THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52)

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

Trong 5 năm 2001-2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn cả trong và ngồi nước nhưng nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững. Tốc độ GDP bình qn 5 năm tăng 7,5%, trong đó nơng lâm ngư nghiệp tăng 3,8%, cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, mức cao nhất kể từ năm 1986 đến thời điểm năm 2005.

Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm cuối của chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu do Quốc hội đề ra đều đạt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,23% (kế hoạch là 8%) và đạt cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân của kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 7,5%-8%. Năm 2007 tăng trưởng 8,48%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%, không đạt được mục tiêu đề ra (7%) và thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng của tám năm trước đó nhưng đây được coi là kết quả đáng ghi nhận vì Việt Nam khơng bị cuốn hút vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy bị tác động về nhiều mặt nhưng kinh tế khơng bị suy thối như nhiều nước, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu vv…

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2009 nhích dần qua mỗi quý, tốc độ tăng trưởng của 3 quý đầu năm lần lượt đạt 3,14% trong quý I , sau đó là 4,46% và 6,04%. GDP tăng dần và ổn định qua các quý cũng cho thấy kinh tế Việt Nam đã ra khỏi thời

điểm xấu nhất và đang trên đà phục hồi đưa cả năm lên 5,32%, cao hơn kế hoạch đề ra. Tổng cục Thống kê nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 đạt 6,78 %, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước.

Đến năm 2011, tăng trưởng kinh tế đạt 5,89% tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010. Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng 5,89% là khá cao và hợp lý.

2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu

Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt lên mức 111 tỷ USD, tăng trưởng bình quân là 17,5% (kế hoạch là 16%). Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 39,8 tỷ USD, tăng 23% so năm 2005 và đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, kinh tế Việt Nam hội nhập một bước sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tốc độ tăng là 21,9% so năm 2006. Năm 2008, mặc dù bị tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu nhưng lĩnh vực xuất khẩu đạt được những thành tựu rất cao, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, lớn gấp 1,9 lần năm 2005. Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9%so với năm 2008. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành cơng nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 96,9 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2010 và vượt so với kế hoạch đề ra 22%.

Thực trạng nhập khẩu

Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu nước ta đạt 130 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 44,9 tỷ USD, năm 2007 là 62,9 tỷ USD và năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD. Năm 2009, nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD. Đến năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 106,75 tỷ USD, tương ứng tăng 25,8% và vượt kế hoạch 14,2%.

2.1.3 Ảnh hƣởng của xuất nhập khẩu đến tăng trƣởng kinh tế

Xuất, nhập khẩu đóng vai trị quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Mặc dù thời kỳ 2001-2005, nhập siêu cao nhất, lên tới 19,1 tỷ USD, bằng 17,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên việc nhập siêu với cơ cấu hàng nhập khẩu đã được thay đổi,chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đi theo các cơng trình dự án đầu tư FDI là điều cần thiết trong thời kỳ cơng nghiệp hóa ở nước ta. Đến năm 2006, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu 12,7%, tăng lên đến 29,1% năm 2007. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. Nhập siêu hàng hóa được kiềm chế và nằm trong tầm kiểm sốt. Từ đó đã góp phần duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững của nền kinh tế.

Năm 2008, mặc dù bị tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu nhưng lĩnh vực xuất khẩu đạt được những thành tựu rất cao và tỷ lệ nhập siêu giảm xuống 27,8%. Tuy nhiên, do tình hình nhập siêu tăng lên kéo dài trong các năm làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2008 đã không đạt được mục tiêu đề ra.

Đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống nhưng giảm ở mức thấp hơn tổng kim ngạch nhập khẩu ( nhập khẩu giảm 13,3%, xuất khẩu giảm 8,9%). Từ đó, nó đã góp phần cho tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các quý.

Trong các năm 2010 và 2011 tăng trưởng kinh tế đã tăng lên trở lại, chủ yếu một phần là do tổng kim ngạch xuất khẩu các năm này đã tăng với tốc độ nhanh hơn tổng kim ngạch nhập khẩu.

2.1.4 Ảnh hƣởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng USD để thanh tốn. Vì vậy, ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu được nghiên cứu ở đây là biến động của tỷ giá VND/USD.

