CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠTĐỘNG CỦA CƠNG TY TÀI CHÍNH
1.3 Các rủi ro trong hoạtđộng của CTTC
Rủi ro của các trung gian tài chính nói chung và các CTTC trong tập đồn kinh tế nói riêng là nỗi ám ảnh của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thế giới. Những bất ngờ ln xảy ra ngay cả đối với những tổ chức tín dụng kinh doanh hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm. Có nhiều cách hiểu rủi ro nhƣng nhìn chung thì rủi ro thƣờng có hai đặc tính: biên độ rủi ro phản ánh thiệt hại do rủi ro gây ra ở mức nào và tần suất xuất hiện rủi ro nhiều hay ít.
CTTC thƣờng phải đối mặt với các loại rủi ro sau: - Rủi ro lãi suất
Đó là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất sử dụng đầu ra, do biến động của thị trƣờng và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn sử dụng vốn bao gồm cả hoạt động đầu tƣ và hoạt động tín dụng. Do đặc thù của CTTC là tập trung cấp tín dụng trung và dài hạn, đầu tƣ và tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề yêu cầu các khoản tín dụng, đầu tƣ có thời hạn dài nên gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo biến động của lãi suất, khi lãi suất trên thị trƣờng biến động mạnh sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của CTTC.
Để loại trừ và giảm thiểu tối đa rủi ro lãi suất, các CTTC cần thực hiện: Phân tích đánh giá vĩ mô các chỉ tiêu kinh tế để đƣa ra nhận định về lãi suất tƣơng lai từ đó cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có của CTTC một cách hợp lý; Phân loại các tài sản nợ và có của mình theo từng giai đoạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm từ đó dựa vào phân tích biến động lãi suất trong tƣơng lai (1, 3, 6 tháng hay 1 năm); Sử dụng biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá để đƣa ra những con số cụ thể về lỗ hay lãi nhằm cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho hợp lý; Thực hiện cho vay lãi suất thả nổi để điều chỉnh tƣơng ứng với tình hình biến động lãi suất lên hay xuống của thị trƣờng; Nghiên cứu để tiến hành các nghiệp vụ phái sinh nhƣ Swap, Future Contract, Forward Rate Agreement để giảm thiểu rủi ro, nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm cảnh báo khi có biến động về lãi suất.
- Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng dẫn đến khách hàng khơng trả đƣợc nợ cho CTTC theo nội dung hợp đồng đã ký. Do tầm quan trọng của rủi ro tín dụng, CTTC cần áp dụng những biện pháp và chính sách nhƣ xây dựng tỉ trọng, ngành nghề cấp tín dụng, phân bổ hạn mức cấp tín dụng, áp dụng, ban hành qui chế, qui trình tín dụng, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá và cho vay với từng loại khách hàng, thẩm định và định giá các tài sản thế chấp cũng nhƣ phân tích hiệu quả dự án và khả năng tài chính của từng khách hàng để đƣa ra mức cho vay hợp lý, thực hiện qui chế giám sát, kiểm soát, tái thẩm định từ giai đoạn ban đầu nộp hồ sơ cho đến hết đời dự án của một hồ sơ cho vay cấp vốn, các qui định về hoạt động thẩm định và quyết định phê duyệt, dựa trên nguyên tắc độc lập và theo mức thẩm quyền.
