2.1 Mơ hình nghiên cứu
Từ những lý thuyết và các nghiên cứu được nêu ra ở trên, tôi quyết định sử dụng mơ hình nghiên cứu “The role of partnership in supply chain performance” của Il Ryu, SoonHu So và Chulmo Koo (2009) vào trong bài nghiên cứu của mình, cùng với câu hỏi mà tác giả đã xây dựng trước đó để đánh giá mức độ tin cậy của nó trong bối cảnh, điều kiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Nhân tố “hiệu quả chuỗi cung ứng” đã được sửa lại thành “Hiệu quả kênh phân phối” cho phù hợp với nội dung bài luận và vì lý do kênh phân phối cũng là một phần quan trong chuỗi cung ứng.
Trong đó “sự phù hợp chiến lược” và “sự phục thuộc” tác động đến “cam kết”, “tương thích hoạt động” và “truyền thông” tác động đến “niềm tin”. “Niềm tin” tác động lên “cam kết” và hai nhân tố này cùng tác động đến sự hợp tác. “Hiệu quả kênh phân phối” chịu sự tác động của “sự hợp tác”.
Sự phù hợp chiến lược Sự phụ thuộc Truyền thơng Tương thích hoạt động Cam kết Niềm tin Sự hợp tác Hiệu quả kênh phân phối C hi ến lư ợc Ho ạt đ ộng Tiến trình quan hệ hợp tác
2.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70 -0,80]. Nếu Cronbach alpha > hoặc = 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally and Bernstein, 1994).
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) được sử dụng để xác định số lượng các yếu cố có cịn đúng như trong mơ hình nghiên cứu nêu ra hay không, đồng thời giúp đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của bộ thang đo. Qua đó biết được các nhân tố có phù hợp với dữ liệu khảo sát khơng.
2.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thang đo:
Bảng câu hỏi khảo sát và thang đo cũng được sử dụng lại từ nghiên cứu của Il Ryu, SoonHu So và Chulmo Koo (2009) và được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Vấn đề khác biệt ngôn ngữ đã dẫn đến tình trạng bất cân xứng về mặt ngữ nghĩa, vì vậy tơi đã tham khảo ý kiến của 5 người đang làm trong một hệ thống phân phối các của các mặt hàng khác nhau để điều chỉnh những từ ngữ, nội dung dễ gây hiểu nhầm. Trong đó có một số câu hỏi đã được diễn đạt lại sao cho người được khảo sát dễ hiểu nhất.
Các biến quan sát được đo lường cụ thể bằng cách cho điểm dựa trên thang đo Likert 7 điểm từ thấp đến cao tương ứng từ 1 là thấp nhất đến 7 là cao nhất. Bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng được mô tả trong phần phụ lục 2.
2.2.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát:
- Đối tượng khảo sát: Hình thức kinh doanh chính của Công Ty là bán sỉ
cho các đại lý đối tác của mình ở các khu vực khác nhau. Từ đó các đại lý mới triển khai bán bán lẻ đến tay người mua. Mặt hàng sản phẩm dầu nhờn dùng trong động cơ xe đang được Cơng Ty phân phối có các đặc điểm như: Khả năng mua hàng lại cao, tiền lời trên từng sản phẩm thấp, sản phẩm được sản xuất với quy mô lớn và
nhà sản xuất không làm việc trực tiếp với từng cá nhân người dùng cuối. Do đó mặt hàng này được xếp vào nhóm ngành hàng tiêu dùng bình thường.
Vì vậy, để có kết quả của nghiên cứu phù hợp và có thể áp dụng được vào Công Ty, các đối tượng khảo sát được lựa chọn là các đối tượng đang làm trong lĩnh vực phân phối cho các mặt hàng tiêu dùng và phụ tùng thay thế. Vị trí cơng việc được lựa chọn là các quản lý, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường để có thể đại diện và phản ánh được nội dung cần nghiên cứu.
- Phạm vi khảo sát: Do giới hạn về phạm vi mối quan hệ và khả năng tiếp
cận đến các đối tượng khảo sát, nên phạm thực hiện chủ yếu là các đối tượng ở khu vực miền Đơng Nam Bộ và một ít ở các tỉnh thành khác.
2.2.4 Cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu:
Phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện, bảng khảo sát được gởi đến các đối tượng thông qua thư điện tử. Lý do sử dụng khảo sát qua thư là có thể tiếp cận được các đối tượng khảo sát bị phân tán về mặt địa lý. Phương pháp này được xem là thuận tiện cho việc nhận, trả lời và thu thập kết quả khảo sát.
Do khả năng tiếp cận cũng như tận dụng mối quan hệ sẵn có đối với các đối tượng khảo sát trong lĩnh vực phân phối có phần cịn hạn chế, cùng với hạn hẹp về thời gian nên số lựng mẫu khảo sát thu thập được dừng lại ở mức 71 mẫu. Tất cả mẫu khảo sát đều hợp lệ, đối tượng tham gia khảo sát được phân biệt theo lĩnh vực ngành hàng và vị trí cơng việc.