Khe hở nhạy cảm lãi suất giai đoạn 2009 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 67)

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Tổng TSC nhạy lãi 55.259 120.659 167.771 146.456 Tổng TSN nhạy lãi 51.134 114.482 163.527 140.458 GAP 4.125 6.177 4.244 5.998 ISR 1,08 1,05 1,03 1,04 Trạng thái Nhạy về TS Nhạy về TS Nhạy về TS Nhạy về TS NIM sẽ giảm nếu Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất giảm (Nguồn: BCTC các năm và tính tốn của tác giả)

Qua các năm từ 2009 đến 2012, Eximbank ln có Tổng TSC nhạy cảm lãi suất lớn hơn Tổng TSN nhạy cảm lãi suất, luôn ở trạng thái nhạy cảm về tài sản với khe hở nhạy cảm lãi suất lần lượt là 4.125 tỷ đồng, 6.177 tỷ đồng, 4.244 tỷ đồng và 5.998 tỷ đồng.

Mặt khác, tỷ lệ nhạy cảm lãi suất luôn được Eximbank duy trì lớn hơn 1 và có xu hướng tiến về quanh mức 1, nghĩa là có sự cân bằng khá tốt giữa TSC nhạy cảm lãi suất và TSN nhạy cảm lãi suất được duy trì qua các năm, NH đang kiểm soát khá tốt nguy cơ RRLS.

2.3.1.2 Lượng hóa RRLS tại Eximbank theo mơ hình định giá lại

Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể sử dụng những mơ hình khác nhau để đo lường RRLS. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế khó đáp ứng yêu cầu của các mơ hình.

Đối với Eximbank, trên thực tế phương pháp phân tích Khe hở nhạy cảm lãi suất mới chỉ dừng lại ở việc phân loại TSC – TSN nhạy cảm lãi suất và tính tốn Khe hở nhạy cảm lãi suất GAP tại từng kỳ hạn để QTRRLS mà khơng có các cơng cụ lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến động lãi suất đối với thu nhập của NH.

Trong cơ cấu bảng cân đối tài sản của Eximbank, những tài sản có giá trị biến động theo sự biến động của lãi suất thị trường (các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường) chiếm tỷ trọng không đáng kể, mặt khác, hệ thống kế toán của Việt Nam hạch toán theo nguyên tắc giá trị ghi sổ. Do đó, trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ lựa chọn mơ hình Định giá lại để lượng hóa RRLS tại Eximbank.

a) Các giả định

Khi áp dụng mơ hình định giá lại để giải quyết sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, các giả định sau được áp dụng:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các TSC khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và TSC khác) và các khoản nợ khác được phân loại là những khoản mục không chịu lãi.

- Tiền gửi tại NHNNVN Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh tốn, do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến một tháng.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm kết thúc năm tài chính của từng loại chứng khoán.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD, các khoản cho vay khách hàng, các khoản nợ chính phủ và NHNNVN Việt Nam, các khoản tiền gửi và vay các TCTD và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian cịn lại của hợp đồng tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ hạn định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn cịn lại của từng loại giấy tờ có giá.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của giao dịch do các giao dịch này có lãi suất cố định.

- Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung, dài hạn có lãi suất cố định.

- Để phù hợp với dữ liệu thực tế về lãi suất bình qn LNH do NHNNVN cơng bố, tác giả sử dụng lãi suất bình quân LNH thời hạn 12 tháng cho các Kỳ hạn định giá lại từ 6 tháng đến 12 tháng, từ 1 năm đến 5 năm và từ 5 năm trở lên. Ngày giá trị được sử dụng là ngày giao dịch cuối cùng của mỗi tháng. Trường hợp kỳ hạn khơng có dữ liệu lãi suất bình qn LNH (do khơng phát sinh giao dịch tại kỳ hạn đó) thì sử dụng lãi suất bình qn LNH tại kỳ hạn ngắn hơn gần nhất trong cùng ngày giao dịch.

- Cơ sở biến động lãi suất bình quân LNH của năm sau được sử dụng để xác định thay đổi thu nhập ròng từ lãi của năm trước. Riêng đối với năm 2012, tác giả thu thập dữ liệu lãi suất bình quân LNH trong 7 tháng đầu năm 2013 để tính tốn.

b) Phương pháp đo lường

Trên cơ sở các giả định, điều kiện trên và lý thuyết về mơ hình đã được giới thiệu ở chương 1, tác giả tiến hành đo lường RRLS tại Eximbank theo các bước như sau:

Bước 1: Phân loại toàn bộ TSC nhạy cảm lãi suất và TSN nhạy cảm lãi suất của NH

Phụ lục 2 trình bày bảng phân tích TSC và TSN (quy đổi) theo thời hạn định lại lãi

suất thực tế trong các năm từ 2009 – 2012.

Bước 2: Tính tốn Khe hở nhạy cảm lãi suất GAP tại mỗi kỳ hạn. Bảng 2.7 trong

phần 2.3.1.1 đã trình bày chi tiết phần tính tốn này.

Bước 3: Xác định mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của NH (NII) khi lãi suất

thị trường thay đổi.

Trên cơ sở Phụ lục 3, tác giả xác định lãi suất nội tệ bình quân LNH tại từng kỳ hạn định giá lại và mức thay đổi lãi suất tương ứng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 7 tháng đầu năm 2013. Kết quả tính tốn mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của Eximbank trong giai đoạn 2009 – 2012 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64 - 67)