Xây dựng chuẩn mực tài sản đảm bảo nhận làm thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 73 - 75)

Nếu không xây dựng được chuẩn mực tài sản đảm bảo nhận làm thế chấp sẽ mang lại cho chi nhánh những rủi ro khơng lường trước. Thật vậy, nếu khơng có những chuẩn mực cụ thể đối với tài sản bảo đảm thì chỉ có những cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ quản lý mới có thể nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn của tài sản đảm bảo, về tính thanh khoản của tài sản khi thanh lý. Trường hợp do áp lực về thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng mà họ vơ tình khơng xem xét kỹ khi thẩm định tài sản sẽ gây ra rủi ro cho chi nhánh khi khách hàng gặp khó khăn phải xử lý tài sản để thu hồi nợ. Nếu có những chuẩn mực chi tiết hơn ngoài những quy định chung của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam sẽ góp phần giảm thiểu nợ xấu khi cho vay. Vì vậy, chi nhánh phải xây dựng các tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm.

Để đảm bảo các phòng nghiệp vụ cho vay thực hiện theo các chuẩn mực tài sản bảo đảm đã xây dựng thì chi nhánh sẽ lập Hội đồng giám sát việc thực hiện các chuẩn mực này, thành viên gồm Giám đốc, các phó giám đốc, các trưởng/ phó phịng nghiệp vụ, phịng tổng hợp và các cán bộ nhiều kinh nghiệm trong việc nhận và xử lý tài sản. Hội đồng này sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên các khách hàng

của chi nhánh, họp thông báo kết quả đến các phịng ban có liên quan hàng tháng và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra phổ biến cho tất cả các cán bộ nghiệp vụ, xử lý kỷ luật đối với các cán bộ cố tình vi phạm để răn đe tất cả các cán bộ khác tránh sai sót lặp lại, đồng thời thảo luận đưa ra ứng xử phù hợp với các lỗi đã phát sinh.

Kế hoạch thực hiện: Trên đề xuất của Phòng Tổng hợp, Giám đốc ký quyết định

ban hành các tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm khi nhận thế chấp và thành lập Hội đồng giám sát thực hiện tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm.

Các tiêu chuẩn đối với tài sản đảm bảo mà chi nhánh nhận:

Đối với các tài sản đảm bảo là bất động sản thì phải xem xét sơ đồ kỹ thuật thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về hình dáng đất, diện tích đất, xem xét là lơ đất và / hoặc căn nhà nhận thế chấp có đường vào hay khơng, so sánh thơng tin trên giấy chứng nhận này với thực tế tài sản chẳng hạn: hình dạng có giống khơng, có đường vào không khi đến thẩm định tại địa điểm của tài sản, u cầu phải có hình chụp tài sản, ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng và đánh dấu vị trí tài sản trên Google Map khi đến thực địa tài sản thế chấp; hiện nay ở địa bàn tỉnh Đồng Nai có thuận lợi là có phần mềm DNAILIS có thể kiểm tra vị trí lơ đất dựa vào số tờ, số thửa và phường xã nơi có tài sản bải đảm khi xuống địa điểm tài sản bảo đảm nên cần yêu cầu cán bộ thẩm định kiểm tra, chụp màn hình thể hiện là vị trí đứng của cán bộ là ngay tại tài sản thế chấp.

Đối với phương tiện vận tải: cần có hình chụp, kiểm tra số km đã chạy chụp đồng hồ km, chụp bản cà số khung số máy để đảm bảo tài sản nhận thế chấp là hợp pháp.

Đối với máy móc thiết bị: kiểm tra địa điểm lắp đặt máy có đúng với trên giấy tờ để chắc chắn rằng nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho khách hàng; đánh dấu địa điểm lắp đặt máy, làm dấu tài sản bảo đảm bằng cách đem bình sơn để xịt trực tiếp lên máy móc thiết bị nhận làm thế chấp khi đi thẩm định nhằm thuận tiện hơn trong việc kiểm tra tài sản tránh trường hợp tài sản thất thốt mà cán bộ khơng phát hiện để có biện pháp ứng xử phù hợp.

Hội đồng giám sát thực hiện tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm gồm Giám đốc - chủ tịch hội đồng, phòng tổng hợp - thư ký hội động, các phó giám đơc, các trưởng/ phó

phịng nghiệp vụ, và các cán bộ nhiều kinh nghiệm trong việc nhận và xử lý tài sản là thành viên.

Thời gian họp: Ngày 5 hàng tháng tại hội sở chi nhánh họp trước giờ họp xây dựng hệ thống cảnh báo và công tác chấm điểm.

Thành phần họp gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách Khối bán lẻ, Phó giám đốc phụ trách phòng Khách hàng doanh nghiệp, tất cả các cán bộ của Phịng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Bán lẻ, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, các phòng giao dịch và phòng Tổng hợp.

Vào ngày 10 hàng tháng, Phòng Tổng hợp căn cứ vào báo cáo tài sản nhận mới trong tháng, chọn ngẫu nhiên 20 tài sản, chuyển cho các tổ kiểm tra (bao gồm các trưởng/ phó phịng nghiệp vụ và cán bộ có kinh nghiệm).

Tổ kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra gửi phiếu kết quả kiểm tra cho phòng tổng hợp, các lỗi phát sinh sẽ được trao đổi đến các thành viên trong cuộc họp để rút kinh nghiệm.

4.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam

Hiệu quả hoạt động của Vietinbank AMC có thể nâng cao bằng cách Vietinbank AMC có thể tận dụng các chi nhánh để chào bán các tài sản cho các khách hàng tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống Vietinbank đối với các tài sản mà Vietinbank AMC đã mua.

Kế hoạch thực hiện: Vietinbank AMC lập danh mục tài sản và giá tài sản cần bán

gửi cho các chi nhánh trong hệ thống Vietinbank nhờ các chi nhánh này gửi bảng chào giá đến các khách hàng tiềm năng trong hệ thống Vietinbank. Khi tài sản bán thành công Vietinbank AMC chia sẻ lại một phần lợi nhuận cho chi nhánh bán thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 73 - 75)