1.2.2.2 .Nội dung của chuẩn mực
1.2.2.2.6 .Kế tốn phịng ngừa rủi ro
Mục đích của phịng ngừa rủi ro cho một cơng cụ tài chính là để bù trừ với các thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc luồng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro. Rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại tệ là hai loại rủi ro thơng thường mà doanh nghiệp thường muốn phịng ngừa. Tại điểm khởi đầu của phịng ngừa, phải có mối quan hệ phòng ngừa, mục tiêu quản lý rủi ro, mối quan hệ giữa nghiệp vụ cụ thể và cơ sở để đo lường tính hiệu quả của phịng ngừa.
Rủi ro ngoại tệ xuất hiện khi tổ chức có một cam kết thanh toán (nhận) một số lượng ngoại tệ, vì vậy có thể phát sinh khoản một khoản lỗ (lãi) nếu đồng tiền báo cáo giảm (tăng) so với ngoại tệ. Để phòng ngừa những rủi ro tiền tệ này, tổ chức thường tham gia vào một hợp đồng phòng ngừa. Hợp đồng này liên quan đến một hợp đồng ngoại tệ (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng phòng ngừa, hợp đồng tương lai, quyền chọn ngoại tệ) hay một nghiệp vụ ngoại tệ (đầu tư vào một tài sản ngoại tệ để phòng ngừa nợ dài hạn ngoại tệ).
Những người khởi xướng kế tốn phịng ngừa tranh luận rằng giá trị hợp lý của cơng cụ phịng ngừa phải được ghi nhận cùng thời kỳ với tài sản cơ sở được thực hiện. Điều này dẫn đến một nguyên tắc cơ bản là sự thay đổi giá trị hợp lý của cơng cụ phịng ngừa được ghi nhận cùng thời kỳ với sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản cơ sở.
Kế tốn phịng ngừa được xem xét khi hai sự kiện sau đây phát sinh Một nghiệp vụ có một cơng cụ phịng ngừa;
Mối quan hệ tương quan giữa sự thay đổi trong giá trị hợp lý cơng cụ phịng ngừa và tài sản cơ sở.
Cơng cụ phịng ngừa
Một cơng cụ tài chính liên quan đến việc phòng ngừa thường đối mặt với rủi ro về lỗ do những biến động không thuận lợi của thị trường tài chính và ảnh hưởng của việc nắm giữ công cụ này sẽ bù trừ với khoản lỗ đó. Cơng cụ tài chính sử dụng cho mục đích phịng ngừa thường được gọi là cơng cụ phái sinh.
Đối tượng phịng ngừa
Đối tượng phịng ngừa có thể bao gồm: Một tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận; Một cam kết chưa được ghi nhận;
Một nghiệp vụ dự báo mà khả năng xảy ra cao; Một khoản đầu tư thuần ở nước ngoài.
IAS 39 cho phép kế tốn phịng ngừa cho một nghiệp vụ dự báo trước đưa ra một phạm vi linh hoạt trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính bởi vì ban giám đốc được phép sử dụng kế tốn phịng ngừa cho nghiệp vụ bất kể nó có xảy ra hay không. Việc sử dụng kế tốn phịng ngừa cho một nghiệp vụ dự báo cho phép những khoản lãi hoặc lỗ sẽ được hoãn lại và ghi nhận trong những kỳ tương lai.
IAS 39 còn cho phép kế tốn phịng ngừa cho một cam kết mà doanh nghiệp đã tham gia chẳng hạn như một hợp đồng mua dầu ở Iraq. Tuy nhiên việc cho phép ban giám đốc tùy ý hoãn lại việc ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ các cơng cụ tài chính vì nó được sử dụng để phòng ngừa cho một nghiệp vụ xảy ra trong tương lai là rất khó khăn.
Điều kiện áp dụng và phân loại kế tốn phịng ngừa rủi ro a. Điều kiện phòng ngừa rủi ro
Để áp dụng kế tốn phịng ngừa cho một khoản phịng ngừa rủi ro thì khoản phịng ngừa đó cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Việc phòng ngừa được mong đợi là sẽ có hiệu quả;
Khi phịng ngừa là một nghiệp vụ dự đốn trước, thì khả năng chắc chắn xảy ra nghiệp vụ này là cao;
Tính hiệu quả của phịng ngừa được đo lường một cách đáng tin cậy; Phịng ngừa có thể đánh giá một cách liên tục;
b. Phân loại kế tốn phịng ngừa rủi ro
IAS 39 đưa ra ba mối quan hệ phòng ngừa:
Phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần tại nước ngồi; Phịng ngừa rủi ro dịng tiền thanh tốn trong tương lai; Phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý trong tương lai.
