CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.3. Tổng hợp một số nghiên cứu trước đây
2.3.1. Nghiên cứu trong nước
Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007): Hai tác giả đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Đối tượng khảo sát là những người lao động làm việc toàn thời gian trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cơng cụ thảo luận nhóm để kiểm tra sự phù hợp của thang đo nước ngồi tại Việt Nam. Trong phân tích định lượng, tác giả sử dụng phương pháp T-test, ANOVA và kiểm định mơ hình phương trình cấu trúc SEM trên AMOS. Kết quả cho thấy, phong cách lãnh đạo mới về chất có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa, lịng trung thành và kết quả làm việc theo nhận thức của nhân viên.
Bùi Thị Phương Linh (2011): tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết với tổ chức, kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng các phong cách lãnh đạo ân cần, lãnh đạo có xu hướng thiên về nhiệm vụ, lãnh đạo khuyến khích sáng tạo có ảnh hưởng đến lịng trung thành của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng cơng cụ thảo luận nhóm để kiểm tra sự phù hợp của thang đo nước ngoài tại Việt Nam. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích định lượng là kiểm định thang đo bằng Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, thống kê mơ tả…
Nguyễn Phương Thảo (2013): Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên tại ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng phong cách dân chủ ảnh hưởng khá lớn và tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất, xã hội của nhân viên; Phong cách tự do có ảnh hưởng tốt đên tình trạng tâm lý của nhân viên,
tuy nhiên phong cách này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và xã hội; Trong khi đó phong cách gia trưởng có ảnh hướng lớn và xấu với sức khỏe thể chất và xã hội. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng cơng cụ thảo luận nhóm để kiểm tra sự phù hợp của thang đo nước ngồi tại Việt Nam. Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong nghiên cứu là kiểm định thang đo bằng Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, thống kê mơ tả…
2.3.2. Nghiên cứu quốc tế
Taleghani và cộng sự (2010): Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa đã cho thấy phong cách lãnh đạo rất đa dạng và bị ảnh hưởng bởi văn hóa mơi trường. Các nhà lãnh đạo được cảnh báo phải đặc biệt chú ý đến văn hóa đặc trưng của mỗi nơi để có phong cách quản lý phù hợp
Mansor và các cộng sự (2012): Tác giả đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo lên phúc lợi của nhân viên. Các phong cách lãnh đạo được nghiên cứu là độc tài, dân chủ, tự do và gia trưởng. Đồng thời phúc lợi của nhân viên được xét trên 3 khía cạnh sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội. Đối tượng khảo sát là những người đang làm việc tại ngân hàng quốc tế Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, tính bình qn điểm số để xác định phong cách lãnh đạo nổi trội tại ngân hàng này. Kế đến tác giả kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các phong cách lãnh đạo và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, các nhà quản lý tại đây thực hành nhiều nhất theo phong cách lãnh đạo gia trưởng, các nhân viên khỏe mạnh về sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội. Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn cho thấy phong cách lãnh đạo gia trưởng có mối quan hệ khá yếu nhưng tốt lên sức khỏe thể chất, tâm lý của nhân viên.
Ngồi ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sức ảnh hưởng rất khác nhau của các phong cách lãnh đạo lên nhân viên như:
- Nielsen và cộng sự (2008): phong cách lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng tích cực lên tâm lý của nhân viên. Việc tăng cường phong cách lãnh đạo này sẽ làm tăng thêm phúc lợi cho nhân viên của.
- Hoel & Cooper (2000) cho rằng: phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến mức độ hiếp đáp trong đơn vị và sự hà hiếp này làm tinh thần của nhân viên sa sút.
- Beehr và Gupta (1987) cũng kết luận rằng: phong cách lãnh đạo truyền thống
tạo ra nhiều áp lực hơn, trong khi đó phong cách dân chủ làm nhân viên có thái độ tích cực.
- Sieberhagen và cộng sự (2009) cho rằng: luật pháp và chuẩn mực quản lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần của nhân viên.
- Rus (2012) phát biểu: dưới sự quản lý của nhà lãnh đạo có phong cách chuyển đổi thì sự thỏa mãn và kết quả làm việc của nhân viên tốt hơn so với phong cách chuyển giao.
Tất cả những nghiên cứu đã trình bày ở trên đều cho thấy phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến nhân viên cả về sức khỏe, tinh thần, sự cam kết và hiệu quả trong công việc. Hành vi của nhà lãnh đạo cịn ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đời sống, công việc và hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. Khi nhân viên được thỏa mãn về phúc lợi thì họ sẽ mang lại cho tổ chức năng suất cao, ít vắng mặt vì bệnh, việc tuyển dụng của công ty sẽ hấp dẫn hơn và sự hài lòng của khách hàng. Như vậy, khơng có một phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất mà chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp với mơi trường, tình huống cụ thể.
Trong một tổ chức, nhà lãnh đạo được xem như vị thuyền trưởng lèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua sóng gió để đến bờ thành cơng. Chính vì vai trị quan trọng đó mà nhiều thập kỷ qua phong cách lãnh đạo luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế tìm hiểu và đưa ra nhiều kết luận, cụ thể như sau:
- Lewin (1939) sau khi nghiên cứu ba phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ và tự do đã kết luận rằng phong cách dân chủ là tối ưu nhất.
Tuy nhiên, về sau, lại có nhiều nghiên cứu khác bác bỏ kết luận này. Hiện nay, trên thế giới vẫn có hai luồng tư tưởng khác nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng có một phong cách lãnh đạo tối ưu, số khác lại cho rằng khơng có một phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất mà chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp từng tình huống cụ thể.