Thang đo sau khi hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 39 - 48)

I. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO KÝ HIỆU

1. Lãnh đạo thường đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến

của những người khác. LD1 2. Lãnh đạo luôn đưa ra quyết định bằng phương thức biểu quyết. LD2 3. Lãnh đạo sẵn sàng cho lời khuyên và động viên, trợ giúp khi nhân

viên cần ý kiến LD3

4. Lãnh đạo tin tưởng rằng nhân viên sẽ có cách thức làm việc tốt

nhất trong mơi trường khi chỉ nhận được sự hướng dẫn ít nhất. LD4 5. Nhân viên hiểu rằng không nên thắc mắc về phán quyết của lãnh

đạo vì lãnh đạo hiếm khi thay đổi quyết định của mình một khi đã thực sự đam mê một điều gì đó.

LD5

6. Lãnh đạo nhận được sự đồng ý của nhân viên trước khi quyết định thay đổi bất kỳ điều gì về điều kiện làm việc hoặc vai trị của nhân viên, dù sự thay đổi đó chỉ xảy ra trong một ngày.

LD6

7. Lãnh đạo có tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định, nhưng những người này có xu hướng là đồng ý, chấp thuận những ý định ban đầu của lãnh đạo.

LD7

8. Lãnh đạo tin rằng nhân viên trong cơ quan sẽ khơng có gì ngạc

nhiên khi Ơng/bà ta để cho nhân viên tự làm việc độc lập. LD8 9. Lãnh đạo thúc ép nhân viên làm việc cật lực hơn, ngay cả khi một

vài nhân viên đã thực sự làm việc rất vất vả. LD9 10. Nhân viên luôn chất vấn những ý tưởng và chiến lược của lãnh

đạo đưa ra, vì nhân viên biết rằng họ được lãnh đạo khuyến khích làm như vậy.

LD10

11. Nhân viên trong cơ quan xem lãnh đạo đơn vị chỉ là người lãnh đạo (người truyền cảm hứng và nhiệt huyết) chứ không phải là người quản lý (điều hành, củng cố, duy trì).

12. Lãnh đạo không quá chú ý hoặc kiểm soát những chi tiết nhỏ

nhặt. LD12

13. Lãnh đạo thúc giục nhân viên làm việc nhiều hơn để vượt qua

những thành tích họ đã đạt được trước đó. LD13 14. Lãnh đạo phân công nhiệm vụ một cách cơng bằng cho nhân viên

của mình trong đơn vị. LD14 15. Lãnh đạo ‘giống’ như hình ảnh một người cha đối với những đứa

con (nhân viên) trong cơ quan, nơi mà lãnh đạo có trách nhiệm chăm sóc họ (nhân viên).

LD15

16. Lãnh đạo thích nhân viên tự quyết định và phản hồi cho lãnh đạo

hơn là hỏi ý kiến của họ (lãnh đạo). LD16

II. SỨC KHỎE THỂ CHẤT KÝ HIỆU

1. Anh/chị có bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao (mỡ trong máu

cao)? TC1

2. Anh/chị có thường dễ bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm khơng? TC2

3. Anh/chị có khi nào cảm thấy bị buồn nơn hoặc bị ngất. TC3

4. Anh/chị có cảm thấy thở gấp khi đi bộ lên cầu thang không? TC4

5. Anh/chị thường cảm thấy mệt mỏi trong lúc làm việc không? TC5

III. SỨC KHỎE TÂM LÝ KÝ HIỆU

1. Anh/chị thường dành quá nhiều thời gian để than thở, phàn nàn về

việc đã xảy ra trong quá khứ. SK1 2. Anh/Chị đã từng có tình trạng khơng thể tập trung vào cơng việc

mình đang làm khơng? SK2

3. Anh/chị có tình trạng rất khó để ngủ hoặc ngủ khơng yên giấc vào

ban đêm không? SK3

4. Anh/chị thường cảm thấy buồn bã hoặc chán nản, đặc biệt vào

buổi sáng không? SK4

5. Anh/chị có đang trong tình trạng sức khỏe về sinh lý bị yếu

không? SK5

III. SỨC KHỎE XÃ HỘI KÝ HIỆU

2. Anh/chị lúc nào cũng cảm thấy nóng nảy, bực tức, khó chịu? XH2 3. Anh/chị thường cảm thấy không vui vẻ, thoải mái để làm việc với

cách quản lý hiện nay tại đơn vị? XH3 4. Anh/chị có ganh tỵ với người khác khi họ có một cơng việc tốt

hơn không? XH4

5. Anh/chị thường xung đột với đồng nghiệp của mình. XH5

3.4. Kỹ thuật phân tích

Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát, tác giả sẽ mã hóa các phiếu khảo sát hợp lệ, nhập liệu và làm sạch thông qua SPSS.

