Thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 144)

Đánh giá sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam:

Sau khi tiến hành hồi quy xuất khẩu và nhập khẩu theo tỷ giá theo mơ hình (2.1) và (2.2), và thu được kết quả là mức ý nghĩa 0% tức là mức độ tin cậy là 100%. Vì vậy, chứng tỏ rằng xuất khẩu và nhập khẩu thật sự có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ giá. Điều này, cho thấy nếu tỷ giá biến động thì xuất khẩu, nhập khẩu cũng sẽ biến động theo xu hướng giống với tỷ giá. Như thế, nó hồn tồn phù hợp với thực tế tình hình xuất nhập khẩu ở Việt nam.

Ngồi ra, tình hình xuất nhập khẩu ở Việt nam trong nhiều năm qua, theo khảo sát được trình bày ở bảng 2 phụ lục 1, xuất khẩu liên tục tăng (ngoại trừ năm 2009 có giảm đơi chút) nhưng cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt. Theo mơ hình hồi quy (2.1) và (2.2) có phần nào giải thích được, là vì theo mơ hình ta nhận thấy rằng nếu tỷ giá tăng 1đồng thì xuất khẩu sẽ tăng nhiều hơn nhập khẩu (2,81 > 2,29). Do đó, khi tỷ giá tăng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, nhưng xuất khẩu sẽ tăng ít hơn nhập khẩu. Điều này, hoàn toàn hợp lý với hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt nam, một nước đang phát triển, nhiều mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất được hay nếu có sản xuất được đi chăng nữa thì thường có chất lượng thấp, giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cao… làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Tất cả những điều này hàm ý rằng tại Việt Nam, một nước đang phát triển thì tình hình thâm hụt cán cân thương mại là hiển nhiên, khó tránh khỏi.

Do thực tế khó khăn trong việc thu thập số liệu CPI theo quý nên ta chỉ dừng lại quan sát sự biến động của tỷ giá danh nghĩa của USD/VND tác động lên tỷ số X/N mà không xét đến sự biến động của tỷ giá thực song phương và REER tác động lên tỷ số X/N. Vì vậy, chưa thể đo lường được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Kết luận chƣơng 2

Do USD có một q trình mất giá mạnh so với các đồng tiền trong rổ tiền, vì thế tỷ giá thực song phương của VND/USD thấp hơn so với tỷ giá thực đa

phương. Tuy nhiên, tỷ giá thực đa phương năm 2011 so với 1999 là 93,76 và so với năm 2000 là 92,89 cho thấy tiền VND đang bị định giá cao so với rổ tiền tệ.

Các phân tích và đánh giá tỷ giá thực cho thấy có sự tác động của tỷ giá thực đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

Một vài thời điểm trong suốt quá trình nghiên cứu cho thấy khi REER tăng lên thì hai năm hay ba năm sau tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu của Việt Nam mới được cải thiện.

CHƢƠNG 3:

HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng xuất nhập khẩu của Việt nam trong thời gian tới:

Theo quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:

Quan điểm chiến lược:

 Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

 Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

 Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trong thị trường trong và ngoài nước.

Mục tiêu phát triển:

 Mục tiêu tổng quát: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.

 Mục tiêu cụ thể:

12%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình qn 10-11%/năm trong thời kỳ 2011- 2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.

- Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020, thặng dư thương mại thời kỳ 2021-2030.

Định hướng xuất khẩu:

 Định hướng chung:

- Phát triển xuất khẩu theo mơ hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

 Định hướng phát triển xuất khẩu đưa ra 4 nhóm ngành cụ thể:

- Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản, sẽ có lộ trình giảm dần xuất khẩu khống sản thơ; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống cịn 4,4% vào năm 2020.

- Nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp), cần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng

mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến.

- Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu) phát triển sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ… định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 lên 62,9% vào năm 2020.

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hố khác), sẽ rà sốt các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay cịn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

Định hướng nhập khẩu

 Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm sốt chặt việc nhập khẩu các mặt hàng khơng khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

 Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và cơng nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư, định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến mơi trường.

 Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt nam nhập siêu.

Ngồi ra, Quyết định cịn đưa ra 7 nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện chiến lược như sau: Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; Hồn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ XNK hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logictics; Đào tạo phát triển nguồn

nhân lực; Kiểm soát nhập khẩu; Nâng cao sức mạnh của Doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng.

Theo định hướng xuất nhập khẩu trong thời gian tới, là phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Căn cứ vào thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đối qua các năm trước đây, ta có một vài gợi ý chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt nam.