Giai đoạn 2000-2006, biên độ dao động tỷ giá hối đối VND/USD trong giai đoạn này vẫn cịn q hẹp cụ thể biên độ dao động tỷ giá từ năm 2000 là +/-0,1% cho đến 2002 thì biên độ dao động tăng lên +/-0,25%. Do đó, khả năng biến động tỷ giá hối đối là khơng đáng kể. Ngồi ra, sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tỷ giá hối đối VND/USD ln chịu áp lực tăng giá. Kết quả là, trong giai đoạn này VND luôn bị định giá thấp so với USD, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Theo thu thập số liệu thực tế từ năm 2000-2006, tình hình xuất khẩu ln được cải thiện qua các năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ năm 2000-2005 khoảng 17,5%, năm 2006 lên đến 23%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Việt Nam vẫn là nước nhập siêu nhưng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho cơng nghiệp hóa đất nước.

Giai đoạn từ năm 2006-2011, biên độ dao động tỷ giá hối đoái VND/USD tăng lên qua các năm từ năm 2006-2009 cụ thể biên độ dao động tỷ giá hối đoái VND/USD từ +/-0,25% năm 2006 lên +/-0,5% rồi +/-0,75% năm 2007, biên độ dao động năm 2008 tiếp tục tăng lên +/-1%,+/-2%,+/-3%, năm 2009 tiếp tục tăng lên +/-5%. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến 2009, tiền VND ngày càng định giá cao so với USD, do đó có ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình xuất khẩu ở Việt Nam. Thực tế, tình hình xuất khẩu trong năm 2007 và năm 2008 vẫn tăng lên so với năm trước nhưng tốc độ tăng giảm xuống so với những năm trước. Tình hình nhập khẩu ở Việt Nam cũng tăng lên trong năm 2007 và năm 2008 với tổng giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu . Vì vậy, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu trong năm 2007-2008. Nhưng đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống 8,9% so với năm

2008 và nhập khẩu cũng giảm 13,3% so với năm 2008. Do đó, Việt Nam cũng nhập siêu trong năm 2009 nhưng tốc độ giảm của nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Đến năm 2010 và năm 2011 biên độ tỷ giá hối đoái VND/USD giảm xuống +/-3%, rồi tiếp tục giảm xuống lại +/-1%. Tuy nhiên, trong năm 2010, NHNN tăng giá USD 3% và sau đó USD lại tăng giá 2%. Thực tế, tình hình xuất khẩu năm 2010 tăng 25,5% so với năm 2009 và năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 34,2% so với năm 2010 (vượt so với kế hoạch đề ra). Trong năm 2010 tình hình nhập khẩu tăng 20% so với năm 2009 và tăng 25,8% năm 2011. Mặc dù tình hình nhập khẩu có tăng trong năm 2010 và năm 2011 nhưng với tốc độ tăng thấp hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2010 và năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu vẫn lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu cho nên Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.

2.2 TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

Sự ảnh hưởng của USD trên thị trường ngoại hối là rất lớn, hầu hết các giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam thường sử dụng USD, ngay cả khi chọn niêm yết tỷ giá NHNN cũng chọn đồng USD. Do đó biến động tỷ giá VND/USD có thể dễ dàng quan sát và trong một chừng mực nào đó nó mang tính đại diện cao cho sự biến động của các ngoại tệ khác. Vì vậy, việc điều hành chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là điều hành tỷ giá đồng đơ la Mỹ vì tỷ giá của các đồng tiền khác ngồi đơ la Mỹ thì tự tổ chức tín dụng xác định. Do vậy, trong phần này chúng ta chỉ quan tâm đến việc điều hành tỷ giá đô la Mỹ.

2.2.1 Từ 1999- 2006 (Giai đoạn sau khủng khoảng tài chính châu Á, chuẩn bị gia nhập WTO) gia nhập WTO)

2.1.1.1 Thực trạng điều hành

Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong giai đoạn này đã gắn chặt tỷ giá với đồng đô la Mỹ đã khiến cho giá trị VND tăng một cách giả tạo trong mối tương quan của một rổ tiền tệ mỗi khi có sự biến động tăng giá của đồng đơ la Mỹ.

