Hiệp ước Basel II 27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

1.2 Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM 17

1.2.5.2 Hiệp ước Basel II 27

Hiệp ước Basel II được ban hành vào năm 2004, là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn nhằm tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính, cũng như khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Basel II đưa ra một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 trụ cột như sau:

- Trụ cột 1: Liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% của tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà NH phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay

- Trụ cột 2: Liên quan đến việc hoạch định quy trình đánh giá hoạt động thanh tra giám sát. Basel II nhấn mạnh 4 ngun tắc:

NH cần có quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Giám sát viên nên rà soát, đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ, chiến lược của NH và khả năng giám sát, đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu.

Giám sát viên khuyến nghị các NH duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của NH không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.

- Trụ cột 3: Đề cập đến tính kỷ luật của thị trường. Basel II đưa ra các khuyến cáo về việc NH phải có chính sách về tính minh bạch, cơng khai hóa các thơng tin về thực trạng tài chính, hoạt động NH và được HĐQT thơng qua.

Riêng đối với RRLS, Hiệp ước Basel II cho rằng xử lý RRLS trong sổ sách NH theo Trụ cột 2 sẽ phù hợp hơn là xác định các u cầu vốn. Việc này hàm ý khơng có gánh nặng về vốn, nhưng sẽ có một quy trình giám sát nâng cao. Hệ thống nội bộ NH sẽ được xem là cơng cụ chính cho việc đo lường RRLS trong sổ sách. Để tạo điều kiện cho việc điều hành RRLS của các giám sát viên, các NH nên đưa ra kết quả từ hệ thống đánh giá nội bộ của mình thơng qua việc sử dụng các biến động lãi suất được chuẩn hóa. Nếu các giám sát viên xác định rằng NH đang không nắm giữ mức vốn tương xứng với mức độ RRLS, họ có thể địi hỏi NH giảm rủi ro hoặc gia tăng lượng vốn nắm giữ hoặc cả hai.

1.2.6 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NHTM

Hoạt động QTRRLS của các NHTM có thể được đánh giá qua tiêu chí định tính và định lượng như sau:

 Tiêu chí định tính thể hiện qua việc NHTM có một chính sách QTRRLS rõ ràng với mục tiêu QTRRLS cụ thể, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro phân định rõ nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban bộ phận trong bộ máy đó, quy trình

QTRRLS được xây dựng hồn thiện và mơ tả chi tiết thông qua các lưu đồ cụ thể. Ngồi ra, các NHTM cũng cần có cơng cụ đo lường RRLS tiên tiến và hệ thống báo cáo đáp ứng u cầu thơng tin chính xác và kịp thời thực trạng RRLS đến các phòng ban và Ban lãnh đạo.

 Tiêu chí định lượng thể hiện qua các chỉ tiêu như Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM, Khe hở nhạy cảm lãi suất GAP và mơ hình đo lường RRLS. Thêm vào đó, các NHTM cần xây dựng đầy đủ các hạn mức RRLS trong các hoạt động tác nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá và ra quyết định điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để kiểm soát tốt thực trạng RRLS tại đơn vị.

1.2.7 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Là một trong 5 NHTM nhà nước, từ năm 2001, BIDV bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện và nhanh chóng chuyển sang hoạt động NHTM theo cơ chế thị trường. Theo đó, BIDV khơng chỉ gìn giữ cốt lõi phục vụ đầu tư phát triển mà còn nâng lên với yêu cầu cao hơn, gắn tín dụng đầu tư phát triển với cung cấp sản phẩm dịch vụ NH bán buôn và bán lẻ của hoạt động NH.

Trải qua quá trình đổi mới với nhiều giai đoạn, đến tháng 4/2012, BIDV đã thực hiện cổ phần hóa thành cơng, hướng tới xây dựng một tập đồn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Trong đó, cơng tác quản trị rủi ro nói chung, cũng như QTRRLS nói riêng được BIDV dành sự quan tâm và đầu tư đáng kể.

1.2.7.1 Công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

a) Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

BIDV có chính sách QTRRLS rõ ràng, bao gồm mục tiêu QTRRLS là nhằm hạn chế các tổn thất về thu nhập từ lãi cho NH, duy trì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tận dụng cơ hội biến động lãi suất trên thị trường để tạo ra lợi nhuận cho NH.

NH này cũng đã có quy chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực QTRRLS. Quy chế này quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong NH, từ HĐQT đến các phịng ban chun mơn, cũng như quy định các hạn mức cụ thể như hạn mức VaR, hạn mức Khe hở kỳ hạn, hạn mức Khe hở nhạy cảm lãi suất.

