3.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Khu
3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương ch
nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2013 -2017
Nhận thức được nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh, nên Vietinbank - CN KCN Biên Hịa ln đề cao nhiệm vụ quản lý nợ lên hàng đầu với các biện pháp quyết liệt để xử lý nợ xấu đã phát sinh và ngăn ngừa nợ xấu mới. Chi tiết như sau:
Đối với cơng tác thẩm định, quyết định tín dụng
Vietinbank - CN KCN Biên Hịa ln đặt cơng tác thẩm định và quyết định cho vay đối với khách hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động cho vay. Chi nhánh ln xem xét cẩn trọng tính khả thi phương án vay vốn, tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng trước khi ra quyết định cho vay đồng thời ln kiểm sốt chặt chẽ quá trình vay vốn của khách hàng từ trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 - 2017 nhân viên tín dụng tại các phịng giao dịch thường là những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm, chưa nhạy bén khi thẩm định khách hàng dẫn đến chất lượng thẩm định và quyết định cho vay thấp. Thêm vào đó, giai đoạn này cịn có sự thay đổi giám đốc và việc phân công công việc cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong ban giám đốc chưa rõ ràng và chặt chẽ dẫn đến tình trạng phó giám đốc doanh nghiệp khơng phụ trách phịng giao dịch ký quyết định cho vay đối với các khoản vay của phòng giao dịch
An Bình, cịn phó giám đốc phụ trách phịng giao dịch đó lại khơng kiểm sốt chéo các hồ sơ khơng phải do mình ký nên phịng giao dịch này đã giải quyết cho vay ồ ạt đối với nhóm khách hàng mà nguồn trả nợ khơng có thực, nguồn trả nợ chỉ là nguồn cho thuê đất trong nhóm và từ vay khoản nợ mới để trả cho khoản nợ cũ. Đồng thời, nhóm khách hàng vay tại phịng này có thủ đoạn tinh vi nếu khơng tỉnh táo xâu chuỗi các sự việc sẽ khơng phát hiện được nhóm khách hàng này sử dụng thủ đoạn: cá nhân vay tiêu dùng mua đất cho thuê và doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh nhưng thực chất là mua đất nông nghiệp rẻ thế chấp cho ngân hàng với giá cao, còn khoản vay công ty là để trả nợ cho các khoản vay đến hạn. Khi ngân hàng phát hiện được thực chất các khoản vay này, và ngưng cho vay tiếp thì tất cả các khoản nợ đã cho vay đồng loạt chuyển nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại phòng giao dịch này lên đến 60% dư nợ của phòng.
Công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có vai trị cực kỳ quan trọng đối với việc điều hành, quản lý một ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 -2017, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam có sự thay đổi cách thức hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyển từ dạng có ít nhất hai cán bộ kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ở tại chi nhánh để kiểm soát tất cả các hoạt động của chi nhánh sang dạng bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cơng tác tại một nơi làm việc độc lập mà không công tác tại cùng nơi với chi nhánh, chuyển từ dạng kiểm tra tất cả các hồ sơ chứng từ của chi nhánh sang dạng chỉ kiểm tra chọn mẫu. Chính trong giai đoạn mà cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ phải kiểm tra tất cả các hồ sơ của các giao dịch phát sinh đã làm mất nhiều thời gian và công sức của bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nhưng chỉ kiểm được tính đúng sai, đầy đủ của chi tiết nên khơng cịn thời gian để tổng hợp tình huống, đưa ra cái nhìn tổng quan, khái quát xâu chuỗi các sự kiện từ đó có thể nhận diện rủi ro. Vì vậy, bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đã khơng phát hiện kịp thời sai sót tại phịng giao dịch An Bình chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai kiểm tra hồ sơ chi nhánh, mặc dù hồ sơ của phòng giao dịch An Bình được chia cho nhiều chuyên viên kiểm tra nhưng do các chuyên viên này trao đổi công việc cùng nhau mới phát hiện được sai sót. Sau đợt thanh tra của Ngân hàng Nhà nước bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ mới tiến hành kiểm tra lại. Điều này, chứng tỏ
quả, kinh nghiệm kiểm tra còn non yếu và khơng phát hiện sai sót kịp thời để thơng báo chi nhánh điều chỉnh trong công tác điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh. Thông qua các rủi ro xảy ra tại chi nhánh trong giai đoạn này thì ngồi việc trơng chờ vào hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ thì bản thân chi nhánh nên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của bộ phận quản lý và ban giám đốc.