Quy định kế tốn phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai
Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai là phòng ngừa rủi ro về thay đổi giá trị hợp lý của một tài sản, nợ phải trả, hoặc một cam kết để bán hay mua một nguồn lực hay một phần của tài sản, nợ phải trả hay một cam kết. Những rủi ro này ảnh hưởng đến lãi lỗ của cơng ty. Ví dụ, giá trị một khoản vay với lãi suất cố định sẽ tăng đối với người đi vay nếu lãi suất giảm. Một cơng cụ phịng ngừa rủi ro đối với rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai.
Quy định kế tốn đối với phịng ngừa rủi ro giá trị được quy định trong đoạn 89 của IAS 39 như sau: cơng cụ phịng ngừa và đối tượng phòng ngừa được ghi nhận lại theo giá trị hợp lý, lãi hoặc lỗ được ghi nhận ngay vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ. Kế toán phòng ngừa cho phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai được chấm dứt khi cơng cụ phịng ngừa hết hạn, chấm dứt, bán hay được thực hiện, hay việc phịng ngừa khơng hiệu quả.
Quy định kế tốn phịng ngừa rủi ro dịng tiền thanh tốn trong tương lai
Phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh tốn trong tương lai là việc phịng ngừa rủi ro do biến động của dòng tiền bắt nguồn từ một rủi ro cụ thể liên quan đến một tài sản, nợ phải trả đã ghi nhận. Vì vậy phịng ngừa rủi ro này nhằm mục đích bảo vệ tổ chức khỏi
tác động bất lợi lên dòng tiền tương lai từ những thay đổi của lãi suất hay tỷ giá. Ví dụ, một tổ chức có khoản vay với lãi suất thả nổi sẽ được yêu cầu trả nhiều tiền lãi hơn nếu lãi suất tăng.
IAS 39 quy định phịng ngừa rủi ro dịng tiền thanh tốn trong tương lai như sau: Cơng cụ tài chính phịng ngừa được ghi nhận lại theo giá trị hợp lý và lãi hoặc lỗ từ phần phòng ngừa hiệu quả được ghi nhận vào báo cáo tổng hợp thu nhập khác và giá trị này được kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD cùng kỳ với dòng tiền phát sinh từ đối tượng phòng ngừa. Lãi hoặc lỗ từ phần phịng ngừa khơng hiệu quả phải được ghi nhận ngay vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ.
Quy định kế tốn phịng ngừa cho một hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Một khoản đầu tư thuần ở nước ngoài được định nghĩa ở trong IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngồi. Một đơn vị báo cáo có thể phịng ngừa một sự thay đổi tỷ giá không thuận lợi phát sinh từ khoản đầu tư thuần ở nước ngồi. Cơng cụ phòng ngừa thường là một khoản nợ ngoại tệ dùng để bù trừ với tài sản ngoại tệ (khoản đầu tư). Khi tỷ giá thay đổi, lãi (lỗ) từ tài sản ngoại tệ sẽ được bù trừ với lỗ (lãi) từ nợ ngoại tệ. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của đơn vị kinh doanh ở nước ngoài về đồng tiền báo cáo, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá được ghi nhận trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác và được trình bày ở nguồn vốn và kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD khi khoản đầu tư thuần này được thanh lý. Để phản ánh bản chất của phòng ngừa, IAS quy định xử ký kế tốn đối với phịng ngừa giống với xử lý chênh lệch tỷ giá của khoản đầu tư thuần. Do đó chênh lệch tỷ giá phát sinh từ nợ ngoại tệ mà dự phòng cho khoản đầu tư thuần ở nước ngoài được ghi nhận trên báo cáo thu tổng hợp thu nhập khác. Khi thanh lý khoản đầu tư, giá trị lũy kế chênh lệch tỷ giá đã ghi nhận trước đó được kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD.
Đánh giá hiệu quả của phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả phòng ngừa =
Sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của đối tượng phòng ngừa Sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dịng tiền của cơng cụ phòng ngừa Phòng ngừa rủi ro được xem là có hiệu quả khi hiệu quả phòng ngừa rủi ro nằm trong khoản 80% đến 125%
1.2.3. Kế tốn về cơng cụ tài chính theo IFRS 7 “Các cơng cụ tài chính: Thuyết
minh”
1.2.3.1. Mục tiêu của chuẩn mực
Mục tiêu của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7 “Các cơng cụ tài chính: Trình bày” là đưa ra các hướng dẫn thuyết minh về cơng cụ tài chính để giúp cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đánh giá sự ảnh hưởng của cơng cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của tổ chức; đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của tổ chức.
1.2.3.2. Nội dung của chuẩn mực