Ban hành hướng dẫn kế toán về phân loại cổphiếu ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

1.2.4.3 .Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính

3.3. Giải pháp

3.3.2.1. Ban hành hướng dẫn kế toán về phân loại cổphiếu ưu đãi

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam số một đã nêu ra nguyên tắc bản chất hơn hình thức, tuy nhiên trong thực tế, việc vận dụng nguyên tắc này để xử lý các các nghiệp vụ kế tốn vẫn cịn sơ sài, phần lớn nghiệp vụ kế tốn thường được xử lý dựa vào hình thức pháp lý của nó. Do đó, việc vận dụng nguyên tắc bản chất hơn hình thức để đưa ra các hướng dẫn kế toán về cổ phiếu ưu đãi là một điều hết sức cần thiết. Việc phân loại cổ phiếu ưu đãi là công cụ vốn hay khoản nợ tài chính là dựa vào bản chất của nó hơn là dựa vào hình thức pháp lý. Cổ phiếu ưu đãi là một khoản nợ tài chính nếu cổ phiếu ưu đãi mà nhà phát hành có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn lại với số tiền cố định hoặc có

thể xác định vào một ngày cố định hoặc có thể xác định trong tương lai, hoặc cổ phiếu ưu đãi này cung cấp cho người nắm giữ nó quyền yêu cầu nhà phát hành chuộc lại cổ phiếu ưu đãi vào một ngày nào đó hoặc một ngày xác định trong tương lai với số tiền cố định hoặc có thể xác định.

Cổ phiếu ưu đãi có thể được phát hành với nhiều quyền kèm theo khác nhau.

Trong việc xác định cổ phiếu ưu đãi là một khoản nợ tài chính hay một cơng cụ vốn, nhà phát hành quyết định các quyền thông thường được kèm theo cổ phiếu ưu đãi. Đây là các đặc tính cơ bản phơ bày cổ phiếu ưu đãi đó là một khoản nợ tài chính hay khơng.

Các loại cổ phiếu ưu đãi sau được quy định trong luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phiếu

phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do điều lệ cơng ty quy định. Chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đơng sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông và người năm giữ cổ phiếu này có những quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông. Với những đặc điểm trên cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được phân loại là cơng cụ vốn bởi vì tổ chức phát hành khơng có nghĩa vụ hồn lại hoặc thanh tốn một số tiền cho người nắm giữ cổ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn mức cổ tức

của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào KQHĐKD của công ty. Mức cổ tức cố định và mức cổ tức thưởng được quy định trong cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Tương tự cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức được phân

loại là công cụ vốn do tổ chức phát hành khơng có nghĩa vụ hồn lại hoặc thanh tốn một số tiền cho người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là cổ phiếu được cơng ty hồn lại vốn góp bất cứ khi nào

theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Việc phân loại cổ phiếu này khá phức tạp và phải dựa trên các điều kiện hoàn lại. Một số điều kiện hoàn lại và việc phân loại thành công cụ vốn hay cơng cụ nợ được trình bày như dưới đây:

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại tại một ngày cố định: là cổ phiếu thể hiện nghĩa vụ hợp đồng của tổ chức phát hành phải hoàn lại tại thời điểm đáo hạn, loại nghĩa vụ này giống với nghĩa vụ của một khoản vay và thỏa mãn điều kiện ghi nhận của nợ phải trả tài chính và phải được trình bày là nợ phải trả trên bảng CĐKT.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người nắm giữ: theo yêu cầu của IAS 32, cổ phiếu này ban đầu được ghi nhận là nợ phải trả. Và nó chỉ được phân loại lại khi tổ chức phát hành hoặc người nắm giữ thực hiện một nghiệp vụ làm thay đổi nội dung của công cụ.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người phát hành: cổ phiếu này không thỏa mãn định nghĩa nợ phải trả tài chính tại vì khơng có nghĩa vụ nợ hiện tại của tổ chức phát hành để hoàn lại. Tổ chức phát hành kiểm sốt thời điểm mà việc hồn lại được diễn ra. Tuy nhiên, khi mà tổ chức phát hành thơng báo chính thức cho những người sở hữu về ý định hoàn lại, cổ phiếu này được ghi nhận là nợ và được ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người phát hành nhưng nó có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu phổ thông bởi người nắm giữ theo giá trị hợp lý tại thời điểm chuyển đổi tương đương với giá phát hành của cổ phiếu ưu đãi. Việc chuyển đổi tại một thời điểm cố định trong tương lai. Theo định nghĩa của nợ phải trả tài chính của IAS 32, IAS 39, công cụ này được phân loại là một khoản nợ phải trả tài chính.

