Bảng cân đối kế toán
Thuyết minh tầm quan trọng của cơng cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một tổ chức bao gồm thuyết minh các nhóm cơng cụ tài chính sau:
Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thơng qua báo cáo KQHĐKD, tách riêng với tài sản giữ để bán được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Các khoản cho vay và phải thu;
Tài sản sẵn sàng để bán;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD tách riêng với nợ phải trả giữ để bán và được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị phân bổ;
Các thuyết minh khác liên quan tới bảng cân đối kế toán bao gồm
Thuyết minh về tài sản, nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thơng qua báo cáo KQHĐKD bao gồm thuyết minh về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, sự thay đổi trong giá trị hợp lý do các rủi ro này và phường pháp đo lường;
Phân loại lại cơng cụ tài chính từ nhóm này sang nhóm khác;
Thơng tin về tài sản tài chính dùng để cầm cố và tài sản tài chính nhận cầm cố; Thơng tin về công cụ phức hợp với nhiều cơng cụ phái sinh đính kèm;
Sự phá vỡ các điều khoản của hợp đồng vay.
Báo cáo KQHĐKD và vốn chủ sở hữu
Thuyết minh thu nhập, chi phí, lãi và lỗ tách riêng với lãi và lỗ từ:
Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, tách riêng với tài sản giữ để bán được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Các khoản cho vay và phải thu;
Tài sản sẵn sàng để bán;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD tách riêng với nợ phải trả giữ để bán và được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị phân bổ; Các thuyết minh khác liên quan tới báo cáo KQHĐKD
Tổng chi phí tài chính và thu nhập tài chính từ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính mà khơng phải thuộc loại giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD.
Các khoản phí phải thu và phải trả từ các tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính khơng thuộc nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD hay từ hoạt động ủy thác.
Thu nhập tài chính từ tài sản đã bị tổn thất. Giá trị lãi lỗ tổn thất từ mỗi loại tài sản tài chính.
Các thuyết minh khác
Chính sách kế tốn đối với cơng cụ tài chính; Thơng tin về kế tốn phịng ngừa bao gồm: Trình bày từng loại phịng ngừa;
Chi tiết cơng cụ phịng ngừa;
Tính chất của rủi ro được phịng ngừa;
Chi tiết quan trọng về phịng ngừa rủi ro dịng tiền thanh tốn trong tương lai; Sự thay đổi giá trị hợp lý của phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai cho cả
cơng cụ phịng ngừa và đối tượng phòng ngừa cùng với phịng ngừa rủi ro dịng tiền thanh tốn trong tương lai khơng hiệu quả và phịng ngừa cho khoản đầu tư thuần ở nước ngoài được ghi nhận trên báo cáo KQHĐKD trong kỳ.
1.2.3.2.2. Thuyết minh về bản chất và phạm vi rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính
Thuyết minh định tính: bao gồm
Rủi ro đối với từng loại cơng cụ tài chính;
Mục đích, chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ban giám đốc; Sự thay đổi rủi ro so với kỳ trước.
Thuyết minh định lượng
Thuyết minh định lượng rủi ro cung cấp thông tin về phạm vị mà tổ chức chịu rủi ro dựa trên thông tin nội bộ được cung cấp từ ban quản trị. Những thuyết minh này bao gồm:
Tóm tắt số liệu mỗi loại rủi ro tại ngày báo cáo.
Thuyết minh về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và cách mà rủi ro này được kiểm soát
Thuyết minh rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một cơng cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng khơng thực hiện các nghĩa vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính.
Đoạn 36 của IFRS 37 yêu cầu thuyết minh các thơng tin sau:
Mức độ rủi ro tín dụng tối đa tại ngày báo cáo khơng tính đến tài sản đảm bảo hay hỗ trợ tín dụng;
Mơ tả về tài sản đảm bảo nắm giữ làm vật thế chấp và các loại hỗ trợ tín dụng; Thơng tin về chất lượng tín dụng của các tài sản tài chính chưa quá hạn hay chưa bị giảm giá; và
Thuyết minh về rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro tổ chức gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn. Đối với rủi ro này, tổ chức phải thuyết minh các thông tin sau:
Phân tích thời gian đáo hạn cịn lại và
Mô tả phương thức quản lý rủi ro thanh khoản tiềm tàng.
