Chuẩn mực quốc tế về QTRRLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

1.2 Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM 17

1.2.5 Chuẩn mực quốc tế về QTRRLS

Đến thời điểm hiện nay, chuẩn mực quốc tế về công tác QTRRLS tại các NHTM tuân thủ theo 2 văn bản do Ủy ban Basel ban hành là Các nguyên tắc quản trị, giám sát RRLS và Hiệp ước Basel II. Cụ thể như sau:

1.2.5.1 Các nguyên tắc về quản trị và giám sát rủi ro lãi suất

Trong nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về giám sát NH, Ủy ban Basel đã ban hàng văn bản về các nguyên tắc quản trị và giám sát RRLS vào tháng 9/1997, sau đó được sửa đổi và phát hành lại vào tháng 09/2003 nhằm hỗ trợ cho cách tiếp cận Trụ cột thứ 2 đối với RRLS trong sổ sách kế tốn NH trong khn khổ mới về vốn được đề cập trong Hiệp ước Basel II được ban hành sau đó 1 năm. Văn bản này bao gồm 15 nguyên tắc và được sắp xếp vào 8 nhóm nội dung chính như sau:

- Giám sát của HĐQT và Ban (Tổng) Giám đốc đối với RRLS, bao gồm:

Nguyên tắc 1: HĐQT của NH cần phê duyệt các chiến lược, chính sách QTRRLS và bảo đảm rằng Ban (Tổng) Giám đốc thực hiện đầy đủ các bước cần thiết, đồng thời được báo cáo thường xuyên về RRLS của NH để đánh giá việc theo dõi và kiểm soát những rủi ro này theo hướng dẫn của HĐQT về mức rủi ro mà NH có thể chấp nhận.

Nguyên tắc 2: Ban (Tổng) Giám đốc phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động của NH và mức độ RRLS mà NH gánh chịu được quản lý hiệu quả, chính sách và quy trình được thiết lập đầy đủ để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này. Nguyên tắc 3: Các NH cần quy định rõ các cá nhân và/hoặc các Ủy ban chịu trách nhiệm QTRRLS và bảo đảm rằng có sự phân định rõ ràng nhiệm vụ trong quá trình quản trị rủi ro để tránh nguy cơ xung đột lợi ích. Bộ phận đo

lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro tác nghiệp độc lập với các bộ phận kinh doanh của NH và báo cáo trực tiếp cho Ban (Tổng) Giám đốc và HĐQT. - Có đầy đủ các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro:

Nguyên tắc 4: Các chính sách và thủ tục về RRLS của NH cần được quy định rõ ràng, thống nhất với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động, đồng thời được áp dụng trong toàn hệ thống NH.

Nguyên tắc 5: NH cần xác định rủi ro trong các sản phẩm hoặc hoạt động mới và bảo đảm rằng những rủi ro này được kiểm soát đầy đủ trước khi được sử dụng hay thực hiện. Việc đề xuất giải pháp quản trị rủi ro cần được HĐQT hay Uỷ ban trực thuộc phê duyệt trước.

- Các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro:

Nguyên tắc 6: Hệ thống đo lường RRLS của NH phải nắm bắt được mọi nguồn RRLS và đánh giá được ảnh hưởng của những thay đổi lãi suất theo cách thống nhất với phạm vi hoạt động.

Nguyên tắc 7: NH cần thiết lập và áp dụng các giới hạn hoạt động, các thơng lệ khác để duy trì rủi ro trong phạm vi đã thống nhất với các chính sách nội bộ. Nguyên tắc 8: NH cần đo lường khả năng bị tổn thất trong điều kiện thị trường không thuận lợi, bao gồm cả việc không tuân thủ một số giả định chính, đồng thời cân nhắc những kết quả này khi thiết lập và đánh giá các chính sách và giới hạn đối với RRLS.

Nguyên tắc 9: NH cần có hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo RRLS. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho các cấp quản lý.

- Kiểm sốt nội bộ:

Ngun tắc 10: NH cần có hệ thống kiểm sốt nội bộ đầy đủ đối với quá trình QTRRLS, đảm bảo kiểm tra và đánh giá độc lập về tính hiệu quả của hệ thống. Kết quả kiểm tra cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát có liên quan. - Thơng tin cho các cơ quan giám sát:

Nguyên tắc 11: Các cơ quan giám sát cần có thơng tin đầy đủ và kịp thời từ các NH để đánh giá mức độ RRLS của các NH này. Thơng tin này cần tính đến kỳ hạn và đồng tiền trong từng danh mục đầu tư của NH, bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng.

- Đủ vốn:

Nguyên tắc 12: NH có đủ vốn tương ứng với mức độ RRLS mà họ đảm nhận. - Công bố thông tin RRLS:

Nguyên tắc 13: Các NH cần công bố thông tin về mức độ RRLS và các chính sách quản lý.