Ngày 24/2/1999, Thống đốc NHNN ký quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân

trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. NHNN chấm dứt cơng bố tỷ giá chính thức, mà chỉ cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại (NHTM) làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. Trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng sẽ xác định tỷ giá mua và bán theo nguyên tắc: đồng đô la Mỹ không được vượt quá 0,1% so với giá do nhà nước công bố của ngày giao dịch gần nhất trước đó

Ngày 12/07/2000, lần đầu tiên NHNN đã bắt đầu áp dụng nghiệp vụ thị trường mở. Cơng cụ này có tác dụng đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng dẫn đến tác động đến cả lãi suất và tỷ giá. Từ năm 2000, tỷ giá đã biến động một cách liên tục, có lúc suy giảm nhưng có lúc lại tăng cao đột ngột. Sự gia tăng này hoàn tồn khơng phải do ý chí chủ quan của NHNN mà là kết quả của sự mất cân đối giữa cung và cầu.

Ngày 1/7/2002, theo QĐ 679, NHNN quyết định nới lỏng biên độ dao động từ +/- 0,1% lên +/- 0,25%.

2.2.1.2 Những thành quả đạt được

Các quyết định điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong giai đoạn 1999- 2006 là một cuộc cải cách thực sự về cơ chế vận hành tỷ giá phù hợp với điều kiện và tình hình Việt Nam. Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do theo đó được thu hẹp dần.

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, những đổi mới trong chính sách quản lý ngoại hối , cơ chế xác định tỷ giá mới đã góp phần tập trung lượng ngoại tệ vào ngân hàng, nhờ đó giúp các NHTM đáp ứng nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp, tình hình căng thẳng ngoại tệ được giải quyết.

2.2.1.3 Những tồn tại của chính sách tỷ giá hối đối

Biên độ dao động tỷ giá trong giai đoạn 1999-2006 vẫn còn quá hẹp dẫn đến kết quả khả năng để tỷ giá biến động là khơng đáng kể, do đó tỷ giá niêm yết tại các NHTM luôn chịu áp lực tăng giá.

Bảng 2.1: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 - 2006

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ giá

(VND/USD) 14.028 14.514 15.084 15.406 15.647 15.778 15.915 16.051

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

13000 13500 14000 14500 15000 15500 16000 16500 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷgiá tại VCB

Hình 2.1: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

2.1.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại

NHNN đã điều chỉnh tỷ giá theo mức tăng nhẹ. So với năm trước, năm 2002: tỷ giá tăng +1,97%, năm 2003: tăng +1,56%, năm 2004: tăng +0,82%, năm 2005: tăng +0,88%, năm 2006 tăng +1,42%. Do đó, ngân hàng ln đứng trước sức ép về tỷ giá rất lớn, thị trường cho thấy VND luôn trong sức ép giảm giá với USD khi giá trên thị trường tự do luôn cao hơn tỷ giá niêm yết tại VCB, đặc biệt là trước cuối năm 2000

Bảng 2.2: Tỷ giá BQLNH giai đoạn 1999-2006

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ giá

BQLNH 14.016 14.501 15.070 15.368 15.608 15.736 15.875 16.101

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

2.2.2 Từ năm 2006 đến 2011

2.2.2.1 Thực trạng điều hành

Đây là giai đoạn kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế tồn cầu, diễn biến trên thị trường rất phức tạp và khó lường, vì thế tùy từng năm mà Chính phủ đặt ra những mục tiêu ưu tiên khác nhau:

Năm 2007, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lường, NHNN sẽ vẫn duy trì chế độ tỷ giá gần như là cố định như trong giai đoạn trước đây để nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát của mình.

thế giới,cùng những tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.

Năm 2009,2010 và 2011, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững. Trong các báo cáo của NHNN trong giai đoạn này, NHNN đều tuyên bố Việt Nam đang theo đuổi chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt có điều tiết.

Bảng 2.3: Tóm lƣợc chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Thời gian Mục tiêu của chính

sách tỷ giá

Phân loại chế độ tỷ giá Việt Nam của IMF

Năm 2006 Kiểm soát lạm phát Chế độ tỷ giá cố định thông thường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52)