thức sản xuất của Cơng ty theo tổng doanh thu
Năm 2009 2010 2011
Tổng doanh thu Tỷ đồng 304,824 316,971 295,561
% 100 100 100
Doanh thu xuất khẩu (%) 78,71 69,97 70,01
FOB (%) 51,26 50,14 42,01 Gia công (%) 27,45 19,83 28,00
Doanh thu nội địa (%) 21,29 30,03 29,09
Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính kế tốn
2.1.3. Sản phẩm của Phương Đông
Sản phẩm may mặc chính của Cơng ty là áo thun (có cổ, khơng cổ), áo sơ mi, áo khốc nhẹ (Jacket), quần.
Bảng 2.2: Số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty
2009 2010 2011 FOB Áo thun 372.100 316.589 250.910 Áo sơ mi 265.232 181.947 135.404 Áo khoác 89.850 57.862 30.057 Quần 325.606 330.548 180.071 Khác 122.986 89.456 132.000
Gia công Các loại 3.482.232 2.542.862 2.838.922
Tổng sản phẩm xuất khẩu 4.658.006 3.519.264 3.567.364
Nội địa 762.032 902.121 950.121
Tổng sản phẩm sản xuất 5.420.038 4.421.385 4.517.485
Nguồn:Tổng hợp số liệu từ Phòng Kế hoạch thị trường và Phòng Kinh doanh nội địa
2.1.4. Thương hiệu, nhãn hiệu của Phương Đơng
Thương hiệu
Nhãn hiệu
Hình 2.2 Thương hiệu, nhãn hiệu của Phương Đông
Nhãn hiệu f-house hiện đang có chỗ đứng ở thị trường trong nước, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và đang phấn đấu trở thành thương hiệu mạnh trong nước. Các nhãn hiệu này đã được xuất sang thị trường nước ngoài như Đức, Tiệp với số lượng nhỏ 50.000 sản phẩm các loại hằng năm. Hầu như các khách hàng xuất khẩu luôn mua sản phẩm xuất dưới nhãn hiệu riêng do họ yêu cầu.
2.1.5. Mơ hình tổ chức của Phương Đông
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Toàn bộ Cơng ty có 8 phịng ban và 5 xí nghiệp may, được tổ chức như sau:
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Phương Đông Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính XN1 XN2 F.house P.QLCL P.KTCN P. ĐHTB P.KV XN3 XN Tuy Phong P.KHTT P.KDNĐ P.TCNS P.TCKT QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 1 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 2 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 3 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 4
Các phòng ban:
Phòng quản lý chất lượng (P.QLCL): kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu (NPL) khi nhập vào kho, đặc biệt là nguyên liệu, thẩm tra phối hợp với phòng kinh doanh nội địa, phòng kế hoạch thị trường để giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong nước và nước ngồi (nếu có). Kiểm tra việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo hệ thống phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO-9001-2000, tiêu chuẩn SA8000 trong tồn Cơng ty.
Phịng điều hành thiết bị (P.ĐHTB): chịu trách nhiệm điều tiết, vận hành tồn bộ máy móc trong Cơng ty phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Phịng kỹ thuật cơng nghệ (P.KTCN): nghiên cứu từng mẫu mã của khách hàng
yêu cầu, quy trình may, những điểm khó trong mẫu để đưa ra định mức, giá gia cơng để phịng kế hoạch thị trường xác định giá thành cho sản phẩm, và sẽ báo giá hợp lý cho khách hàng. Quản lý khâu may mẫu để chào hàng, may mẫu để làm mẫu đối cho bộ phận sản xuất, lên thông số kỹ thuật để đưa vào dây chuyền sản xuất. Chịu trách nhiệm thiết kế thời trang cho thương hiệu của Công ty (f- house)
Phịng kho vận (P.KV): chịu trách nhiệm về quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng và cung ứng vật tư, cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch thị trường (P.KHTT): thực hiện đàm phán trực tiếp với khách
hàng nước ngồi hoặc gián tiếp qua các cơng ty đặt hàng trung gian để lấy đơn hàng xuất khẩu, đặt mua nguyên phụ liệu cho các đơn hàng xuất khẩu, lên kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm tra các quá trình liên quan đến sản xuất của đơn hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng. Lập hồ sơ chứng từ, khai báo hải quan, thanh lý hải quan.
Phòng tổ chức nhân sự (P.TCNS): phụ trách nhân sự, điều động và tuyển dụng theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch tiền lương cho công nhân, lên kế hoạch đào tạo nhân sự.
Phịng tài chính – kế tốn (P.TCKT): quản lý tài chính Cơng ty, hạch tốn đầy
công nợ và kế hoạch giá thành sản phẩm, thống kê định kỳ, lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế tốn từng q, từng năm trình lên Ban Giám Đốc.
