Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 49 - 51)

3.1. Tổng quan về nợ xấu

3.1.3.2. Nhân tố khách quan

*) Quy định của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật

Nợ xấu gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống các ngân hàng thương mại và cho cả nền kinh tế. Do đó, chính phủ các nước đã đề ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Xây dựng được một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh sẽ

góp phần làm lành mạnh hóa quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động quản lý nợ xấu ngân hàng, hoạt động của doanh nghiệp và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Các tổ chức khi hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Việc tuân thủ pháp luật sẽ giúp cho tổ chức vận hành đúng trật tự, có hiệu quả và đứng vững trên thị trường. Vì vậy, việc tuân thủ các quy định của pháp luật và ngân hàng Nhà nước giúp các ngân hàng thương mại tránh được những rủi ro và hoạt động hiệu quả.

Khi tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý nợ xấu thì ngân hàng phải thiết lập các quy trình, quy định xử lý nợ trong khuôn khổ được Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật cho phép. Khi ngân hàng thương mại gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật thì phải trình Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để được tháo gỡ vướng mắc kịp thời.

Thêm vào đó, các quy định của Nhà nước đối với các ngành nghề trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạch định chính sách cho vay và quản lý nợ của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào tình hình cập nhật thơng tin các ngành nghề, định hướng kinh tế của Nhà nước và các chính sách pháp luật hiện hành. Có như vậy, ngân hàng mới xây dựng được các chính sách quản lý nợ xấu hiệu quả.

*) Thị trường mua bán nợ

Khi thị trường mua bán nợ phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Thường khoản nợ xấu được bên thứ ba mua với số tiền nhỏ hơn so với dư nợ gốc và lãi hiện tại của khoản nợ xấu. Tuy nhiên, việc bán nợ xấu cho bên thứ ba sẽ giúp ngân hàng có thể thu hồi được khoản nợ xấu nhanh hơn, giảm thời gian và công sức tập trung vào giải quyết khoản nợ xấu thay vào đó ngân hàng dành khoảng thời gian này cho việc phát triển kinh doanh. Khi khoản nợ được bán cho bên thứ ba (một bên chuyên về xử lý các khoản nợ) do họ chuyên về lĩnh vực này họ sẽ có phương pháp, kỹ năng, mối quan hệ sẽ giúp giải quyết nhanh chóng các khoản nợ xấu. Mặc dù như vậy,

ngân hàng vẫn phải cân nhắc thiệt hơn trong việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ xấu khác hay việc bán khoản nợ xấu cho bên thứ ba.

*) Tính minh bạch và chính xác của thơng tin được cơng bố

Trong các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là công tác quản lý và xử lý nợ xấu, thơng tin đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nếu thơng tín do khách hàng cung cấp càng minh bạch và chính xác thì đánh giá của ngân hàng đối với khách hàng càng chuẩn xác, chính sách quản lý nợ xấu càng đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, hiện nay các thơng tin được cơng bố chỉ có tính hình thức, chất lượng thơng tin thấp và Nhà nước chưa có biện pháp kiểm sốt hữu hiệu đối với các thơng tin mà các cá nhân, tổ chức cơng bố ra bên ngồi. Chính điều này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cũng như cơng tác xử lý và quản lý nợ xấu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)