- Rủi ro về hoạt động đầu tƣ
Rủi ro hoạt động đầu tƣ là việc mất cơ hội đầu tƣ và cơ hội cơ cấu danh mục đầu tƣ dẫn đến làm giảm tài sản, có khả năng mất vốn hay mất nguồn thu từ việc đầu tƣ tài chính vào các dự án, các cơng ty, kinh doanh chứng khốn… do thị trƣờng biến động xấu hoặc dự án không hiệu quả. Đối với hoạt động đầu tƣ tài chính, đó là sự mất cơ hội, giảm giá trị do thị trƣờng biến động xấu hoặc mất quyền kiểm sốt do đánh giá khơng đúng về thị trƣờng, không theo sát biến động thị trƣờng. Đối với hoạt động đầu tƣ dự án, đầu tƣ vào doanh nghiệp, đó là sự thất thốt vốn do khơng kiểm sốt đƣợc
nguồn vốn đầu tƣ của CTTC hoặc do doanh nghiệp, dự án đó hoạt động kém hiệu quả, do sự đánh giá trƣớc khi quyết định đầu tƣ khơng chính xác hoặc khơng quản lý đƣợc dự án đầu tƣ. Việc đa dạng hóa sản phẩm, danh mục đầu tƣ có tác động tích cực để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro khi thị trƣờng có biến động xấu. Các sản phẩm đầu tƣ tài chính đƣợc chọn lựa theo hình thức gắn kết với một số ngành nghề kinh tế theo những tiêu chí nhất định. Nếu có biến động xấu liên quan đến một trong số những ngành này thì giá cổ phiếu của ngành khác sẽ có tác động hỗ trợ trong danh mục đầu tƣ. Việc đầu tƣ tài chính vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau giúp cho CTTC hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động đầu tƣ.
- Rủi ro về hoạt động ngoại hối
Hoạt động ngoại hối của CTTC chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh tốn của các khách hàng doanh nghiệp. Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về tỷ giá ngoại hối của các khoản ngoại hối nắm giữ khi tỷ giá biến động hoặc thay đổi chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc. Để giảm thiểu đƣợc rủi ro hoạt động ngoại hối, CTTC cần phân tích để có dự đốn về nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tƣơng lai của khách hàng nhằm có chính sách nắm giữ ngoại tệ một cách hợp lý. Hơn nữa, CTTC cần áp dụng biện pháp phân tích diễn biến xu hƣớng của tỷ giá trong tƣơng lai để đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
- Rủi ro về thanh khoản
Tính thanh khoản cũng là một vấn đề gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của CTTC. Các NHTM thông thƣờng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhƣng nguồn vốn huy động của CTTC chủ yếu là nguồn vốn trung dài hạn nên ít gặp rủi ro này.
Tuy nhiên, rủi ro thanh khoản cịn có thể phát sinh do sự chênh lệch giữa kỳ hạn tài sản nợ với tài sản có. Nên ngồi việc đáp ứng các tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, CTTC có thể chiết khấu và thanh lý những tài sản có giá nhƣ trái phiếu và cổ phiếu. Bởi vậy, rủi ro này có thể đƣợc hạn chế đáng kể nếu các CTTC sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình.
- Rủi ro về hoạt động
Một rủi ro khác mà cũng đƣợc quan tâm đó là rủi ro hoạt động. Rủi ro hoạt động bao gồm từ việc quản trị không tốt các quy trình hoạt động, các cán bộ quản lý có thẩm
quyền lợi dụng chức vụ của mình thực hiện hoạt động kinh doanh không đúng với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao hoặc thu lợi cá nhân... Trên thế giới, hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng có bề dày lịch sử đã chứng minh nhiều tổ chức tín dụng lớn gặp phải thiệt hại nghiêm trọng thậm trí phá sản khi rủi ro hoạt động xảy ra. Vì thế những biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ tối đa đƣợc áp dụng trong toàn hệ thống của các CTTC là biện pháp để hạn chế các rủi ro hoạt động.
- Rủi ro về luật pháp
Rủi ro luật pháp liên quan những sự cố hoặc sai sót trong q trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho CTTC, khách hàng và đối tác dẫn đến việc bị khởi kiện. Do tính chất quan trọng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tài chính - tiền tệ nên cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác, CTTC bị quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật và dƣới luật của ngân hàng trung ƣơng. Những thay đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của CTTC.
- Rủi ro khác
Rủi ro về ngành nghề, đối tƣợng cấp tín dụng, đầu tƣ do khủng hoảng kinh tế hay thay đổi chính sách. Rủi ro khác liên quan đến các trƣờng hợp bất khả kháng nhƣ thiên tai, lụt lội, cháy nổ…