Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.4. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hộ

xã hội của nhân viên

Con người là một phần của tự nhiên và xã hội nên con người luôn chịu những tác động tới từ môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Cũng vì vậy, sức khỏe con người cũng liên tục phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tố tổng hợp xung quanh tới từ rất nhiều mơi trường khác nhau. Việc con người có sức khỏe tốt hay khơng tốt phụ thuộc rất nhiều vào nơi họ lớn lên và sinh sống, môi trường học tập và làm việc, hay con người sẽ khỏe mạnh nếu như có được sự chăm sóc và hỗ trợ từ cộng đồng. Tác động từ mức thu nhập của bản thân và trình độ học vấn cũng là đáng kể tới sức khỏe con người. Với rất nhiều yếu tố tác động, thế giới đã có nhiều quy ước và tiêu chuẩn để phân loại, trong đó chuẩn quy ước quốc tế của tổ chức Y tế thế giới WHO được sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới. Theo đó, hệ thống tổng hợp các tác động trên được chia ra làm các nhóm chính quyết định sức khỏe con người:

- Nhóm yếu tố mơi trường tự nhiên - Nhóm mơi trường kinh tế và xã hội

- Nhóm đặc điểm và hành vi riêng biệt của con người.

Ngoài ra, một cứu trước đây và kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng các phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của nhân viên cấp dưới về sức khỏe thể chất, tâm lý, lịng trung thành và kết quả cơng việc của họ. Bên cạnh đó, theo WHO sức khỏe con người ln bị yếu tố môi trường tác động do đó mơi trường làm việc ảnh hưởng lớn đến tâm lý hành vi của nhân viên, trong đó

trường này khơng tốt, tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến áp lực, trầm cảm, mất ngủ, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần suy sụp. Không những vậy, từ sự suy yếu của cơ thể ở bộ phận này sẽ dẫn đến hàng loạt các hội chứng khác liên quan, do đó có thể thấy phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên. Điều này được thể hiện trong học thuyết của Mart khi nghiên cứu về tình cách của con người, học thuyết chỉ ra rằng: tính cách con người hình thành từ mối quan hệ xã hội, do đó phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên.

2.4.1. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên

Nghiên cứu của George và Olumide (2011) cho rằng: yếu tố ảnh hưởng xấu nhất đến sự cam kết của nhân viên là sự độc tài và một nhà lãnh đạo tồi. Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh thường bị phản đối do tính khắt khe, độc đốn và chun quyền của nó. Nhân viên làm việc với người lãnh đạo có phong cách này cảm thấy áp lực, căng thẳng và không được tôn trọng. Sự trao đổi thông tin tương đối hạn chế, chỉ là thông tin một chiều từ trên xuống không phải là một mối trường tốt để nhân viên phát triển. Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết H1 như sau:

H1: Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

2.4.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên

Kết quả nghiên cứu của Beehr và Gupta (1987) kết luận rằng: phong cách dân chủ tác động tích cực đến nhân viên. Đây cũng là phong cách được nhiều người trên thế giới ủng hộ và săn đón những nhà lãnh đạo theo phong cách này. Phong cách lãnh đạo dân chủ cho phép nhân viên tham gia vào q trình ra quyết định, dịng thông tin trao đổi hai chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Các yếu tổ kể trên làm nhân viên cảm thấy bản thân được tôn trọng, được làm việc mình muốn, tạo sự phấn khởi thoải mái tại nơi làm việc, quan hệ xã hội cũng tốt hơn. Do đó tác giả xây dựng giả thuyết H2 như sau:

H2: Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

2.4.3. Phong cách lãnh đạo tự do và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên

Phong cách lãnh đạo tự do cho phép nhân viên ra quyết định theo ý của mình, dịng thơng tin được cung cấp nhiều nhất. Nhà lãnh đạo chỉ quản lý ở cấp vĩ mô và trao quyền chủ động ra quyết định cho nhân viên. Nhân viên làm việc với lãnh đạo có phong cách này được tự do phát huy sức sáng tạo và thể hiện năng lực của bản thân, họ cảm thấy tự do, thoái mái và quan hệ xã hội phát triển tốt. Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết H3 như sau:

H3: Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

2.4.4. Phong cách lãnh đạo gia trưởng và sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội của nhân viên

Kết quả nghiên cứu của Masor và các cộng sự (2012) cho thấy: phong cách lãnh đạo gia trưởng có ảnh hưởng khá yếu nhưng tích cực lên sức khỏe thể chất, tâm lý của nhân viên dưới quyền. Nhà lãnh đạo gia trưởng được ví như một người cha luôn quan tâm và chịu trách nhiệm về nhận viên thuộc cấp dưới của mình. Điều này, tạo ra một khơng khí làm việc gia đình, ấm cúng ảnh hưởng tích cực đến tinh thần và quan hệ xã hội của nhân viên. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách này thường có xu hướng quyết định theo ý mình và địi hỏi lịng trung thành cao. Những yếu tố này có thể tạo ra sự ràng buộc không mong muốn đối với cấp dưới. Từ các phân tích mang tính hai chiều như trên, tác giả xây dựng giả thuyết H4 trên cơ sở nghiên cứu của Manso và các cộng sự (2012), cụ thể như sau:

H4: Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên.

Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

GT NỘI DUNG

H1-1 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H1-2 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có

ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên. H1-3 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo mệnh lệnh có

ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên. H2-1 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có

ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H2-2 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có

ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

H2-3 Với các yếu tố khác không đổi phong cách lãnh đạo dân chủ có ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

H3-1 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên.

H3-2 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

H3-3 Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo tự do ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

H4-1

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe thể chất của nhân viên. H4-2

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

GT NỘI DUNG

H4-3

Với các yếu tố khác không đổi, phong cách lãnh đạo gia trưởng ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe xã hội của nhân viên.

2.5. Mơ hình thực nghiệm

Từ cơ sở lý luận tác giả đã xây dựng ở trên và nghiên cứu của Mansor và các cộng sự (2012), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu (áp dụng theo mơ hình của mansor và cộng sự 2012)

Theo mơ hình này, có 4 phong cách lãnh đạo được xem xét sự ảnh hưởng của từng phong cách đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và sức khỏe xã hội của nhân viên là: phong cách mệnh lệnh, phong cách dân chủ, phong cách tự do và phong cách gia trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)