3.3.2.2. Ban hành hướng dẫn sau ghi nhận ban đầu của cơng cụ tài chính 3.3.2.2.1. Tài sản tài chính

Các tài sản tài chính bao gồm cả cơng cụ tài chính phái sinh sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý sau khi ghi nhận ban đầu ngoại trừ các khoản cho vay, nợ phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư vào cơng cụ vốn mà khơng có giá niêm yết trên thị trường hoạt động, tài sản thuộc đối tượng phòng ngừa được đo lường theo quy định của kế tốn phịng ngừa.

a. Các khoản cho vay và phải thu:

Giá trị sau khi ghi nhận lần đầu của các khoản cho vay và phải thu là giá trị phân bổ. Giá trị phân bổ được xác định bằng giá trị ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trừ đi các khoản hoàn trả gốc, cộng hoặc trừ các khoản phân bổ lũy kế tính theo phương pháp lãi suất thực tế của phần chênh lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị đáo hạn, trừ đi các khoản giảm trừ (trực tiếp hoặc thông qua việc sử dụng một tài khoản dự phịng) do giảm giá trị hoặc do khơng thể thu hồi.

b. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:

Giá trị sau ghi nhận lần đầu của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giống với các khoản cho vay và phải thu. Giá trị các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trên bảng CĐKT bằng giá phân bổ trừ đi các khoản dự phòng do tổn thất.

c. Tài sản sẵn sàng để bán

Giá trị sau ghi nhận lần đầu của tài sản sẵn sàng để bán là giá trị hợp lý, trừ khi giá trị hợp lý không thể được đo lường một cách đáng tin cậy và sự thay đổi trong giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu là một thành phần của báo cáo tổng hợp thu nhập khác và được trình bày trên nguồn vốn, ngoại trừ lãi lỗ chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, khi tài sản sẵn sàng để bán được bán, thì giá trị được ghi trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác được tách ra khỏi nguồn vốn kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD trong năm tài sản sẵn sàng để bán được bán.

3.3.2.2.2. Nợ phải trả tài chính

Sau khi ghi nhận lần đầu, IAS 39 yêu cầu tất cả nợ phải trả tài chính đều được ghi nhận theo giá trị phân bổ bằng cách sử dụng phương pháp lãi suất thực tế.

3.3.2.2.3. Giá trị phân bổ của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Giá trị sổ sách của một cơng cụ tài chính được đo lường theo giá phân bổ được tính bằng giá trị sẽ được nhận hoặc thanh tốn tại ngày đáo hạn (thơng thường là giá gốc hay mệnh giá) cộng hoặc trừ giá trị không phân bổ của các khoản phụ trội hoặc chiết khấu nhận được, trừ cho các khoản phí, chi phí giao dịch và trừ cho khoản hoàn trả tiền gốc. Giá trị phân bổ được tính bằng cách sử dụng phương pháp lãi suất thực tế. Phương pháp này tính tỉ lệ lãi suất cần thiết để chiết khấu dòng tiền gốc và tiền lãi (loại trừ ảnh hưởng của lỗ tín dụng) trong suốt đời sống của cơng cụ tài chính bằng với giá trị ghi nhận ban đầu. Tỷ lệ này sau đó được áp dụng cho giá trị cịn lại tại từng thời điểm báo cáo để xác định thu nhập tiền lãi (tài sản) hay chi phí tiền lãi ( nợ phải trả) trong kỳ. Theo cách này, chi phí hoặc thu nhập tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở bằng với giá trị tại ngày đáo hạn.

Khi xác định lãi suất thực tế, doanh nghiệp sẽ ước lượng dịng tiền có xem xét đến các điều khoản của cơng cụ tài chính (ví dụ: trả trước, quyền bán hoặc quyền tương tự), nhưng không xem xét đến sự giảm sút lòng tin trong tương lai.

Minh họa giá trị phân bổ của tài sản tài chính

Giả sử tổ chức A mua một trái phiếu còn thời hạn 5 năm với giá trị hợp lý là 1.000 USD. Mệnh giá trái phiếu này là 1.250 USD. Trái phiếu này được trả lãi hàng năm với lãi suất là 4,7% tương đương với 59 USD (lãi suất thực tế là 10%). Trái phiếu này cho phép người phát hành có thể hồn trả trước thời hạn. Tại thời điểm đầu, tổ chức kỳ vọng trái phiếu sẽ được hoàn trả vào thời điểm đáo hạn.

Với thông tin này, giá trị phân bổ của trái phiếu này được xác định như bảng sau:

Năm

(a) Giá trị phân bổ tại thời điểm đầu năm

(b=a*10%) Tiền lãi

(c) Tiền thu được

(d) Giá trị phân bổ tại thời điểm cuối năm 20X0 1.000 100 59 1.041 20X1 1.041 104 59 1.086 20X2 1.086 109 59 1.136 20X3 1.136 113 59 1.190 20X4 1.190 119 1.250+59 -

Giả sử đầu năm 20X2, tổ chức được thông báo tổ chức phát hành trái phiếu sẽ hoàn trả một nửa mệnh giá trái phiếu vào cuối năm 20X2. Lúc này giá trị phân bổ của trái phiếu này được trình bày như bảng dưới đây:

Năm (a)