Phòng kinh doanh nội địa (P.KDNĐ): đặt mua nguyên phụ liệu để sản xuất hàng cung cấp cho thị trường nội địa, tìm kiếm khách hàng trong nước, mở các cửa hàng đại lý tiêu thụ để mở rộng kênh phân phối khắp cả nước, xây dựng thương hiệu trong nước.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Phương Đông từ các nguồn lực của doanh nghiệp các nguồn lực của doanh nghiệp
2.2.1. Phân tích yếu tố mơi trường bên ngồi 2.2.1.1. Phân tích yếu tố mơi trường vĩ mơ
a/ Yếu tố kinh tế: ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh
của sản phẩm doanh nghiệp nói riêng, chúng có thể là cơ hội cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng cũng có thể là mối đe dọa.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã tác động đến sức tiêu thụ tại các thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng của Công ty, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Cơng ty, cụ thể là doanh thu xuất khẩu sụt giảm trong các năm qua.
Lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho Cơng ty. Lãi suất cho vay của ngân hàng cao và kéo dài trong thời gian qua (có lúc 20 – 25%) làm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty khi làm hàng FOB tăng, lợi nhuận giảm, khó có lãi và Cơng ty buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Dù đơn giá các mặt hàng may mặc xuất khẩu theo hình thức FOB tại Cơng ty có tăng (năm 2010 mức tăng trung bình 4,87%, năm 2011 là 5,5%) nhưng mức tăng không thể bù đắp hết các chi phí đầu vào tăng (điện, nước, nguyên vật liệu), và lãi suất vay ngân hàng tăng (năm 2010: 15%, năm 2011: gần 20%). So với các nước lân cận, lãi suất ngân hàng chỉ ở mức 5%, như Thái Lan, hay Trung Quốc, thậm chí có nước chỉ ở mức 1-2% 10. Trong khi đó nếu làm hàng gia
10
Mạnh Linh, 2012. Cần giải pháp tổng thể cho các doanh nghiệp dệt may.
<http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30065&cn_i d=528244>. [Ngày truy cập: 12/06/2012].
công với các nguyên phụ liệu đều do bên đặt gia cơng cung cấp thì Cơng ty khơng lo lắng nhiều về việc tăng giá của các yếu tố đầu vào nên trong giai đoạn khó khăn này Công ty mong muốn “hợp tác” với tất cả các khách hàng muốn làm gia công trong khi trước đây Công ty ưu tiên nhận và sản xuất các đơn hàng FOB.
Bảng 2.3: Đơn giá sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB
(Đơn vị tính: USD) Đơn giá các
mặt hàng (p)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Áo thun 8,75 9,5 9,97 ∆p (USD) - 0,75 0,47 ∆p (%) - 8,57% 4,95% 2. Áo sơmi 10,20 9,85 11,69 ∆ p - -0,35 1,84 ∆p (%) - -3,43% 18,68% 3. Jacket 13,25 13,19 12,99 ∆ p - -0,06 -0,2 ∆p (%) - - 0,45% -1,5% 4. Quần 7,46 8,57 8,56 ∆ p - 1,11 0,01 ∆p (%) - 14,8% -0,12% Trung bình ∆p (%) - 4,87% 5,5%
Nguồn: báo cáo xuất khẩu – Phòng kế hoạch thị trường
Bảng 2.4: Đơn giá gia cơng trung bình cho các mặt hàng
(Đơn vị tính: USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá gia công 1,04 1,06 1,45
∆p (USD) - 0,02 0,39
∆p ( %) - 1,9 % 36,8 %
b/ Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Sự ổn định về chính trị giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn để cạnh tranh trong thời đại mở cửa hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trị quan trọng trong việc tạo lập mơi trường cạnh tranh, duy trì mơi trường cạnh tranh bằng việc ban hành các chính sách, luật lệ, tạo ra luật chơi đầy đủ, đồng bộ, đứng ra làm trọng tài, là người định luật chơi cho cuộc đua giữa các doanh nghiệp, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh và trừng phạt mọi hoạt động khơng lành mạnh.
Các yếu tố Chính phủ - chính trị như các thể chế, chính sách, qui chế, định chế, luật lệ, chính sách đãi ngộ v.v. Việt Nam chúng ta được bình chọn là một trong những quốc gia an toàn nhất về đầu tư tại khu vực châu Á.
Chính phủ Việt Nam luôn xem dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên đã có những chính sách khuyến khích đầu tư cho ngành dệt may, cụ thể như ban hành quyết định số 12/2011- QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ, theo đó trong tương lai các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có thêm nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, giảm việc chi ngoại tệ ra nước ngoài, giảm bớt chi phí vận chuyển, doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho sản xuất, bớt thời gian làm thủ tục hải quan nhập nguyên liệu… và nâng cao