Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỷ giá
BQLNH 14.016 14.501 15.070 15.368 15.608 15.736 15.875 16.101
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
2.2.2 Từ năm 2006 đến 2011
2.2.2.1 Thực trạng điều hành
Đây là giai đoạn kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế tồn cầu, diễn biến trên thị trường rất phức tạp và khó lường, vì thế tùy từng năm mà Chính phủ đặt ra những mục tiêu ưu tiên khác nhau:
Năm 2007, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lường, NHNN sẽ vẫn duy trì chế độ tỷ giá gần như là cố định như trong giai đoạn trước đây để nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát của mình.
thế giới,cùng những tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.
Năm 2009,2010 và 2011, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững. Trong các báo cáo của NHNN trong giai đoạn này, NHNN đều tuyên bố Việt Nam đang theo đuổi chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt có điều tiết.
Bảng 2.3: Tóm lƣợc chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
Thời gian Mục tiêu của chính
sách tỷ giá
Phân loại chế độ tỷ giá Việt Nam của IMF
Năm 2006 Kiểm soát lạm phát Chế độ tỷ giá cố định thông thường,
biên độ giao dịch ± 0,25 %
Năm 2007 Kiểm soát lạm phát Chế độ tỷ giá cố định thông thường,
biên độ giao dịch ± 0,5%, sau đó nâng lên ± 0,75 %
Năm 2008 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm
• Kiểm sốt lạm phát • Ngăn chặn suy giảm kinh tế
• Chế độ tỷ giá cố định thông thường, biên độ giao dịch ± 1 % • Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ ± 2 %, sau đó nâng lên ±3 %
Năm 2009 và 2010
Ngăn chặn suy giảm kinh tế và kiểm soát lạm phát
Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ giao dịch ±5%, sau đó giảm xuống ±3 %
Năm 2011 Ngăn chặn suy giảm
kinh tế và kiểm soát lạm phát
Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ thu hẹp từ ±3% xuống ±1%
Dưới tác động của các cơng cụ điều hành chính sách tỷ giá của Chỉnh Phủ, giai đoạn năm 2007 đến 2011 đã chứng kiến sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái.
2.2.2.2 Những thành quả đạt được
Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức thấp nhất (giá sàn).
Tuy nhiên, quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng cao, khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2.000 đồng.
Đến năm 2011 được xem là thành cơng của chính sách điều hành tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá đi vào ổn định
Nhìn chung, từ 2007 đến 2011, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, mặc
dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết cho đến những ngày cuối năm 2011 tỷ giá đi vào ổn định
2.2.2.3 Những tồn tại của chính sách tỷ giá hối đoái
Từ cuối năm 2006 đến 2007, tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Những ngày đầu năm 2007, NHNN đã tăng cường mua vào USD để gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, việc này làm chỉ số lạm phát có dấu hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn. Lúc này, NHNN buộc phải sử dụng chính sách can thiệp trung hịa thơng qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), nhưng do cầu vốn trên thị trường trong giai đoạn này quá lớn, đấu thầu trái phiếu với mức lãi suất 7%/ năm không thành công như mong đợi. Điều này có nghĩa, NHNN khơng thể chủ động trong thu hồi tiền từ lưu thông. Nguy cơ lạm phát từ cung tiền tăng cao. Chính vì vậy, cuối tháng 3/2007, NHNN đã chủ động nâng tỷ giá giao dịch bằng cách gia tăng tỷ giá công bố. Đến cuối tháng 4/2007, trước nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các công ty đầu tư nước ngoài đã làm cầu USD tăng vọt, tỷ giá VND/USD lại chạm trần. Những tháng cuối năm, đối phó với áp lực giảm giá USD, NHNN đã nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0,5% lên +/- 0,75%. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng năm 2007 cả năm chỉ tăng 0,08%.
Sang đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm 2007. NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0,75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%. Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc. Quý 1 năm
2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960 VND/USD so với mức 16.091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên độ giao dịch lên mức ±1%. Lúc này, hầu hết NHTM phải mua bán tại mức giá sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16.541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19.400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2.000 đồng. Những biến động bất lợi từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đã làm tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI có thời điểm trên 20%. Để kiềm chế lạm phát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông như: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu bắt buộc, giảm cho vay kinh doanh chứng khoán, kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản, điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14%/ năm xuống cịn 7,5%/ năm và buộc các NHTM khơng được kinh doanh quá 150% lãi suất cơ bản. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%
Năm 2009 thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Tỷ giá mua bán niêm yết tại các NHTM ln trong tình trạng bằng nhau và tăng kịch trần biên độ cho phép. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ tăng 0,08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều chỉnh hàng giờ. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1.500 VND/USD.
Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm trần. Sau một thời gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực
về cầu USD vẫn khơng giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày 17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19.500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày 17.8.10. Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ đã làm thành viên thị trường thêm hoang mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ khơng khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nước ngoài, nợ công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức.