Thuyết minh rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một cơng cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro về giá hàng hóa và rủi ro về giá khác. Tổ chức phải thuyết minh và phân tích độ nhạy cảm đối với mỗi loại rủi ro thị trường tại ngày báo cáo, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng tới lãi, lỗ và vốn chủ sở hữu của đơn vị bởi thay đổi trong các biến số rủi ro liên quan có khả năng tồn tại tại ngày báo cáo; các phương pháp và giả định được sử dụng trong phân tích độ nhạy cảm và những thay đổi về phương pháp và giả định được sử dụng so với kỳ trước, và lý do của sự thay đổi đó.
1.2.4. Kế tốn cơng cụ tài chính theo IFRS 9 “Cơng cụ tài chính”
IFRS 9 là bước thứ nhất trong dự án thay thế toàn bộ IFRS 9, do đó ở phần này tác giả chỉ trình bày IFRS 9 ở góc độ những điểm khác biệt nổi bật giữa IFRS 9 và IAS 39. IFRS 9 có hiệu lực từ năm tài chính bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2015
1.2.4.1. Quy định về giá trị ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính
Tất cả các tài sản tài chính đều được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý cộng hoặc trừ chi phí giao dịch trừ trường hợp tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh.
1.2.4.2. Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của tài sản tài chính
Cho mục đích ghi nhận, IFRS 9 chia tài sản tài chính thành hai loại ghi nhận theo giá trị hợp lý và ghi nhận theo giá trị phân bổ, việc phân loại phải được thực hiện ngay thời điểm ghi nhận ban đầu tức là lúc tổ chức trở thành một bên của điều khoản ràng buộc của cơng cụ tài chính.
Cơng cụ nợ
Một công cụ nợ được ghi nhận theo giá trị phân bổ nếu thỏa mãn hai thử nghiệm sau:
Thử nghiệm mơ hình kinh doanh: mục tiêu của mơ hình kinh doanh là nắm giữ cơng cụ tài chính là để thu được dịng tiền theo hợp đồng hơn là bán công cụ tài chính trước thời hạn khi giá trị hợp lý thay đổi
Thử nghiệm về dòng tiền: những điều khoản ràng buộc của tài sản tài chính cho phép đơn vị có thể thu được số tiền gốc còn nợ và tiền lãi vào một thời điểm cụ thể.
Tùy chọn về giá trị hợp lý
Ngay cả khi tài sản tài chính thỏa mãn hai thử nghiệm trên, IFRS 9 cho phép tổ chức ghi nhận tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh trong trường hợp nếu làm vậy sẽ làm giảm hoặc xóa đi sự không nhất quá về việc đo lường và ghi nhận.
Công cụ vốn: tất cả các khoản đầu tư vốn trong phạm vi của IFRS 9 đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý với sự thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trừ trường hợp những công cụ vốn tổ chức lựa chọn ghi nhận trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác. Không được ghi nhận theo giá gốc đối với công cụ vốn chưa niêm yết.
Tùy chọn về báo cáo tổng hợp thu nhập khác
Nếu một công cụ vốn không phải giữ để bán, tổ chức có thể thay đổi ghi nhận ban đầu sang ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh ngoại trừ cổ tức nhận được.
1.2.4.3. Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính
IFRS 9 khơng thay đổi các ngun tắc kế tốn cơ bản về nợ phải trả tài chính ở IAS 39. Hai cách đo lường vẫn được quy định trong IFRS 9: giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, giá trị phân bổ. Nợ phải trả giữ để bán được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nợ phải trả tài chính khác được ghi nhận theo giá trị phân bổ trừ khi tùy chọn giá trị hợp lý được sử dụng. IFRS cho phép tùy chọn ghi nhận một khoản nợ theo giá trị hợp lý thong qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu:
Ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh sẽ làm hủy bỏ hoặc giảm đi đáng kể việc ghi nhận không thống nhất
Nợ phải trả là một phần hay một nhóm của các khoản nợ phải trả hoặc tài sản phải trả được quản lý và đánh giá trên cơ sở giá trị hợp lý theo một chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro được tài liệu hóa.
Một khoản nợ phải trả không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào ở trên cũng có thể ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu nó nó bao gồm một hoạt nhiều cơng cụ phái sinh đính kèm địi hỏi phải tách biệt.
