Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 32 - 39)

GT NỘI DUNG

H1-1 Với các yếu tố khác khơng đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H1-2 Với các yếu tố khác khơng đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có

ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên. H1-3 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có

ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên. H2-1 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có

ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H2-2 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có

ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

H2-3 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

H3-1 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên.

H3-2 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

H3-3 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

H4-1

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H4-2

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

GT NỘI DUNG

H4-3

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

2.5. Mơ hình thực nghiệm

Từ cơ sở lý luận tác giả đã xây dựng ở trên và nghiên cứu của Mansor và các cộng sự (2012), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu (áp dụng theo mơ hình của mansor và cộng sự 2012)

Theo mơ hình này, có 4 phong cách lãnh đạo được xem xét sự ảnh hưởng của từng phong cách đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và sức khỏe xã hội của nhân viên là: phong cách mệnh lệnh, phong cách dân chủ, phong cách tự do và phong cách gia trưởng.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Tiếp theo hai chương trước, chương 3 sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu với hai nội dung chính là thiết kế nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê. Phần thiết kế nghiên cứu sẽ giới thiệu cách thức xây dựng thang đo, chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê sẽ giới thiệu cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định sự bằng nhau của các tổng thể con và phân tích hồi quy tuyến tính.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ

giữa các đối tượng nghiên cứu.

Bước 2: Từ cơ sở lý thuyết đã xây dựng, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình

thực nghiệm phân tích tác động của phong cách lãnh đạo đến các yếu tố về sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với nhân viên.

Bước 3: Từ mơ hình thực nghiệm đã xây dựng, tác giả tiến hành xây dựng

thang đo nhằm đo lường các đối tượng trong mơ hình nghiên cứu cũng như làm cơ sở để xây dựng bảng khảo sát sơ bộ 1.

Bước 4: Sau khi đã xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ 1, tác giả tiến hành khảo sát

20 nhân viên để kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo và đưa bảng câu hỏi vào khảo sát chính thức.

Bước 5: Sau khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả tiền hành sử dụng các

phần mềm thống kê (SPSS 22, Amos 22) phân tích số liệu thu thập được và đưa ra kết quả nghiên cứu.

Bước 6: Với kết quả phân tích ở bước 5, tác giả đưa ra kết luận và kiến nghị.

3.2. Mẫu nghiên cứu:

Tổng thể của mẫu nằm trong phạm vi các nhân viên đang công tác tại các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Để ước lượng kích thức mẫu dùng cho phân tích nhân tố khám phá, theo nhà nghiên cứu Hair và cộng sự (1998), quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá

là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát. Trong mơ hình nghiên cứu này có tổng cộng 31 biến quan sát, kích thước mẫu nên đạt ít nhất là 31 x 5 = 155.

Theo Tabachnick và Fidell (1996), khi phân tích hồi quy thì kích thước mẫu được xác định bằng cơng thức n ≥ 50+7*m (n là kích thước mẫu, m là số biến độc lập). Mơ hình có tổng cộng 3 biến độc lập nên kích thước mẫu tối thiểu là 71≥ 50+3x7.

Như vậy, để phù hợp với các tiêu chuẩn về kích thước mẫu trên, nghiên cứu này kỳ vọng mẫu khảo sát 155 nhân viên. Tuy nhiên để hạn chế sai sót trong vấn đề khảo sát mẫu, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 250 mẫu. Trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện nay của cơ quan quản lý hành chính tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh bao gồm bộ phận quản lý nhà nước cấp quận và cấp phường, tác giả đã chọn khảo sát tồn bộ 12 cơ quan chun mơn trực thuộc, và 15 UBND phường. Số quan sát tại mỗi địa bàn là 10 nhân viên. Tổng số mẫu dự kiến là 250 mẫu. Tại mỗi địa bàn, có 1 cán bộ của cơ quan hành chính được huấn luyện về nội dung và cách thức phỏng vấn. Thời gian tiến hành khảo sát tại 27 địa điểm là tháng 12 năm 2017. Sau khi các bảng phỏng vấn đã được thu về, cán bộ phỏng vấn kiểm tra lại mức độ hoàn chỉnh của từng bảng phỏng vấn. Những trường hợp có q nhiều thơng tin chưa được trả lời, cán bộ qua trở lại gặp nhân viên để tìm hiểu và giải thích thêm vì sao như vậy. Một số nhân viên chưa rõ một vài câu hỏi đã bổ sung thông tin vào bảng phỏng vấn.

Phương pháp chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu phi xác xuất (non-probability sampling) theo kiểu thuận tiện, có định mức, nghĩa là tác giả có thể chọn những phần tử mà tác giả có thể tiếp cận được theo kích thước mẫu, điều kiện mẫu đã trình bày ở trên và định mức theo định mức cơ cấu ngành của từng nhóm ngân hàng được quy định sẵn.

Thu thập dữ liệu: Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có lợi ích trong việc tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực và từ đó có

được những thơng tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.3. Kiểm định thang đo

Để có thang đo chính xác trong nghiên cứu của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát mẫu 20 nhân viên với bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu của Marsor và các cộng sự năm (2012). Tiếp đến tác giả sử dụng cộng cụ Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của tác giả.

