Hiệu ứng của phá giá lên hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUÂT

1.3.2 Hiệu ứng của phá giá lên hoạt động xuất nhập khẩu

Phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình hình xuất nhập khẩu.

Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả.

Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất

khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối

lượng.

Hoạt động xuất nhập khẩu xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn.

Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong

nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẳn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu khơng nhanh chóng giảm cịn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay.

Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn khơng tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng khơng giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho tình hình xuất nhập khẩu xấu đi.

Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm tình hình xuất nhập khẩu được cải thiện.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên của các hiệu ứng đến hoạt động xuất nhập khẩu:

- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này khơng thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng khơng tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng khơng thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.

- Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ

hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hơn ở các

nước đang phát triển. Vì vậy, phá giá tác động cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu mạnh hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển.

- Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ

trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.

- Mức độ linh hoạt của tiền lương. Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số

giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ.

- Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước.

Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài.

1.3 3 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện MARSHALL-LERNER

Phương pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng.

Phương pháp này dựa trên một số giả thiết: Cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là ứng với mỗi mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn được thỏa mãn. Nội dung của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai.

Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%

ηx =

Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%

ηm =

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác

động tích cực tới cán cân thanh tốn, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (ηx + ηm>1). Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner.

Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn cho thấy rằng trong dài hạn (từ hai đến ba năm) tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1, tức phá giá có tác động đến xuất nhập khẩu. Theo khảo sát thực nghiệm của Goldstein và Kahn (1985) thì tổng hệ số co giãn trong dài hạn (dài hơn hai năm) luôn lớn hơn 1, trong khi trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) nó có xu hướng tiến gần đến 1. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn. Vì vậy, điều kiện Marshall-Lerner chỉ có thể được duy trì trong dài hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2005).

Có quan điểm cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ (tức trị giá nhập khẩu sẽ không giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ). Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ). Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ khơng có tác động ở quốc gia khác. Nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu.

1.3.4 Một số mơ hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát

Theo như lý thuyết về xuất nhập khẩu hàng hóa thì tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào cũng chịu sự tác động bởi những yếu tố khác nhau như là lạm phát, thuế quan, lãi suất ngân hàng, tỷ giá,…..

Trong quá trình tìm hiểu về mối liên hệ tỷ giá với các yếu tố của một số nhà nghiên cứu, họ đã đưa ra một số mơ hình như sau:

1.3.4.1 Mơ hình hồi quy tỷ giá theo chênh lệch lạm phát

St = α + μPt + μ*P*t + εt Trong đó:

St: tỷ giá

P*t: chỉ số giá tiêu dùng nước ngoài. Pt : chỉ số giá tiêu dùng trong nước. μ, μ*: hệ số hồi quy.

εt: sai số.

1.3.4.2 Mơ hình mối liên hệ giữa % thay đổi trong xuất khẩu và % thay đổi trong giá trị đồng tiền trong giá trị đồng tiền

CEXP = b0 + b1(CDM t-1) + b2(PCGNPt-1) + ut Trong đó:

CEXP: % thay đổi của xuất khẩu trong kỳ quan sát CDM t-1: % thay đổi của tỷ giá trong kỳ (độ trễ 1 kỳ)

(PCGNP t-1): % thay đổi của tổng sản phẩm quốc dân (độ trễ 1 kỳ) b0, b1, b2: hệ số hồi quy.

ut : sai số.

Mơ hình này có thể thêm bất kỳ biến độc lập nào khác nếu các biến đó có thể có các tác động đến giá trị xuất khẩu.

1.3.4.3 Mơ hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực thực

Trong đó :

Ln là logarit tự nhiên.

X/M là tỷ trong thương mại.

Y là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) trong nước Y* là chỉ số thu nhập quốc dân (GDP) của nước ngoài RER chỉ số tỷ giá thực.

1.3.3.4 Mơ hình xuất nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá:

(EX/IM) = a + b*RATE

RATE: tỷ giá

EX: trị giá xuất khẩu IM: trị giá nhập khẩu

Tất cả các mơ hình trên đều có ý nghĩa thiết thực cho việc nghiên cứu về tỷ giá. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ứng dụng mơ hình xuất nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá. Có một số khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm thu thập số liệu. Do đó, mơ hình xuất nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá sẽ được chọn để phân tích ở chương 2 .

1.4 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh

doanh, khơng gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng CNY. Năm 1980, tỷ giá đồng CNY so với USD là 1,53 CNY/USD, đến năm 1990 là 5,22 CNY/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng CNY lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái.

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức cơng bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng CNY từ 5,8 CNY/USD xuống 8,7 CNY/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng CNY) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.

Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy

định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.

Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.

Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.

Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số

125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)