Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may phương đông đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

c/ Nhà cung cấp

Nhà cung cấp vật tư, thiết bị:

Phương Đơng rất chun nghiệp về làm hàng FOB, rất có khả năng trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho đơn hàng. Xong 60 -70% nguyên phụ liệu cho các đơn hàng FOB của Công ty là nhập khẩu. Nguyên nhân nhập khẩu do:

Thứ nhất là, một số nguyên liệu trong nước chưa có, chưa sản xuất được, hoặc đã

có sản xuất nhưng giá thành cao hơn hàng nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc, Hồng Kông hoặc nguyên liệu của nhà cung cấp trong nước chưa được khách hàng tin tưởng, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng.

Thứ hai là, khách hàng nhập khẩu hoặc các văn phòng đặt hàng đã làm việc, lựa chọn nhà cung cấp và chỉ định nhà cung cấp ngun phụ liệu nước ngồi cho Phương Đơng. Theo số liệu của P. KHTT, tổng số nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho Cơng ty là 128 trong đó nhà cung cấp ở Việt Nam là 32, chiếm 25% và cung cấp 10% lượng nguyên phụ liệu mà Công ty sử dụng để làm hàng FOB. Nguyên liệu thị trường Việt Nam cung cấp cho Phương Đông đa phần là các loại vải thông thường như cotton từ Việt Thắng, Choong Nam, PangRim; nylon, polyester từ Hualon, Formosa. Còn phụ liệu cũng chỉ là những loại khơng có gì đặc biệt như dây kéo của công ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang, YKK; chỉ của Coast Phong Phú; nút của Việt Thuận, nhãn mác của công ty Dona Botron, và các cơng ty tư nhân khác trong nước. Vì vậy, áp lực từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu là rất lớn, Công ty gần như phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngồi. Khi có biến động về tỷ giá hối đối, tăng giá nhiên liệu, đình cơng ở cảng đi…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như nhà cung cấp đột ngột tăng giá, tiến độ cung cấp trễ…

Vì hầu hết nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu nên dù kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm may mặc cao nhưng giá trị thực tế mà Công ty thu được từ xuất khẩu không cao.

Nhà cung cấp vốn:

Nguồn vốn đầu tư của Công ty chủ yếu có được từ vốn vay, vốn huy động từ cổ đông, vốn tự bổ sung. Khi các nhà băng tăng lãi suất cho vay, Công ty đã gặp khơng ít khó khăn.

Nhà cung cấp nguồn lao động:

Trong giai đoạn 2009 đến 2011, chỉ có 12 trường đại học trong cả nước đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ đại học cho ngành dệt may, số lượng tuyển sinh của cả 12 trường này chỉ xấp xỉ 300 sinh viên/năm13. Số lượng này không cung cấp đủ nhân lực cho ngành may nên lao động quản lý của Công ty, nhân viên làm công tác theo dõi đơn hàng xuất nhập khẩu, đơn hàng nội địa, nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu đa phần đều xuất thân từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Lao động kỹ thuật bậc cao được đào tạo từ các trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Cao đẳng Mỹ Thuật Thiết Kế Đồng Nai, Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex/HCM. Lao động trực tiếp sản xuất được đào tạo qua trường lớp là rất ít. Nguồn lao động này được tuyển từ lao động phổ thông, Công ty tự tổ chức đào tạo để sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may phương đông đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)