3.2 GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM NHẲM KHUYẾN KHÍCH VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

3.2.1 Chính sách tỷ giá đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ

Để tạo điều kiện thuận lợi cải thiện hoạt động xuất khẩu, chính sách tỷ giá hối đối phải đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ (bao gồm các đồng tiền của các nước đối tác mà Việt nam có quan hệ thương mại chủ yếu). Điều đó giúp cho tỷ giá được kéo về vùng ngang giá sức mua, không để VND bị định giá quá cao so với rổ tiền tệ từ đó sẽ khuyến khích và nâng cao hoạt động xuất khẩu, cụ thể:

3.2.1.1 Neo tiền Viêt Nam đồng vào một rổ ngoại tệ

Việt Nam có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới nên việc neo tiền VND vào rổ tiền với trọng số của từng đồng tiền phản ánh xu hướng mậu dịch quốc tế của Việt Nam cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của VND. Vì thế, điều hành chính sách tỷ giá nên ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc của tiền VND vào đô la Mỹ là điều cần thiết để nâng cao hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một thực tế là khi cơng bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng, NHNN đã chọn tỷ giá VND/USD để niêm yết hàng ngày. Điều này thể hiện đồng USD là đồng tiền thống trị trên thị trường tiền tệ, và hiện tại vẫn chưa có đồng tiền nào đủ mạnh có thể đe dọa vị trí đồng USD. Mặc dù, hiện nay, cơ chế tỷ giá của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng rổ tiền tệ, nhưng vẫn còn neo khá chặt với USD. Sự biến động thất thường của USD với các đồng tiền chủ chốt khác đã kéo

theo sự biến động lớn của tỷ giá giữa VND với các đồng tiền mạnh khác vì VND được neo chặt vào USD. Kết quả là các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác lớn khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tỷ giá VND với các đồng tiền của các đối tác đó khơng phản ánh đúng mối tương quan kinh tế giữa Việt Nam và nước đối tác.

Ngoài ra, kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, do đó quan hệ kinh tế đa phương của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng nên NHNN có thể lựa chọn một số đồng ngoại tệ mạnh (như USD, yen Nhật, Euro, bảng Anh…) đưa vào tính tốn chỉ số tỷ giá và bằng cách nào đó, NHNN cơng bố tỷ giá này dưới dạng tỷ giá tham khảo.

Thực tế, theo các tính tốn tỷ giá thực đa phương ở phụ lục 1 và 2 cho thấy rằng vào thời điểm cuối 2011, nếu tiền VND được neo vào một rổ ngoại tệ thì tiền VND có thể chỉ bị định giá cao khoảng 6,24% so với rổ tiền gồm 10 nước đối tác thương mại thay vì phải lên giá đến 16,66% nếu chỉ được neo vào đô la Mỹ. Có hiện tượng này là do đô la Mỹ đã mất giá khá mạnh so với các đồng tiền khác trong rổ tiền đã chọn. Do đó, nếu neo VND vào một rổ tiền tệ thì sẽ giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào USD từ đó NHNN có những điều chỉnh hợp lý mức tỷ giá VND/USD. Vì vậy, nó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu.

3.2.1.2 Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại

Như phần trình bày trên phần lý thuyết chương 1, tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ số được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại còn tỷ giá thực song phương chỉ đo lường được mức độ định giá của 2 đồng tiền. Vì vậy, REER sẽ là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá tương đối chính xác. Điều này cho thấy ở một chừng mực nhất định nào đó, REER nên được chọn làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam và đảm bảo cho tiền đồng VND có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế thay vì chọn tỷ giá thực song phương.

Cũng vì thế, REER nên được sử dụng để xem xét tỷ giá danh nghĩa hiện tại có ngang giá sức mua hay không. REER được coi như là một đại lượng dùng đo lường giá trị của đồng nội tệ. Dựa vào chỉ số REER có thể “chẩn đốn” xem giá trị thị trường hiện tại của tiền VND là có đang bị định giá cao hay không. Nếu VND định giá quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu trong nước. Từ đó, NHNN có thể đưa ra quyết định là có can thiệp hay không và nên sử dụng biện pháp nào trước các hiện tượng nóng sốt của thị trường. Nói chung, chúng ta có thể chọn REER làm tỷ giá mục tiêu và dựa vào chỉ số này để điều chỉnh tỷ giá hướng về vùng có ngang giá sức mua nhằm duy trì sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy cảm nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Mỗi sự biến động của nó tác động đến hàng loạt các mục tiêu đối kháng nhau: tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu thì có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu, tăng rủi ro cho các doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần của chính phủ, thu hút vốn đầu tư… Vì lẽ đó, điều hành tỷ giá thực sự là một nhiệm vụ rất phức tạp, không phải như một cơ chế tự động. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, đáp ứng được sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế chứ không riêng mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu.

Tóm lại, vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng hiện tại chứa đựng rất ít thơng tin thị trường nên cần xem xét để thay thế bằng tỷ giá thực đa phương; NHNN có thể vẫn sẽ cơng bố tỷ giá bình qn liên ngân hàng như hiện nay, nhưng nên gắn nó với REER, cịn gắn như thế nào đó cịn là nghệ thuật điều hành của NHNN.

3.2.1.3 Bề rộng của dải băng tỷ giá

Về lý thuyết cho ta thấy, độ rộng của dải băng tỷ giá càng lớn thì chính sách tiền tệ càng độc lập hơn. Cụ thể, NHNN có thể sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 144)