- Giám sát RRLS trong sổ sách kế toán NH:

Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát phải đánh giá xem hệ thống đo lường nội bộ của NH có cập nhật đầy đủ RRLS trong sổ sách kế tốn NH hay khơng. Nếu khơng cập nhật đầy đủ, thì NH phải nâng cấp hệ thống này để đạt được tiêu chuẩn theo yêu cầu. Để tạo điều kiện cho các cơ quan giám sát theo dõi RRLS, NH phải cung cấp kết quả của hệ thống đo lường nội bộ.

Nguyên tắc 15: Nếu các cơ quan giám sát xác định được một NH khơng có đủ vốn so với mức độ RRLS trong sổ sách kế toán NH, họ cần cân nhắc các biện pháp khắc phục, yêu cầu NH giảm bớt rủi ro hay bổ sung thêm vốn, hoặc kết hợp cả hai biện pháp.

1.2.5.2 Hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel II được ban hành vào năm 2004, là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn nhằm tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính, cũng như khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Basel II đưa ra một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 trụ cột như sau:

- Trụ cột 1: Liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% của tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà NH phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay

- Trụ cột 2: Liên quan đến việc hoạch định quy trình đánh giá hoạt động thanh tra giám sát. Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc:

NH cần có quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Giám sát viên nên rà sốt, đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ, chiến lược của NH và khả năng giám sát, đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu.

Giám sát viên khuyến nghị các NH duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của NH không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

- Trụ cột 3: Đề cập đến tính kỷ luật của thị trường. Basel II đưa ra các khuyến cáo về việc NH phải có chính sách về tính minh bạch, cơng khai hóa các thơng tin về thực trạng tài chính, hoạt động NH và được HĐQT thơng qua.

Riêng đối với RRLS, Hiệp ước Basel II cho rằng xử lý RRLS trong sổ sách NH theo Trụ cột 2 sẽ phù hợp hơn là xác định các yêu cầu vốn. Việc này hàm ý khơng có gánh nặng về vốn, nhưng sẽ có một quy trình giám sát nâng cao. Hệ thống nội bộ NH sẽ được xem là cơng cụ chính cho việc đo lường RRLS trong sổ sách. Để tạo điều kiện cho việc điều hành RRLS của các giám sát viên, các NH nên đưa ra kết quả từ hệ thống đánh giá nội bộ của mình thơng qua việc sử dụng các biến động lãi suất được chuẩn hóa. Nếu các giám sát viên xác định rằng NH đang không nắm giữ mức vốn tương xứng với mức độ RRLS, họ có thể địi hỏi NH giảm rủi ro hoặc gia tăng lượng vốn nắm giữ hoặc cả hai.

1.2.6 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NHTM

Hoạt động QTRRLS của các NHTM có thể được đánh giá qua tiêu chí định tính và định lượng như sau:

 Tiêu chí định tính thể hiện qua việc NHTM có một chính sách QTRRLS rõ ràng với mục tiêu QTRRLS cụ thể, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro phân định rõ nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban bộ phận trong bộ máy đó, quy trình

QTRRLS được xây dựng hồn thiện và mơ tả chi tiết thông qua các lưu đồ cụ thể. Ngoài ra, các NHTM cũng cần có cơng cụ đo lường RRLS tiên tiến và hệ thống báo cáo đáp ứng u cầu thơng tin chính xác và kịp thời thực trạng RRLS đến các phòng ban và Ban lãnh đạo.

 Tiêu chí định lượng thể hiện qua các chỉ tiêu như Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM, Khe hở nhạy cảm lãi suất GAP và mơ hình đo lường RRLS. Thêm vào đó, các NHTM cần xây dựng đầy đủ các hạn mức RRLS trong các hoạt động tác nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá và ra quyết định điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để kiểm soát tốt thực trạng RRLS tại đơn vị.

1.2.7 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Là một trong 5 NHTM nhà nước, từ năm 2001, BIDV bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện và nhanh chóng chuyển sang hoạt động NHTM theo cơ chế thị trường. Theo đó, BIDV khơng chỉ gìn giữ cốt lõi phục vụ đầu tư phát triển mà còn nâng lên với yêu cầu cao hơn, gắn tín dụng đầu tư phát triển với cung cấp sản phẩm dịch vụ NH bán buôn và bán lẻ của hoạt động NH.

Trải qua quá trình đổi mới với nhiều giai đoạn, đến tháng 4/2012, BIDV đã thực hiện cổ phần hóa thành cơng, hướng tới xây dựng một tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Trong đó, cơng tác quản trị rủi ro nói chung, cũng như QTRRLS nói riêng được BIDV dành sự quan tâm và đầu tư đáng kể.

1.2.7.1 Công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

a) Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

BIDV có chính sách QTRRLS rõ ràng, bao gồm mục tiêu QTRRLS là nhằm hạn chế các tổn thất về thu nhập từ lãi cho NH, duy trì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tận dụng cơ hội biến động lãi suất trên thị trường để tạo ra lợi nhuận cho NH.

