Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất của NHNNVN và tác động đối với hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)

thống NHTM Việt Nam

2.2.1 Diễn biến lãi suất năm 2009

Từ tháng 2/2009, NHNNVN duy trì mức lãi suất cơ bản 7%/năm, quy định mức lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh của các TCTD tối đa là 10,5%/năm, lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng. Đồng thời, NHNNVN và các bộ ngành có liên quan cũng đã triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn NH để sản xuất kinh doanh theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất 4%/năm và sẽ chỉ phải trả mức lãi suất tối đa là 6,5%/năm. Cơ chế này đã có

những tác động tích cực như giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm được chi phí lãi vay, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, giúp cho NH khai thông nguồn vốn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ lãi suất cũng đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của TCTD, cùng với đó là mức tăng trưởng tín dụng tăng đột biến trong khi mức huy động vẫn giữ tốc độ tăng tương đối ổn định so với từ đầu năm. Theo NHNNVN, tồn ngành có huy động vốn tăng 28,7%, tín dụng tăng 37,73% (vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra). Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đang ở mức cao, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường và kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động chính sách tiền tệ.

Đồ thị 2.2: Lãi suất điều hành của NHNNVN năm 2009

(Nguồn: NHNNVN)

Sau khi lãi suất cơ bản được giữ nguyên trong suốt 10 tháng, đến ngày 25/11/2009, NHNNVN đã ban hành Quyết định số 2665/QĐ-NHNNVN tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, hai lãi suất chỉ đạo là lãi suất tái cấp vốn 8%/năm, và lãi suất tái chiết khấu 6%/năm để phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế. Việc tăng lãi suất cơ bản là một quyết định hợp lý nhưng có phần hơi chậm trễ của NHNNVN do duy trì lãi suất cơ bản 7%/năm trong một thời gian dài đã khiến cho tăng trưởng tín dụng tăng cao. Vì bị hạn chế lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh không quá 150%

lãi suất cơ bản nên dù đã thu hẹp mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra, các NH vẫn gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Ngoài ra, cơ chế lãi suất trần đã dần bộc lộ những nhược điểm của nó trong điều kiện kinh tế hội nhập như không phản ánh được thực tế quan hệ cung – cầu trên thị trường, các TCTD đã lách trần cho vay bằng các khoản phí... Mặt khác, cơ chế này còn làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD, cụ thể là nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung – dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên.

2.2.2 Diễn biến lãi suất năm 2010

Trong 10 tháng đầu năm, NHNNVN đã duy trì các lãi suất điều hành ở mức cố định. Lãi suất huy động VND có xu hướng gia tăng ở những tháng đầu năm với mức tăng từ 0,03% – 0,07%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Cùng với đó, lãi suất cho vay VND cũng có xu hướng tăng theo. Lãi suất cho vay VND ngắn hạn đạt mức tăng khá cao, bình quân ở mức 11,5%/năm, lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân ở mức 16,5%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ tiếp tục tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Lãi suất huy động USD bình quân kỳ hạn 1 – 6 tháng từ 2,7% – 3,2%/năm, kỳ hạn từ 6 – 12 tháng từ 3,4% – 3,8%/năm. Việc lãi suất huy động USD tăng nhẹ kéo theo sự tăng lên của lãi suất cho vay USD. Lãi suất cho vay ngắn hạn USD bình quân từ 4,5% – 5,5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn USD bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm. Trước tình trạng lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay VND, đại đa số các doanh nghiệp đều kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ tương đối ổn định trong thời gian tới. Thông tư số 25/2009/TT-NHNNVN, trong đó bổ sung thêm 2 đối tượng được vay bằng ngoại tệ, đã làm cho các doanh nhiệp thay vì vay VND đã chuyển sang vay USD làm tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đột biến.

Cuộc đua lãi suất huy động VND đã quay lại trong tháng 5/2010 với lãi suất huy động VND phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm và lãi suất huy động USD cũng tăng từ 5%/năm lên 5,5%/năm. Diễn biến này làm cho lãi suất cho vay VND ngắn hạn xoay quanh mức 17%/năm và trung dài hạn ở mức bình quân 18,5%/năm. Lãi suất cho vay

USD cũng xoay quanh mức 6,5%/năm đối với ngắn hạn và bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm đối với trung dài hạn. Đến cuối tháng 7, NHNNVN áp dụng một số biện pháp hành chính, lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11% – 11,2%/năm cho các kỳ hạn, kéo theo lãi suất cho vay VND ngắn hạn giảm xuống cịn bình qn 15%/năm, trung dài hạn chỉ còn dao động xung quanh mức 17,5%/năm và duy trì khá ổn định. Trong giai đoạn này, tình hình tăng trưởng tín dụng q nóng của các NH TMCP kèm theo việc nới lỏng các điều kiện cho vay đã khiến cho chất lượng tín dụng khó kiểm sốt đã trở thành nguyên nhân làm gia tăng RRLS tại các NHTM do phát sinh nợ quá hạn, ảnh hưởng tới kế hoạch quản lý TSN – TSC của mỗi NH.

Đến giữa tháng 10, dưới sự hỗ trợ của NHNNVN và sự đồng thuận của các NH, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8% – 11%/năm, trong khi đó lãi suất trên thị trường LNH có dấu hiệu tăng khá mạnh bình qn tăng từ 0,5% – 1% ở mỗi kỳ hạn. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, ngay sau đó NHNNVN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm, đồng thời tiến hành áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNNVN về Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Chính vì vậy các NH buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên. Lãi suất huy động VND đã tăng vọt trên 17%/năm ở một số NHTM đối với một số kỳ hạn ngắn, đồng thời lãi suất cho vay VND cũng tăng lên tới 19% – 21%/năm. Lãi suất huy động USD cũng có sự tăng nhẹ tương ứng đối với mỗi kỳ hạn như: không kỳ hạn bình qn từ 1% – 2%/năm, có kỳ hạn bình qn từ 3% – 4%/năm, do đó kéo theo lãi suất cho vay USD tăng lên. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn bình quân từ 5% – 6,5%/năm, lãi suất cho vay USD trung dài hạn bình quân từ 7% – 8,5%/năm.

Đồ thị 2.3: Lãi suất điều hành của NHNNVN từ 06/2010 đến 05/2011

(Nguồn: NHNNVN)

2.2.3 Diễn biến lãi suất năm 2011

Trong quý I, NHNNVN vẫn áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm sốt lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Tại thời điểm đầu tháng 3/2011, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều tăng lên mức 12%/năm. Các NHTM thực hiện Thông tư số 02/2011/TT-NHNNVN ngày 03/03/201 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND. Theo đó, lãi suất huy động luôn ổn định ở mức 13% – 14%/năm, lãi suất cho vay VND có xu hướng tăng lên từ 0,5% – 1%/năm so với cuối năm 2010 đối với từng khu vực, đạt mức bình quân từ 16% – 22%/năm. Đối với ngoại tệ: lãi suất huy động USD có xu hướng ổn định bình qn đối với khơng kỳ hạn từ 0,2% – 0,5%/năm, dưới 12 tháng từ 4,5% – 6%/năm; lãi suất cho vay USD có xu hướng tăng lên khoảng 0,5% so với cuối năm 2010, lãi suất cho vay ngắn hạn USD bình quân từ 6% – 7% /năm, từ 7,5% – 8,5%/năm đối với trung và dài hạn. So với cuối năm 2010, lãi suất LNH VND, có xu hướng tăng đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống và giảm nhẹ ở các kỳ hạn cịn lại, riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng khơng thay đổi vẫn ở mức 13,43%/năm.

Đồ thị 2.4: Lãi suất bình quân LNH năm 2011

(Nguồn: NHNNVN)

Trong quý II, NHNNVN thực hiện tăng lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm. Trước tình hình đó, các NHTM vẫn giữ ổn định mức lãi suất huy động VND có kỳ hạn trong khoảng từ 13,5% – 14%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay lại có xu hướng tăng khoảng 1% – 2%/năm so với cuối Quý I. Lãi suất huy động USD có kỳ hạn có xu hướng giảm do việc kiểm sốt chặt tín dụng và thị trường ngoại tệ tự do của NHNNVN. Sau khi NHNNVN ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNNVN ngày 09/04/2011, các NHTM đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD tại thời cuối quý II, ở mức bình quân 2%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay USD lại có xu hướng tăng 0,5%/năm so với cuối quý I.

Lãi suất trong tháng 10 có xu hướng biến động mạnh ngay sau khi NHNNVN thực hiện tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm từ 14%/năm lên 16%/năm, áp dụng từ ngày 10/10/2011, làm cho mức lãi suất LNH bình quân vượt trên mốc 13%/năm, cao nhất là kỳ hạn 1 tháng với mức 14,69%/năm. Tuy nhiên, trong tháng 11 và 12, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND đã được cải thiện. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn với mức cao nhất là 14%/năm, lãi suất cho vay VND giảm 1% – 1,5%/năm, dao động trong khoảng từ 15,5% – 17,5%/năm. Lãi suất huy động và cho vay USD khá ổn định và không đổi so với cuối quý II.

2.2.4 Diễn biến lãi suất năm 2012

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mơ trong nước cịn nhiều bất ổn, NHNNVN chủ trương điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đầu năm 2012 đến thời điểm đầu quý III, NHNNVN đã 5 lần liên tiếp hạ các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động. Sau 5 lần điều chỉnh giảm, tại thời điểm 01/07/2012, lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm.

Đồ thị 2.5: Lãi suất điều hành của NHNNVN năm 2012

(Nguồn: NHNNVN)

Lúc này, trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm từ 14%/năm về còn 9%/năm đối với lãi suất tiền gửi ngắn hạn, trong khi lãi suất tiền gửi dài hạn (trên 12 tháng) nhích nhẹ về cuối quý III lên mức cao nhất 13%/năm. Lãi suất cho vay VND cũng có mức giảm tương ứng sau mỗi lần chính sách được đưa ra, phổ biến từ 9% – 12%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và 13% – 15%/năm đối với các lĩnh vực khác tại thời điểm cuối quý III.

Mặt bằng lãi suất USD được duy trì khá ổn định 0,5% – 1%/năm đối với tiền gửi của các TCKT, 2%/năm đối với tiền gửi dân cư. Lãi suất cho vay USD tại thời điểm cuối quý II là 5% – 7,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn, 7,5% – 9%/năm đối với lãi suất cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, sau đó tại thời điểm giữa tháng 07 lãi suất

cho vay USD cũng được điều chỉnh giảm rồi duy trì ổn định quanh mức 5% – 6%/năm kỳ hạn ngắn và 6% – 7,5%/năm kỳ hạn trung dài hạn đến hết quý III.

Thị trường tiền tệ LNH chứng kiến những diễn biến hoàn toàn bất ngờ. Sau thời gian căng thẳng trong tháng 1, lãi suất VND LNH đã ổn định trở lại giữa tháng 2, sau đó liên tục giảm với tốc độ nhanh và lùi về chỉ còn 1% – 2%/năm đối với kỳ hạn qua đêm đến 1tuần vào đầu tháng 6/2012, thấp hơn 12% – 13% so với đầu năm 2012. Ngay khi NHNNVN hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống còn 9%/năm, lãi suất LNH đã bật tăng lên mức 8,5%/năm kỳ hạn qua đêm và sau đó lại đột ngột hạ nhiệt cùng với sự can thiệp của NHNNVN. Tới cuối tháng 6, lãi suất VND LNH đã lùi xuống mức 3,5%/năm kỳ hạn qua đêm. Đến giữa tháng 8, lãi suất VND LNH đã giảm về quanh mức 1,5% – 2%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần và lại tăng mạnh trở lại vào cuối tháng 8 lên mức 7% – 8%/năm. Cuối tháng 9/2012, thị trường LNH với nguồn cung khá dồi dào, cầu khá thấp, dẫn tới lãi suất VND LNH giảm dần về quanh mức 3%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.

Đầu quý IV/2012, lãi suất huy động và cho vay VND tiếp tục duy trì ổn định trên tất cả các kỳ hạn. Lãi suất huy động xoay quanh mức 8,8% – 9%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và 11% – 13%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay VND từ 11% – 15%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 14,6% – 16,5%/năm đối với kỳ hạn trung dài hạn. Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động USD cũng khơng có biến động. Lãi suất VND LNH khá trầm lắng, cuối tháng 10/2012 đạt mức 2% – 2,5%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần, 3% – 4%/năm kỳ hạn 2 – 3 tuần và 6% – 6,5%/năm kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản thị trường vẫn hạn chế, doanh số giao dịch ước tính chỉ đạt bình qn 12.000 – 13.000 tỷ VND/ngày khi cả cung và cầu nguồn trong giai đoạn này đều thấp.

Diễn biến lãi suất khó lường khiến cho các NH không dự báo kịp xu hướng biến động, cũng như có những điều chỉnh cho kịp thời với trạng thái chênh lệch kỳ hạn tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất. Do vậy, khơng ít các NH đã rơi vào tình cảnh khó khăn, đối mặt với RRLS khi vừa phải chịu chi phí huy động cao khiến cho NIM giảm, vừa

gặp thêm những khó khăn về thanh khoản, huy động nguồn bù đắp.

Theo dõi kết quả kinh doanh của một số NHTM từ năm 2009 trở lại đây, có thể thấy, với những thời điểm chính sách lãi suất của NHNNVN có nhiều thay đổi, khơng ít các NH tận dụng được cơ hội nhằm gia tăng thu nhập từ lãi do có những nhận định chính xác về diễn biến lãi suất, song cũng có nhiều NH bị suy giảm thu nhập từ lãi một cách đáng kể do chưa nhận định đúng lãi suất hoặc phương pháp QTRRLS chưa phù hợp.

Đồ thị 2.6: NIM của một số ngân hàng giai đoạn 2009 – 2012

(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.3.1Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2.3.1.1 Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất theo các kỹ thuật đo lường

Để phân tích thực trạng RRLS, chúng ta có thể dựa trên tiêu chí là Khe hở nhạy cảm lãi suất, Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất và Khe hở kỳ hạn như luận văn đã giới thiệu tại phần lý thuyết 1.1.4. Tuy nhiên, tại Eximbank, dữ liệu đầu vào chưa thể hỗ trợ cho việc đánh giá Khe hở kỳ hạn. Do đó, hai tiêu chí cịn lại được xem xét như sau:

Bảng 2.7: GAP và ISR của Eximbank tại các kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)