Công tác xử lý nợ xấu tồn đọng:
Ngay khi phát sinh khoản nợ xấu, các bộ phận liên quan đến khoản nợ xấu cần tiến hành trao đổi với khách hàng, tìm hiểu thơng tin, phân tích đánh giá và xác định nguyên nhân gây ra nợ xấu, từ đó có ứng xử phù hợp để tiết kiệm thời gian và chi phí; và để đạt hiệu quả cao trong công tác xử lý nợ. Nếu khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng cần đôn đốc, nhắc nhở, làm việc với khách hàng, cùng với khách hàng tìm hướng khắc phục, hoặc cơ cấu lại thời hạn nếu khách hàng có phương án mới hiệu quả và khả thi. Nếu khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan thì cần áp dụng biện pháp thu hồi nợ cứng rắn hơn như xử lý tài sản, khởi kiện để rút giảm thời gian thu hồi nợ, giảm chi phí xử lý nợ và đạt kết quả cao hơn.
Với quan điểm như vậy, Vietinbank đã tiến hành công tác xử lý nợ xấu đã phát sinh như sau:
Thứ nhất là đôn đốc, nhắc nhở khách hàng để thu hồi nợ: Nhận thức được việc nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn sẽ góp phần giảm thiểu nợ xấu nên Ban giám đốc chi nhánh quán triệt cán bộ thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản vay đến hạn. Cán bộ sẽ dễ dàng xác định được các khoản vay đến hạn trước bảy ngày, hoặc các khoản nợ quá hạn trong mười ngày và các khoản sắp hết hạn hạn mức trước một tháng nhờ sự hỗ trợ từ hệ thống Core Sunshine để nhắc nhở khách hàng chủ động thu xếp nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Cho nên, việc khoản nợ của khách hàng chuyển nợ xấu do quên hoặc nhầm lịch trả nợ tại Vieinbank - CN KCN Biên Hịa là hầu như khơng thể xảy ra. Đồng thời, Ban giám đốc cũng yêu cầu các cán bộ quan hệ khách hàng đề nghị khách hàng chuyển các nguồn thu từ phương án về tài khoản mở tại Vietinbank và khi nguồn thu này được chuyển vào tài khoản cán bộ quan hệ khách hàng sẽ nhắc nhở khách hàng trả nợ cho ngân hàng tránh tình trạng sử dụng nguồn thu này vào mục đích khác. Vì vậy, Các khoản vay chuyển nợ xấu chỉ khi khách hàng thực sự gặp khó
khăn hoặc quên và nhầm lịch trả nợ tại ngân hàng khác làm khoản vay tại ngân hàng khác bị chuyển nợ xấu dẫn đến khoản nợ tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa chuyển thành nợ xấu theo quy định của Thông tư 02. Khi khoản vay của khách hàng chuyển nợ quá hạn, cán bộ cho vay phải liên hệ khách hàng đến địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng để tìm hiểu tình trạng khách hàng, nguyên nhân để phát sinh khoản nợ quá hạn, từ đó đề xuất phương án xử lý nợ hợp lý trình Ban giám đốc ngân hàng phê duyệt xử lý.
Thứ hai là tái cơ cấu khoản nợ: Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc thu nhập hiện tại không đủ trả nợ theo lịch trả nợ ban đầu nhưng kế hoạch kinh doanh sắp tới của khách hàng có hiệu quả, nguồn thu từ phương án mới chắc chắn đủ trả nợ theo lịch trả nợ đã được tái cơ cấu thì chi nhánh sẽ xem xét sử dụng biên pháp này để giảm thiểu nợ xấu phát sinh. Việc gia hạn nợ tại Vietinbank - CN KCN Biên Hịa có xu hướng giảm dần trong thời gian qua, cụ thể năm 2015 giá trị các khoản vay được gia hạn nợ là 32 tỷ đồng, năm 2016 là 27 tỷ đồng, năm 2017 là 25 tỷ đồng. Thời gian gia hạn thực hiện trong thời gian qua tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa tối đa là sáu tháng. Khi khách hàng được gia hạn nợ, chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng, theo dõi chặt chẽ nguồn thu từ phương án nên đã đạt được những kết quả khả quan, một phần nợ xấu đã gia hạn được thu hồi.