Vào ngày 11/2/2011, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/- 3% xuống +/- 1%, đã phản ánh sát hơn cung cầu trên thị trường, đảm bảo tăng tính thanh khoản, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ.
2.2.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại
Nguyên nhân của hiện tượng tỷ giá giảm cuối năm 2006 đến 2007 này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường bất động sản của Việt Nam
Hiện tượng thị trường ngoại tệ trong giai đoạn 2008-2009 cũng diễn biến hết sức căng thẳng trước hết là dịng vốn nước ngồi như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Với chính sách này, lãi suất vay VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các
doanh nghiệp nhập khẩu thay vì vay USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế. Do kỳ vọng USD tăng giá nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung USD giảm, cầu USD tạo áp lực tăng tỷ giá
Năm 2010, tình hình USD lại tiếp tục căng thẳng do tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ khơng khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nước ngồi, nợ cơng, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến.
Năm 2011, ngoại trừ “cú sốc” điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam vào ngày 9/2 cộng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành cơng của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Khi trạng thái ngoại tệ của các NHTM dương rất lớn, nguồn ngoại hối khá dồi dào so với các lần điều chỉnh trước thị trường không hề bị “sốc”. Điểm khác biệt lớn nhất trong lần điều chỉnh này là NHNN đã đưa ra một cơ chế điều hành tỷ giá mới, với thơng điệp có tính dài hạn hơn đối với thị trường.
2.3 ĐO LƢỜNG ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
Theo các nghiên cứu trước đây, trong số các nhân tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, thì tỷ giá hối đối được xem là một trong những nhân tố chính, có ảnh hưởng nhanh, mạnh và trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều loại tỷ giá: tỷ giá thả nổi, tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá cố định, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá mở cửa,
tỷ giá đóng cửa, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực….Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta sử dụng các loại tỷ giá khác nhau để nghiên cứu. Còn trong trường hợp nghiên cứu đo lường tác động của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu, theo phần lý thuyết đã trình bày ở chương 1 thì chúng ta sử dụng loại „tỷ giá thực” là hợp lý nhất
2.3.1 Tính tỷ giá thực song phƣơng của một số đồng tiền so với USD
Hầu hết hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chủ yếu sử dụng đồng đơ la Mỹ để thanh tốn. Vì vậy, để nghiên cứu tác động của tỷ giá đối với hoat động xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ tiến hành tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD để xem xét đánh giá mức độ định giá cao hay thấp của đồng tiền của một số nước đối tác thương mại và tiền đồng Việt Nam so với USD
Chúng ta sẽ tiến hành tính tỷ giá thực song phương của mười đồng tiền của các đối tác (các đối tác này có quan hệ thương mại thường xuyên với Việt Nam) so với USD mà phần tiếp theo sẽ chọn đưa vào rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực đa phương. Số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy ngoài Việt Nam như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cục dự trữ liên bang Mỹ, …
Để tính tỷ giá thực song phương cho từng đối tác thương mại, ta chọn kỳ gốc là năm 2000. Chỉ số tỷ giá danh nghĩa được tính bằng cách lấy tỷ giá của từng đồng tiền so với USD ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở kỳ gốc và nhân lại với 100. Sau đó, lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với lạm phát của Mỹ và chia cho lạm phát của từng nước ta được tỷ giá thực. Vì năm 2000 là kỳ gốc nên tỷ giá thực năm này bằng 100.
Kết quả tính tốn tỷ giá thực song phương của các đồng tiền so với đô la Mỹ cho bởi bảng 1.5a, 1.5b của phụ lục 1
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 SINGAPORE THAILAND TAIWAN SOUTH KOREA JAPAN CHINA.P.R. GERMAN FRENCH UNITED STATES AUSTRALIA VIET NAM
Hình 2.3: Tỷ giá thực song phƣơng của 10 đồng tiền của các đối tác thƣơng mại so với USD
Nguồn: Phụ lục 1 – bảng 1.5a,1.5b
Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy đô la Mỹ cố định bằng 100 cho cả thời kỳ từ 2000 đến 2011. Trên đồ thị đường biểu diễn tỷ giá thực của Mỹ là đường nằm ngang có tung độ là 100. Nếu tỷ giá thực của một đồng tiền nằm phía trên đường này (tỷ giá thực lớn hơn 100) thì đồng tiền đó bị định giá thấp so với USD, ngược lại nếu nằm phía dưới được gọi là định giá cao so với USD.
Để thuận tiện trong việc quan sát mức độ định giá của mỗi đồng tiền so với USD. Căn cứ vào tỷ giá thực tính được, ta tiến hành so sánh xếp hạng cho tỷ giá thực song phương của từng đồng tiền theo bảng sau: