Nghiên cứu của D'Amato & Alessia (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng các yếu tố môi trường làm việc đến hiệu quả của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Một số nghiên cứu trƣớc có liên quan

2.2.3. Nghiên cứu của D'Amato & Alessia (2011)

D’Amato & Alessia (2011) đã thực hiện nghiên cứu kiểm định thang đo môi trƣờng làm việc (Psychological climate) tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc (job performance) gồm bốn thành phần: (1) sự thân thiện, (2) sự công bằng, (3) sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở, (4) sự ủng hộ của cấp trên đối với nhân viên văn phòng tại Mỹ. Kết quả cho thấy cả bốn yếu tố thuộc môi trƣờng làm việc đều có ảnh hƣởng đến hiệu quả cơng việc của nhân viên (xem hình 2.3)

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của D’Amato & Alessia, 2011

Nguồn: Baltic Journal of Psychology, Vol.12, No.1, 4-12

Hiệu quả công việc đƣợc hiểu là kết quả đánh giá qua một quá trình làm việc của nhân viên với mục tiêu đƣợc giao ở một nhiệm vụ cụ thể trong tổ chức (D’Amato & Alessia, 2011).

Môi trƣờng làm việc là sự nhận thức của nhân viên đƣợc biểu thị bằng trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc (Renn and Huning 2008, dẫn theo D’Amato & Alessia 2011). Cả bốn yếu tố đó tạo nên một mơi trƣờng làm

Sự thân thiện

Sự ủng hộ của cấp trên Sự giao tiếp thẳng thắn, cởi mở

Sự công bằng

việc tốt nhất, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Mơi trƣờng làm việc chính là tâm trạng chung của một tập thể, thể hiện các mối quan hệ qua lại giữa mọi ngƣời trong tập thể đó (Manz and Sims 2001, dẫn theo D’Amato & Alessia 2011).

Sự thân thiện theo D’Amato & Alessia, 2011 đƣợc hiểu là mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong tổ chức. Môi trƣờng làm việc ở một tập thể càng tích cực bao nhiêu, cá nhân trong tập thể quan hệ với nhau thân thiện bao nhiêu thì khối lƣợng và chất lƣợng sản phẩm càng cao bấy nhiêu (Manz and Sims 2001, dẫn theo D’Amato & Alessia 2011).

Sự công bằng đƣợc nhận thức thông qua mức độ đánh giá và các chế độ trong tổ chức. Công bằng đƣợc thể hiện qua mọi hành vi đối xử giữa lãnh đạo với các nhân viên trong tổ chức, thông qua các chế độ khen thƣởng, đánh giá khả năng và giao việc phù hợp (D’Amato & Alessia, 2011). Là yếu tố tâm lý khơi dậy hành vi, khơi dậy động cơ làm việc của nhân viên khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng nhƣ thực hiện nhu cầu của bản thân, tăng độ vừa ý, từ đó họ tích cực và tính sáng tạo hơn (John M. Ivancevich, 2010).

Sự giao tiếp thẳng thắn, cởi mở là sự trao đổi giữa nhân viên với lãnh đạo và ngƣợc lại, đồng thời cũng đƣợc thể hiện ở sự trao đổi giữa nhân viên với nhân viên (D’Amato & Alessia, 2011). Giao tiếp thẳng thắn, cởi mở giúp giải tỏa đƣợc những bức xúc hoặc những cảm xúc của nhân viên, giúp họ thể hiện đƣợc hết những ý tƣởng, suy nghĩ hoặc thậm chí những bức xúc, bất đồng quan điểm với lãnh đạo, giúp họ tìm lại đƣợc cảm giác thoải mái, vui vẻ để hồn thành cơng việc.

Sự ủng hộ của cấp trên là sự giúp đỡ, tƣơng trợ trong q trình thực hiện cơng việc giữa lãnh đạo với nhân viên để cùng hoàn thành tốt mục tiêu (D’Amato & Alessia, 2011). Lãnh đạo cần phải hiểu công việc của nhân viên đang làm, hƣớng dẫn và ủng hộ để họ hồn thành tốt cơng việc, tạo tâm lý yên tâm, tự tin hơn.

Nghiên cứu này đã khẳng định lại một lần nữa mơi trƣờng làm việc có tác động đến hiệu quả cơng việc của tồn thể nhân viên trong tổ chức. Ngoài các yếu tố về vật chất thì các yếu tố về mơi trƣờng làm việc cũng khơng kém phần quan trọng, là tác nhân chính giúp nhân viên cảm nhận đƣợc ý nghĩa và sự an tâm khi tham gia làm việc trong tổ chức (Renn and Huning, 2008). Tâm lý thoải mái, trạng thái hạnh phúc vui vẻ là sự khích lệ rất lớn để nhân viên hồn thành tốt mục tiêu (D’Amato & Alessia, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng các yếu tố môi trường làm việc đến hiệu quả của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)