Khi thực hiện biện pháp này, khách hàng sẽ thấy chi nhánh luôn quan tâm, đồng hành cùng khách hàng trong thời gian khách hàng gặp khó khăn và giúp đỡ khách hàng vượt qua khó khăn. Từ đó, khách hàng sẽ gắn bó với chi nhánh và nỗ lực giải quyết nợ xấu theo cam kết giữa khách hàng và chi nhánh. Tuy nhiên, biện pháp này khơng thể thực hiện được nếu khách hàng khơng có thiện chí, chây ỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng và phương án mới không đem lại hiệu quả.
Thứ ba, thanh lý tài sản bảo đảm hoặc đề nghị người bảo lãnh thực hiện cam kết bảo lãnh:
Trường hợp không thể xử dụng được hai biện pháp trên, Vietinbank - CN KCN Biên Hòa sẽ tiến hành thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ xấu. Đối với các
cùng khách hàng ký văn bản thỏa thuận tự bán trong vòng 30 ngày, trong thời gian cho khách hàng tự bán nhưng khách hàng không bán được tài sản sẽ được đưa qua Trung tâm đấu giá thực hiện bán đấu giá. Trong giai đoạn 2013 - 2017, theo cách này chi nhánh đã xử lý và thu hồi được hơn 30 tỷ nợ xấu (do khách hàng tự bán tài sản) và 180 tỷ nợ xử lý rủi ro (qua Trung tâm đấu giá).
Trong giai đoạn 2013 - 2017 chi nhánh cũng đã đề nghị người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng cách trả nợ thay hoặc giao tài sản thế chấp của người bảo lãnh để ngân hàng thanh lý thu hồi nợ và thu hồi được gần 19 tỷ đồng nợ xấu.
Tuy nhiên, do nhóm khách hàng của phịng giao dịch An Bình thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp với giá trị cao gấp mười lần giá trị thị trường, đồng thời các bất động sản này ở vị trí sâu, khơng có đường vào nên khó thanh lý để thu hồi nợ dẫn đến là nợ xấu của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2017 chiếm tỷ lệ tương đối lớn 4,5%.
Thứ tư là bán tài sản cho Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC): VietinBank AMC là Công ty con 100% vốn thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000, công ty chuyên thực hiện nghiệp vụ xử lý nợ xấu và mua bán nợ và một số nghiệp vụ khác. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu luật pháp thì chi nhánh có thể sử dụng dịch vụ của VietinBank AMC như là một biện pháp giảm thiểu nợ xấu.
VietinBank AMC có thể giúp chi nhánh giảm thiểu nợ xấu bằng một trong hai cách sau:
- Nó sẽ cung cấp dịch vụ xử lý nợ cho chi nhánh bằng cách thu phí, khi bán được khoản nợ chi nhánh sẽ phải trả phí dựa vào tỷ lệ phí đã thỏa thuận và số tiền thu hồi được từ khoản nợ. Theo cách này, ngân hàng vẫn hạch toán và theo dõi khoản nợ cho đến khi khoản nợ được thu hồi.
- Hoặc VietinBank AMC có thể mua lại khoản nợ của chi nhánh với một mức giá do hai bên thỏa thuận. Theo cách này chi nhánh sẽ tất toán khoản nợ.
Trong năm 2013 Vietinbank - CN KCN Biên Hòa đã thực hiện bán khoản nợ của công ty TNHH Việt Thuận Thành cho VietinBank AMC. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017 VietinBank AMC vẫn chưa xử lý được khoản nợ và chi nhánh phải nhận lại khoản nợ này
từ VietinBank AMC. Đến tháng 7 năm 2018 khoản nợ của công ty này đã được xử lý thông qua bán tài sản qua Trung tâm đấu giá.
Thứ năm là thu hồi nợ thơng qua tịa án, Thi hành án: Khi khách hàng không hợp tác trong việc xử lý tài sản để xử lý nợ và chây ỳ không chịu trả nợ. Mặc dù, việc khởi kiện khách hàng ra tòa sẽ mất thời gian và cơng sức của ngân hàng nhưng nó cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 - 2017 thông qua Tòa án và Thi hành án Vietinbank - CN KCN Biên Hòa đã thu hồi được một số khách hàng nợ xấu và nợ xử lý rủi ro với số tiền lên tới gần 6 tỷ đồng.
Các biện pháp trên đã được Vietinbank - CN KCN Biên Hòa sử dụng để sử lý các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2013 -2017. Mỗi biện pháp xử lý nợ xấu đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng nên tùy từng khách hàng, tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn biện pháp phù hợp để đem lại hiệu quả xử lý nợ cao nhất.
3.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế của công tác quản lý các khoản nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa