Lãi suất điều hành của NHNNVN năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)

(Nguồn: NHNNVN)

Lúc này, trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm từ 14%/năm về còn 9%/năm đối với lãi suất tiền gửi ngắn hạn, trong khi lãi suất tiền gửi dài hạn (trên 12 tháng) nhích nhẹ về cuối quý III lên mức cao nhất 13%/năm. Lãi suất cho vay VND cũng có mức giảm tương ứng sau mỗi lần chính sách được đưa ra, phổ biến từ 9% – 12%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và 13% – 15%/năm đối với các lĩnh vực khác tại thời điểm cuối quý III.

Mặt bằng lãi suất USD được duy trì khá ổn định 0,5% – 1%/năm đối với tiền gửi của các TCKT, 2%/năm đối với tiền gửi dân cư. Lãi suất cho vay USD tại thời điểm cuối quý II là 5% – 7,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn, 7,5% – 9%/năm đối với lãi suất cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, sau đó tại thời điểm giữa tháng 07 lãi suất

cho vay USD cũng được điều chỉnh giảm rồi duy trì ổn định quanh mức 5% – 6%/năm kỳ hạn ngắn và 6% – 7,5%/năm kỳ hạn trung dài hạn đến hết quý III.

Thị trường tiền tệ LNH chứng kiến những diễn biến hoàn toàn bất ngờ. Sau thời gian căng thẳng trong tháng 1, lãi suất VND LNH đã ổn định trở lại giữa tháng 2, sau đó liên tục giảm với tốc độ nhanh và lùi về chỉ còn 1% – 2%/năm đối với kỳ hạn qua đêm đến 1tuần vào đầu tháng 6/2012, thấp hơn 12% – 13% so với đầu năm 2012. Ngay khi NHNNVN hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống còn 9%/năm, lãi suất LNH đã bật tăng lên mức 8,5%/năm kỳ hạn qua đêm và sau đó lại đột ngột hạ nhiệt cùng với sự can thiệp của NHNNVN. Tới cuối tháng 6, lãi suất VND LNH đã lùi xuống mức 3,5%/năm kỳ hạn qua đêm. Đến giữa tháng 8, lãi suất VND LNH đã giảm về quanh mức 1,5% – 2%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần và lại tăng mạnh trở lại vào cuối tháng 8 lên mức 7% – 8%/năm. Cuối tháng 9/2012, thị trường LNH với nguồn cung khá dồi dào, cầu khá thấp, dẫn tới lãi suất VND LNH giảm dần về quanh mức 3%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần.

Đầu quý IV/2012, lãi suất huy động và cho vay VND tiếp tục duy trì ổn định trên tất cả các kỳ hạn. Lãi suất huy động xoay quanh mức 8,8% – 9%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và 11% – 13%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay VND từ 11% – 15%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 14,6% – 16,5%/năm đối với kỳ hạn trung dài hạn. Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động USD cũng khơng có biến động. Lãi suất VND LNH khá trầm lắng, cuối tháng 10/2012 đạt mức 2% – 2,5%/năm kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần, 3% – 4%/năm kỳ hạn 2 – 3 tuần và 6% – 6,5%/năm kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản thị trường vẫn hạn chế, doanh số giao dịch ước tính chỉ đạt bình qn 12.000 – 13.000 tỷ VND/ngày khi cả cung và cầu nguồn trong giai đoạn này đều thấp.

Diễn biến lãi suất khó lường khiến cho các NH không dự báo kịp xu hướng biến động, cũng như có những điều chỉnh cho kịp thời với trạng thái chênh lệch kỳ hạn tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất. Do vậy, khơng ít các NH đã rơi vào tình cảnh khó khăn, đối mặt với RRLS khi vừa phải chịu chi phí huy động cao khiến cho NIM giảm, vừa

gặp thêm những khó khăn về thanh khoản, huy động nguồn bù đắp.

Theo dõi kết quả kinh doanh của một số NHTM từ năm 2009 trở lại đây, có thể thấy, với những thời điểm chính sách lãi suất của NHNNVN có nhiều thay đổi, khơng ít các NH tận dụng được cơ hội nhằm gia tăng thu nhập từ lãi do có những nhận định chính xác về diễn biến lãi suất, song cũng có nhiều NH bị suy giảm thu nhập từ lãi một cách đáng kể do chưa nhận định đúng lãi suất hoặc phương pháp QTRRLS chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)