Mơ hình tổ chức bộ máy QTRRLS tại BIDV bao gồm các bộ phận với chức năng nhiệm vụ được phân định rõ ràng như sau:

- Hội đồng ALCO (Hội đồng quản lý TSN – TSC của BIDV): Phê duyệt các hạn mức liên quan đến RRLS.

- Phòng Quản lý rủi ro thị trường: Thẩm định và đề xuất ALCO phê duyệt các hạn mức RRLS; đo lường, giám sát việc tuân thủ các hạn mức.

- Phòng Hỗ trợ ALCO: Đề xuất hạn mức RRLS; cập nhật kết quả tính VaR lãi suất hàng ngày, phối hợp cùng Phòng Quản lý rủi ro thị trường xây dựng và hoàn thiện phương pháp đo lường, phần mềm quản lý VaR lãi suất.

- Trung tâm công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý VaR lãi suất.

b) Quy trình quản trị rủi ro lãi suất

BIDV QTRRLS thơng qua chính sách hạn mức RRLS, bao gồm:

- Hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất (tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/Tổng tài sản, hạn mức đối với mức thay đổi thu nhập lãi ròng: tỷ lệ % giảm tối đa thu nhập ròng kế hoạch khi lãi suất thị trường thay đổi 1%/năm).

- Hạn mức thay đổi vốn chủ sở hữu ròng (tỷ lệ % giảm tối đa vốn chủ sở hữu ròng khi lãi suất thay đổi 1%/năm).

- VaR lãi suất đối với từng loại tiền tệ và đối với cả rổ tiền tệ.

Trên cơ sở đó, BIDV xây dựng quy trình QTRRLS gồm các bước như sau:

- Cán bộ hỗ trợ ALCO thực hiện đo lường Khe hở nhạy cảm lãi suất theo các kỳ hạn định giá lại, đánh giá tình hình biến động lãi suất, sau đó xác định mức thay đổi thu nhập rịng từ lãi suất. Trên cơ sở đó, cán bộ hỗ trợ ALCO lập báo cáo đề xuất giới hạn Khe hở nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi, hạn mức VaR lãi suất gửi Phòng Quản lý rủi ro thị trường.

- Trên cơ sở đánh giá lại báo cáo đề xuất của Phòng hỗ trợ ALCO, cán bộ quản lý RRLS lập tờ trình phê duyệt các giới hạn. Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thị trường kiểm tra, rà sốt và có ý kiến độc lập với tờ trình và trình lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp.

- Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tiếp tục có ý kiến độc lập và trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro.

- Phó Tổng Giám đốc nêu ý kiến độc lập gửi Hội đồng ALCO.

- Nếu phê duyệt, ALCO ban hành Nghị quyết gửi các phịng ban có liên quan thực hiện. Ngược lại, ALCO sẽ có ý kiến đối với từng trường hợp cụ thể.

Tồn bộ trình tự QTRRLS nêu trên được BIDV mơ tả thông qua các lưu đồ cụ thể.

c) Cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất

Từ năm 2006, BIDV đã giới thiệu gói sản phẩm phái sinh đến với khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng tương lai, quyền chọn hàng hóa... để giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro. Trong đó, BIDV là NH tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm phái sinh tiền tệ và lãi suất với tổng giá trị giao dịch đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2012, BIDV được tạp chí Asia Risks vinh danh trao tặng giải thưởng là “Ngân hàng của năm, Việt Nam - House of the year Vietnam” trong lĩnh vực quản trị rủi ro và kinh doanh các sản phẩm phái sinh.

1.2.7.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Thành tựu trong công tác QTRRLS tại BIDV hiện nay là đo lường RRLS thông qua hai cơng cụ chính là khe hở nhạy cảm lãi suất và VaR lãi suất, trong đó, việc QTRRLS bằng VaR là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. BIDV cũng đã xây dựng các hạn mức RRLS và sử dụng các hạn mức này trong vận hành quy trình QTRRLS. Ngồi ra, BIDV cũng đã triển khai và đạt được một số thành tựu trong việc sử dụng các cơng cụ phái sinh nhằm phịng ngừa RRLS.

Trong bối cảnh công tác QTRRLS tại các NHTM Việt Nam chỉ mới nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây, thì những thành quả trong lĩnh vực này của

BIDV là thật sự cần thiết đối với các NHTM đang trong q trình xây dựng và hồn thiện cơng tác QTRRLS nói chung và Eximbank nói riêng.