IFRS 9 yêu cầu ghi nhận lãi lỗ từ việc ghi nhận nợ phải trả theo giá trị hợp lý thành hai phần. Phần giá trị hợp lý thay đổi do thay đổi rủi ro tín dụng của khoản nợ được ghi
nhận trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác và phần lãi lỗ này không được chuyển vào lãi lỗ trong kỳ. Phần còn lại được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.4.4. Quy định về phân loại lại cơng cụ tài chính
Đối với tài sản tài chính, việc phân loại lại được yêu cầu giữa ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh và ghi nhận theo giá phân bổ và ngược lại khi và chỉ khi mục tiêu của mơ hình kinh doanh thay đổi so với trước đây và mơ hình trước đây khơng còn được áp dụng.
Việc phân loại được thực hiện trên cơ sở phi hồi tố kể từ thời điểm phân loại. Tổ chức khơng được trình bày lại lãi lỗ hay tiền lãi.
IFRS 9 không cho phép phân loại lại khi:
Tùy chọn báo cáo kết quả tổng hợp thu nhập khác được thực hiện đối với tài sản tài chính hay;
Tùy chọn giá trị hợp lý được thực hiện đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính.
1.3. Xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế ở trên thế giới và kinh
nghiệm ở một số nước
Hiện nay quá trình hội nhập kế toán quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, theo số liệu thống kê từ http://www.ifrs.com/ đã có hơn 120 quốc gia cho phép hoặc yêu cầu áp dụng IFRS cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và hơn 90 quốc gia áp dụng toàn bộ IFRS. Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán. EU đã áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6 năm 2000, EU đã đề nghị các cơng ty niêm yết lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRS phải được xác nhận và thông qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêng biệt. Ở Mỹ, hoạt động hướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính của Mỹ (FASB) từ những năm 2002 - 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB và FASB để phát triển chuẩn mực chất lượng cao.
Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dung cơ bản là tiếp tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạn chế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IAS/IFRS. Ở Úc, chuẩn mực kế toán đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Ở Trung Quốc, Bộ Tài chính đã chấp nhận xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán mới theo hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sở IAS/IFRS gồm 38 chuẩn mực kế tốn có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Việc chuyển đổi chuẩn mực Trung Quốc gần với IAS/IFRS nhưng chuẩn mực mới không phải dịch lại theo IAS/IFRS mặc dù vẫn dựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản. Nhìn chung, xét về hệ thống chuẩn mực, chuẩn mực kế tốn Trung Quốc đã hình thành trên nền tảng của IAS/IFRS. Ở các nước láng giềng Đơng Nam Á, q trình hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ như sau:
Singapore: gần như áp dụng toàn bộ IFRS;
Malaysia: đã áp dụng cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, phần cịn lại dự tính áp dụng từ tháng 1 năm 2012.
Philippines: áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp; Thái Lan: chuyển đổi sang IFRS giai đoạn 2011 và 2013; Campuchia: áp dụng IFRS từ 2012;
Indonesia: kế hoạch chuyển đổi sang IFRS từ 2012; Lào: áp dụng IFRS nếu được chấp thuận bởi chính phủ.
Như vậy các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính nói riêng trong việc lập trình báy báo cáo tài chính và việc áp dụng này được tiến hành theo hướng chia theo khu vực niêm và không niêm yết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chuẩn mực kế toán quốc tế về cơng cụ tài chính bao gồm: IFRS 7, IFRS 9 (sẽ thay thế IAS 39), IAS 32, IAS 39 đưa ra các hướng dẫn về đo lường, ghi nhận, trình bày và thuyết minh các thơng tin về cơng cụ tài chính. Các nước trên thế giới khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn trong nước nói chung và cơng cụ tài chính nói riêng thường xây dựng dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế và theo hướng hội tụ với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Ngồi ra khi xây dựng áp dụng chuẩn mực mới, các nước thường chia thành từng bộ phận, khu vực rồi tiến hành áp dụng theo từng bộ phận khu vực. Xuất phát từ kinh nghiệm, thực tiễn ở các nước này, Việt Nam có thể xây dựng, hoàn thiện chế độ kế tốn Việt Nam về cơng cụ tài chính theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế tốn quốc tế nhằm hịa nhập với xu thế chung là hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đồng thời xây dựng cho mình một lộ trình áp dụng thích hợp theo hướng chia các doanh nghiệp ra thành ba bộ phận, doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng lớn và phần còn lại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ CƠNG CỤ TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về cơng cụ tài chính ở Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về thị trường vốn ở Việt Nam
Sự phát triển về kinh tế đã kéo theo nó sự phát triển về thị trường vốn một cách mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của thị trường, ngày 29/06/1995, Thủ