Giá trị phân bổ tại thời điểm đầu năm

(b=a*10%) Tiền lãi

(c) Tiền thu được

(d) Giá trị phân bổ tại thời điểm cuối năm

20X0 1.000 100 59 1.041

20X1 1.041 104 59 1.086

20X2 1.086+52 114 625+59 568

20X3 568 57 30 595

20X4 595 60 625+30 -

Giá trị vào đầu năm thứ hai của trái phiếu được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền mà doanh nghiệp dự định sẽ nhận được tại thời điểm năm 20X2 và những năm về sau với lãi suất thực tế gốc là 10%. Giá trị đầu năm 20X2 = 684/1,1+30/1,12

Minh họa giá trị phân bổ của nợ phải trả tài chính Trường hợp trả lãi hàng năm

Giả sử vào ngày 1 tháng 1 năm 20X0, tổ chức A phát hành trái phiếu với mệnh giá 1.250 USD, trái phiếu này sẽ được hoàn trả vào ngày 31 tháng 12 năm 20X4. Lãi suất phải trả hàng năm của trái phiếu này như sau:

Năm Tỉ lệ lãi suất (%) Tiền lãi phải trả(USD)

20X0 6 75

20X1 8 100

20X2 10 125

20X3 15 150

20X4 16.4 205

Với dữ liệu này ta có lãi suất thực tế là 10%. Và giá trị phân bổ của trái phiếu này như sau:

Năm

(a) Giá trị phân bổ tại thời điểm đầu năm

(b=a*10%) Tiền lãi

(c) Tiền thu được

(d) Giá trị phân bổ tại thời điểm cuối năm 20X0 1.250 125 75 1.300 20X1 1.300 130 100 1.330 20X2 1.330 133 125 1.338 20X3 1.338 134 150 1.322 20X4 1.322 133 1.250+205 - Trường hợp trả lãi một lần

Vào ngày 1 tháng 1 năm 20X0 tổ chức A phát hành trái phiếu với mệnh giá 503.778 USD. Trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 20X2 với giá trị đáo hạn là 600 USD. Tổ chức phát hành không phải trả lãi hàng năm.

Lãi suất trong khoản thời gian 3 năm của trái phiếu là: 600/503.778 = 1,191 Lãi suất thực tế trong khoản thời gian 1 năm: 1,1911/3

= 1,06

Năm

(a) Giá trị phân bổ tại thời điểm đầu năm (b=a*6%) Tiền lãi (c) Tiền chi ra (d) Giá trị phân bổ tại thời điểm cuối năm

20X0 503.778 30.226 - 534.004

20X1 534.004 32.040 - 566.044

20X2 566.044 33.956 600.000 -

3.3.2.2.4. Giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Vấn đề xác định giá trị hợp lý cơng cụ tài chính là một rào cản đối với Việt Nam khi áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính. Để xác định giá trị hợp lý, đơn vị báo cáo có thể áp dụng các phương pháp theo trình tự ưu tiên sau:

Thứ nhất: sử dụng giá thị trường của tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống với tài sản và khoản nợ cần tính giá;

Thứ hai: sử dụng giá cả thị trường của tài sản và nợ phải trả tương tự và thực hiện điều chỉnh để tính;

Thứ ba: sử dụng các giả định và áp dụng các mơ hình tính tốn để xác định giá cả hợp lý.

Dưới đây, người viết giới thiệu một số nguồn tham chiếu khi xác định giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính ở Việt Nam dựa trên hệ thống giá trị hợp lý

Cấp độ Việt Nam

Cấp độ 1 Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết (chưa điều chỉnh) của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động mà tổ chức có thể thu thập tại ngày đo lường.

Giá trên sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh và Hà Nội

Cấp độ 2 Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường) hay gián tiếp (xuất phát từ giá thị trường), khác giá niêm yết của cấp độ 1. Nếu tài sản hay nợ phải trả liên quan đến một điều khoản cụ thể, dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 phải là dữ liệu có thể thu thập của tất cả điều khoản thiết yếu có liên quan tài sản hay nợ phải trả. Dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 bao gồm: * Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả tương tự trong thị trường hoạt động.

* Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay tương tự trong thị trường không phải là thị trường hoạt động.

* Dữ liệu tham chiếu, khác giá niêm yết, có thể thu thập liên quan đến tài sản hay nợ phải trả như lãi suất, biến động lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ rủi ro, rủi ro thanh tốn, rủi ro tín dụng,.. * Dữ liệu tham chiếu phần lớn có nguồn gốc hay được chứng thực từ các dữ liệu thị trường có thể thu thập bằng các công cụ tương quan hay các công cụ khác.

+ Giá môi giới + Giá bình quân trong một thời kỳ + Giá nội suy mà không cần phải điều chỉnh trọng yếu trong quá trình nội suy

Cấp độ 3 Các dữ liệu tham chiếu là dữ liệu của tài sản hay nợ phải trả không dựa trên dữ liệu thị trường có thể thu thập (dữ liệu không thể thu thập từ thị trường).

+ Sử dụng các kỹ thuật định giá như chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng cổ tức.

3.3.2.3. Ban hành hướng dẫn định lượng các thông tin thuyết minh về rủi ro thị trường trường

Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Cơng cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, tiền gửi, các khoản đầu tư sẵn sàng để bán.

3.3.2.3.1. Thuyết minh thông tin về rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)