Với vị thế là một trong những NHTM có năng lực hoạt động và thương hiệu khá lớn mạnh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, Eximbank đã và đang hướng đến sự phát triển an toàn, bền vững trên cơ sở hệ thống quản trị rủi ro tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Theo đó, riêng đối với cơng tác QTRRLS, Eximbank có thể rút ra được một số bài học từ kinh nghiệm thực tiễn của BIDV như sau:

Thứ nhất, Eximbank cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện chính sách

QTRRLS cụ thể, trong đó quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong NH, cũng như quy định các hạn mức cụ thể nhằm kiểm soát và QTRRLS.

Thứ hai, Eximbank cần xây dựng quy trình QTRRLS với các lưu đồ mơ tả chi tiết

nghiệp vụ tại các phịng ban có liên quan trong quy trình.

Thứ ba, Eximbank cần tận dụng tính ưu việt của các sản phẩm phái sinh vốn được

xem là những cơng cụ hiện đại giúp phịng ngừa RRLS trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ tư, việc áp dụng công nghệ NH hiện đại trong QTRRLS là rất cần thiết. Tuy

nhiên, chi phí đầu tư là tương đối cao và Eximbank cần có đội ngũ chun viên kỹ thuật trình độ cao để có thể vận hành các phần mềm này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu về RRLS và các nguyên nhân phát sinh và ảnh hưởng của RRLS trong hoạt động kinh doanh NHTM. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu khá tồn diện về cơng tác QTRRLS tại các NHTM, từ việc sử dụng các mơ hình lượng hố RRLS đến các biện pháp phịng ngừa RRLS có thể áp dụng tại các NHTM. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã giới thiệu các chuẩn mực quốc tế đối với công tác QTRRLS, kinh nghiệm tại BIDV và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Eximbank.

Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng RRLS và QTRRLS trong hoạt động kinh doanh của Eximbank trong chương 2.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được khái quát qua những sự kiện nổi bật như sau:

- Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990.

- Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNNVN ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, gọi tắt là Vietnam Eximbank.

- Năm 1995: Được chọn là một trong 6 NH Việt Nam tham gia Dự án hiện đại hóa NH do NHNNVN tổ chức với sự tài trợ của World Bank.

- Năm 2005: Là NH đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit. - Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với NH Sumimoto Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.

- Năm 2008: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng.

- Năm 2009: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khốn TP. Hồ Chí Minh.

- Năm 2010: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng.

trưởng tài sản nhanh nhất năm 2010.

- Năm 2012: Eximbank tiếp tục được xếp hạng trong top 1.000 NH lớn nhất thế giới năm 2012 do tạp chí The Banker bình chọn, và được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”.

Sau gần 24 năm thành lập và phát triển, Eximbank có mạng lưới phân phối hiện diện tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm Hội sở chính và Sở giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, 1 văn phịng đại diện, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch. Tính đến 31/12/2012, Eximbank đã có một đội ngũ nhân sự lớn mạnh với 5.800 người.

Mơ hình tổ chức của Eximbank được trình bày tại Phụ lục 1 của luận văn.

2.1.2 Hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Về nguồn vốn 2.1.2.1 Về nguồn vốn

Đvt: Tỷ đồng

Đồ thị 2.1: Quy mô nguồn vốn Eximbank 2009 - 2012

(Nguồn: BCTC Eximbank các năm 2009, 2010, 2011,2012)

Trong giai đoạn 2009 – 2011, nguồn vốn của NH liên tục tăng trưởng qua các năm, chỉ sụt giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng vẫn thể hiện xu thế phát triển và mở rộng

quy mô với tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn bình quân 44,34%/năm. Về cơ cấu, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 43,56% tổng nguồn vốn và cũng có mức tăng trưởng khá nhanh. Trong năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 58.151 tỷ đồng tăng 50,00% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 53.653 tỷ đồng, giảm 7,74% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 70.458 tỷ đồng, tăng 31,32% so với năm 2011. Đồng thời, trong tổng nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi, chủ yếu vẫn là tiền gửi của cá nhân, bình quân chiếm tới 64,11% tổng vốn huy động các năm. Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ lệ chưa cao, bình quân khoảng 34,47% tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh vốn huy động, nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, bình quân 35,38% tổng nguồn vốn, chủ yếu bao gồm vay từ các TCTD khác, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)