NH này cũng đã có quy chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực QTRRLS. Quy chế này quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong NH, từ HĐQT đến các phịng ban chun mơn, cũng như quy định các hạn mức cụ thể như hạn mức VaR, hạn mức Khe hở kỳ hạn, hạn mức Khe hở nhạy cảm lãi suất.

Mơ hình tổ chức bộ máy QTRRLS tại BIDV bao gồm các bộ phận với chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng như sau:

- Hội đồng ALCO (Hội đồng quản lý TSN – TSC của BIDV): Phê duyệt các hạn mức liên quan đến RRLS.

- Phòng Quản lý rủi ro thị trường: Thẩm định và đề xuất ALCO phê duyệt các hạn mức RRLS; đo lường, giám sát việc tuân thủ các hạn mức.

- Phòng Hỗ trợ ALCO: Đề xuất hạn mức RRLS; cập nhật kết quả tính VaR lãi suất hàng ngày, phối hợp cùng Phòng Quản lý rủi ro thị trường xây dựng và hoàn thiện phương pháp đo lường, phần mềm quản lý VaR lãi suất.

- Trung tâm công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý VaR lãi suất.

b) Quy trình quản trị rủi ro lãi suất

BIDV QTRRLS thơng qua chính sách hạn mức RRLS, bao gồm:

- Hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất (tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/Tổng tài sản, hạn mức đối với mức thay đổi thu nhập lãi ròng: tỷ lệ % giảm tối đa thu nhập ròng kế hoạch khi lãi suất thị trường thay đổi 1%/năm).

- Hạn mức thay đổi vốn chủ sở hữu ròng (tỷ lệ % giảm tối đa vốn chủ sở hữu ròng khi lãi suất thay đổi 1%/năm).

- VaR lãi suất đối với từng loại tiền tệ và đối với cả rổ tiền tệ.

Trên cơ sở đó, BIDV xây dựng quy trình QTRRLS gồm các bước như sau:

- Cán bộ hỗ trợ ALCO thực hiện đo lường Khe hở nhạy cảm lãi suất theo các kỳ hạn định giá lại, đánh giá tình hình biến động lãi suất, sau đó xác định mức thay đổi thu nhập rịng từ lãi suất. Trên cơ sở đó, cán bộ hỗ trợ ALCO lập báo cáo đề xuất giới hạn Khe hở nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi, hạn mức VaR lãi suất gửi Phòng Quản lý rủi ro thị trường.

- Trên cơ sở đánh giá lại báo cáo đề xuất của Phòng hỗ trợ ALCO, cán bộ quản lý RRLS lập tờ trình phê duyệt các giới hạn. Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thị trường kiểm tra, rà sốt và có ý kiến độc lập với tờ trình và trình lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp.

- Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tiếp tục có ý kiến độc lập và trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro.

- Phó Tổng Giám đốc nêu ý kiến độc lập gửi Hội đồng ALCO.

- Nếu phê duyệt, ALCO ban hành Nghị quyết gửi các phịng ban có liên quan thực hiện. Ngược lại, ALCO sẽ có ý kiến đối với từng trường hợp cụ thể.

Tồn bộ trình tự QTRRLS nêu trên được BIDV mơ tả thông qua các lưu đồ cụ thể.

c) Cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất

Từ năm 2006, BIDV đã giới thiệu gói sản phẩm phái sinh đến với khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng tương lai, quyền chọn hàng hóa... để giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro. Trong đó, BIDV là NH tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm phái sinh tiền tệ và lãi suất với tổng giá trị giao dịch đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2012, BIDV được tạp chí Asia Risks vinh danh trao tặng giải thưởng là “Ngân hàng của năm, Việt Nam - House of the year Vietnam” trong lĩnh vực quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh.

1.2.7.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Thành tựu trong công tác QTRRLS tại BIDV hiện nay là đo lường RRLS thông qua hai cơng cụ chính là khe hở nhạy cảm lãi suất và VaR lãi suất, trong đó, việc QTRRLS bằng VaR là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. BIDV cũng đã xây dựng các hạn mức RRLS và sử dụng các hạn mức này trong vận hành quy trình QTRRLS. Ngoài ra, BIDV cũng đã triển khai và đạt được một số thành tựu trong việc sử dụng các cơng cụ phái sinh nhằm phịng ngừa RRLS.

Trong bối cảnh công tác QTRRLS tại các NHTM Việt Nam chỉ mới nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây, thì những thành quả trong lĩnh vực này của

BIDV là thật sự cần thiết đối với các NHTM đang trong q trình xây dựng và hồn thiện cơng tác QTRRLS nói chung và Eximbank nói riêng.

Với vị thế là một trong những NHTM có năng lực hoạt động và thương hiệu khá lớn mạnh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, Eximbank đã và đang hướng đến sự phát triển an toàn, bền vững trên cơ sở hệ thống quản trị rủi ro tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Theo đó, riêng đối với cơng tác QTRRLS, Eximbank có thể rút ra được một số bài học từ kinh nghiệm thực tiễn của BIDV như sau:

Thứ nhất, Eximbank cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)