3.3.1. Khảo sát sơ bộ

Thực hiện khảo sát sơ bộ nhằm mục đích hiệu chỉnh lại các thang đo trong nghiên cứu của Marsor và các cộng sự năm (2012) cho phù hợp với nghiên cứu thực tế tại Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Đầu tiên, trên cơ sở thang đo của ngiên cứu của Marsor và các cộng sự năm (2012) tác giả xây dựng dàn bài phỏng vấn. Công cụ nghiên cứu được sử dụng là sử dụng thảo luận tay đôi trực tiếp với 20 nhân viên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1: Thang đo theo nghiên cứu của Mansor và các cộng sự (2012)

1. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh

1.1. Giám đốc thường đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến của những người khác.

1.2 Nhân viên học được rằng không nên thắc mắc về phán quyết của giám đốc. Vì giám đốc hiếm khi thay đổi quyết định của mình một khi đã đam mê một vấn đề nào đó.

1.3. Giám đốc luôn thúc ép nhân viên làm việc cố gắng hơn, ngay cả khi nhân viên đã thực sự làm việc vất vã.

1.4. Giám đốc thục giục nhân viên ngày hôm sau luôn phải tốt hơn ngày hôm trước.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

2.1. Giám đốc luôn đưa ra quyết định bằng phương thức biểu quyết.

2.2. Giám đốc luôn nhận được sự đồng ý của nhân viên trước khi thực hiện bất cứ điều gì thay đổi về điều kiện làm việc hoặc vai trị của nhân viên, dù nó xảy ra trong

cùng một ngày.

2.3. Nhân viên luôn luôn chất vấn những ý tưởng và chiến lực của giám đốc đưa ra, vì nhân viên được giám đốc khuyến khích điều này.

2.4. Giám đốc cho thấy sự công bằng trong giao nhiệm vụ cho nhân viên

3. Phong cách lãnh đạo tự do

3.1. Giám đốc có niềm tin vào nhân viên của mình sẽ có phương pháp làm việc tốt nhất với thời gian hướng dẫn ít nhất.

3.2. Giám đốc tin rằng nhân viên trong công ty sẽ không bao giờ ngạc nhiên khi họ để cho nhân viên tự làm việc.

3.3. Giám đốc khơng kiểm sốt hoặc q chú ý đến những chi tiết lặt vặt.

3.4. Giám đốc thích nhân viên tự quyết định và báo cáo sau với giám đốc hơn là trao đổi trực tiếp với họ.

4. Phong cách lãnh đạo gia trưởng

4.1. Giám đốc sẵn sàng cho lời khuyên và động viên, sự giúp đỡ khi nhân viên cần ý kiến của họ.

4.2. Giám đốc có sự tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định, nhưng những người này có xu hướng là đồng ý, chấp thuận những ý định ban đầu của giám đốc.

4.3. Nhân viên trong công tyxem giám đốc là người lãnh đạo chi nhánh chư không phải là người quản lý.

4.4. Giám đốc giống như một người cha đối với nhân viên và cẩm thấy có trách nhiệm trong việc chăm sóc cho họ.

5. Sức khỏe Thể chất

5.1. Anh/chị có bị huyết áp cao/cholesterol cao/bị bệnh cao huyết áp?

5.2. Anh/chị có thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cảm cúm khơng?

5.3. Anh/chị có khi nào cảm thấy bị buồn nơn hoặc bị ngất

5.4. Anh/chị có cảm thấy thở gấp khi lên cầu thang bộ không?

6. Sức khỏe Tâm lý

6.1. Anh/chị thường dành quá nhiều thời gian để than thở, phàn nàn về chuyện q khứ.

6.2. Anh/chị đã từng có tình trạng khơng thể tập trung vào cơng việc mình đang làm hay khơng?

6.3. Anh/chị có tình trạng rất khó để ngủ hoặc ngủ không yên giấc vào ban đếm không?

6.4. Anh/chị thường cảm thấy buồn bã hoặc chán nản, đặc biệt vào buổi sáng khơng?

6.5. Anh/chị có đang trong tình trạng xinh lý bị yếu khơng?

7. Sức khỏe Xã hội

7.1. Anh/chị có cảm thấy mình đang trong tình trạng khơng hạnh phúc?

7.2. Anh/chị lúc nào cũng cảm thấy nóng nảy, bực tức, khó chịu?

7.3. Anh/chị thường cảm thấy không vui vẽ, thoải mái để làm việc với cách quản lý hiện nay tại chi nhánh?

7.4. Anh/chị có ganh tỵ với người khác khi họ có một cơng việc tốt?

7.5. Anh/chị thường xung đột với đồng nghiệp của mình?

3.3.2. Hiệu chỉnh thang đo

Trên cơ sở bảng khảo sát được xây dựng bởi Mansor và các cộng sự (2012), tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 người. Tiếp theo tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của tác giả, với kết quả cụ thể như sau:

Đầu tiên, tác giả sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5, với 1 là hồn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý để đo lường cho các biến quan sát đo lường các phong cách lãnh đạo trong bài nghiên cứu là: phong cách mệnh lệnh, phong cách dân chủ, phong cách tự do và phong cách gia trưởng.

Kế đến, tác giả sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5, với 1 là rất thường xuyên và 5 là chưa bao giờ để đo lường các biến quan sát về tình trạng thể chất, tâm lý và xã hội.

Cuối cùng, tác giả hiệu chỉnh và hoàn thiện các thang đo cho phù hợp với bài nghiên cứu của tác giả, thang đo chuẩn được trình bày tại bảng 3.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)