Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Argentina

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

1.4 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở MỘT SỐ NƢỚC

1.4.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Argentina

Argentina duy trì chế độ cố định tỷ giá trong một khoảng thời gian dài (1990-2002). Trong thập niên 1990 với những cải cách kinh tế vĩ mơ sâu rộng như tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và cải cách tài chính tiền tệ Argentina đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao: trung bình 4.6%/năm, trong giai đoạn 1991- 1994, mức tăng trưởng trung bình đạt 9%/năm. Nhưng thực tế đằng sau hình ảnh nền kinh tế Argentina đang cất cánh là một chính sách kinh tế sai lầm. Chính phủ Argentina bỏ qua những quy tắc của kinh tế thị trường, lắp đầy sự thâm hụt trong Ngân sách do chi tiêu của chính phủ bằng cách vay nợ nước ngồi, và sau đó Argentina trở thành con nợ lớn nhất thế giới với số nợ khổng lồ: 132 tỷ USD. Bên cạnh món nợ khổng lồ góp phần trực tiếp đưa Argentina đến khủng hoảng.

Kể từ 1991, Argentina đã dùng đồng đô la như một đồng tiền duy nhất để xác định sức mua đối ngoại của đồng peso với 1 USD= 1 peso và theo như thực tế cho thấy, lạm phát phi mã trong những năm 80 đã bị đẩy lùi và thay vào đó là sự bùng nổ về phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, cùng với sự đồng loạt lên giá của đô la Mỹ và đồng Peso so với đồng Euro, yên Nhật, và đồng Real của Brazil thì xuất khẩu của Argentina đã bị nhấn chìm với chế độ tỷ giá cố định.

Năm 1997, chỉ số giá cả so với năm 1990 là 407%, tương đương với mức lạm phát bình quân 58%/năm, trong khi lạm phát ở Mỹ chỉ có 3%. Đồng Peso lên

giá quá cao đã gây khó khăn, kìm hãm xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu. Năm 1991, xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, thế nhưng chỉ 6 năm sau đó, nhập khẩu tăng lên 35,1 tỷ USD còn xuất khẩu thấp hơn là 29,7 tỷ USD vào năm 1997

Ngoài ra, lãi suất tiền gửi trong nước cao nên đã thu hút mạnh vốn đầu tư tài chính và cho vay ngắn hạn ở nước ngồi, làm tăng nhanh chóng nợ quốc gia. Trong giai đoạn 1991-1997, lãi suất tiền gửi bình quân là 17,7%/năm ở Argentina, trong khi ở Mỹ là 4,77%/năm. Sự chênh lệch lãi suất này với một chế độ tỷ giá hối đoái cố định thực sự là một cơ hội đầu tư ngàn vàng và vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tài chính. Chính vì thế, từ năm 1991-1997, tính riêng đầu tư tài chính của nước ngồi đầu tư vào Argentina đã là 73,7 tỷ USD. Theo số liệu cho thấy, thực tế nợ nước ngoài của Argentina năm 1998 là 124,4 tỷ USD, tăng lên 145,2 tỷ USD năm 2000, bằng 49%GDP với chỉ số nợ là 132 tỷ USD. Rõ ràng cho đến lúc này, áp lực phá giá đang đè nặng lên nền kinh tế trong nước. Thế nhưng, giải pháp dễ thấy nhất là phá giá đồng nội tệ lại không hứa hẹn mang lại hiệu quả bởi chưa đến 10% nợ của Chính phủ được tính bằng đồng Peso. Chính vì thế, một khi đồng Peso bị phá giá thì thiệt hại sẽ xảy đến không những đối với tài chính của Chính phủ mà cịn ảnh hưởng đến tài chính của những người đi vay thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cũng vì lo sợ đồng tiền bị phá giá, nên chỉ trong tháng 11/2001, khoảng 19 tỷ USD đã bị các nhà đầu tư và người dân rút ra khỏi ngân hàng, khiến cho dự trữ ngoại tệ bị suy kiệt. Cho đến đầu tháng 6/2001 , việc tái tài trợ một khoản nợ thương mại trị giá 29 tỷ USD thơng qua việc hốn đổi (SWAP), lấy trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn, đã giúp phần nào giảm sức ép lên ngân khố Chính phủ.

Thế nhưng, bóng đen về một cuộc vỡ nợ thảm khốc vẫn đang bao phủ nền kinh tế nước này. Do đó, vào ngày 15/06/2001, bộ trưởng kinh tế Argentina, ông Domingo Cavallo và cũng là tác giả chính của ủy ban điều hành tiền tệ quốc gia, đã quyết định đưa ra một chính sách mới: đó là kế hoạch cải cách cả gói bao gồm cả chính sách trợ cấp đối với hàng xuất khẩu và thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Như vậy có nghĩa là chính sách tỷ giá hối đối thả nổi trong ngoại thương kể từ đây sẽ thay thế chính thức cho chế độ tỷ giá hối đối cố định. Khi đó các nhà xuất khẩu

sẽ được phép chuyển đổi số tiền đô la thu được qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang đồng Peso với một tỷ giá trung bình của hai tỷ giá Peso/Dollar và Peso/Euro. Có nghĩa là các nhà xuất khẩu sẽ kiếm thêm được 7 Peso nữa cho mỗi 100 đô la thu được từ xuất khẩu. Ngược lại, nhà nhập khẩu sẽ phải trả thêm hơn 7 Peso cho mỗi 100 đô la hàng nhập khẩu. Những biện pháp trợ giá và thuế quan nói trên theo như ơng Cavallo thì chỉ là biện pháp về tài chính do cơ quan thuế quan tiến hành chứ không phải do Ngân hàng Trung Ương điều hành bằng cách duy trì một tỷ giá hối đoái song hành. Tuy nhiên, theo một số ý kiến của các nhà đầu tư nước ngồi thì thực chất hành động của ơng Cavallo là những bước khởi đầu cho một kế hoạch thả nổi hồn tồn đồng Peso. Do đó trái phiếu của Argentina đã giảm mạnh và lãi suất trái phiếu lập tức nhảy lên cao hơn 10% so với mức lãi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ. Hầu như, việc trợ cấp xuất khẩu và tăng mức thuế quan hàng nhập khẩu là những biện pháp không được Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và kho bạc Mỹ ủng hộ, cũng như việc họ không ủng hộ và hài lịng về việc ơng Cavallo khơng áp dụng chính sách cắt giảm chi tiêu mặc dù nhiều người cho rằng vào thời điểm này, về mặt chính trị, việc áp dụng chính sách này khơng thể. Tuy nhiên, các biện pháp trên cùng với việc ông Cavallo cắt giảm thuế thu nhập, tăng lương người lao động đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế trong nước. Hỗ trợ xuất khẩu, kích thích sự phát triển của kinh tế quốc nội khi mà nguồn vốn chảy vào nước ngày càng cạn kiệt.

Argentina đã để lại bài học về sự nguy hiểm của việc cố duy trì một chính sách tỷ giá cứng nhắc. Đây là điều mà cả thế giới cần học hỏi và rút kinh nghiệm. Giờ đây, đất nước này đang phải tự tìm cách thốt khỏi cảnh sụp đổ. Tuy nhiên, việc quay trở lại với chính sách tỷ giá cố định như trước đây là điều hồn tồn khơng thể lặp lại ở Argentina.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)