3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Giá trị trung bình: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

- Số trung vị: là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

- Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và giá trị trung bình của các biến đó.

- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.

3.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên cơ sở nhiều biến đơn.

Công thức của hệ số Cronbach’s alpha là:

α = Np/[1 + p(N – 1)]

Trong đó p là hệ số tương quan trung bình giữa các câu hỏi. Ký tự p trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp câu hỏi được kiểm tra.

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Mặc dù vậy, nếu có một danh mục quá nhiều các mục hỏi (N là số mục hỏi) thì sẽ có nhiều cơ hội để có hệ số α cao.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các biến quan sát cùng đo lường một biến tiềm ẩn phải có tương quan với nhau,vì vậy phương pháp đánh giá tính nhất qn nội tại sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để thể hiện tính đáng tin cậy của thang đo. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, p.350) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s alpha biến thiên trong khoảng từ 0,7 đến 0,8. Tuy nhiên, nếu Cronbach’s alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy, nhưng khơng được lớn hơn 0,95 vì bị vi phạm trùng lắp trong đo lường. Những biến có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Nguyễn Đình Thọ (2011) đã trích dẫn từ Nunnally & Bernstein (1994).

Do đó, đối với nghiên cứu của tác giả, Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được. Tính tốn Cronbach’s alpha giúp tác giả loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.

3.4.3. Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố được sử dụng để nhóm các biến có mối quan hệ với nhau thành những thành phần (hay còn gọi là nhân tố) đại diện tốt cho những biến này. Trong các kỹ thuật phân tích đa biến thì số biến là khá nhiều, có thể là vài biến đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí vài ngàn biến. Như vậy, làm thế nào để mô tả và thể hiện hết tất cả những biến này. Hơn nữa, nếu chỉ phân tích vài biến thì các biến này có thể là tách biệt hoặc khác nhau. Khi số biến thêm vào càng nhiều thì sự trùng lặp giữa các biến càng nhiều hơn. Khi các biến có tương quan nhau thì cần thiết phải có cách quản lý những biến này. Một trong những cách phổ biến là nhóm các biến có

tương quan cao lại với nhau, đặt tên cho nhóm và tạo ra một phép đo tổng hợp đại diện cho nhóm biến này.

Theo Hair và cộng sự (2014) thì phân tích nhân tố cung cấp các cơng cụ để phân tích cấu trúc tương hỗ lẫn nhau giữa một lượng lớn các biến (chẳng hạn, các phản hồi, các giá trị điểm…) bằng cách định nghĩa các tập biến có mối tương hỗ lẫn nhau cao, gọi là các nhân tố. Những nhân tố này được giả định thể hiện cho các chiều của dữ liệu. Nếu chỉ quan tâm đến việc rút gọn số lượng biến thì từ các chiều này hình thành các phép đo tổng hợp mới. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một khái niệm cơ bản cho mối quan hệ giữa các biến thì các chiều mang ý nghĩa thực sự trong việc kiểm định các khái niệm.

Nếu mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm một cấu trúc giữa một tập các biến hoặc một phương pháp rút gọn dữ liệu và khơng có các ràng buộc trước lên việc ước lượng các thành phần hoặc số lượng các thành phần sẽ được trích thì phương pháp nhân tố khám phá (Explorary Factor Analysis – EFA) là phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu có cấu trúc thực tế của dữ liệu dựa trên các lý thuyết nền hoặc các nghiên cứu trước thì phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) là phù hợp để đánh giá mức độ phù hợp của dữ liệu đối với cấu trúc dữ liệu kì vọng.

Do đó trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nhân tố khám phá nhằm rút gọn và gom các yếu tố thuộc tính đó lại thành một nhân tố có ý nghĩa hơn, ít hơn về số lượng. Sau đó, tác giả sự dụng phương pháp phân tích nhân tố để khẳng định CFA tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

3.4.4. Mơ hình hệ phương trình cấu trúc (SEM)

SEM là viết tắt của Structural Equation Modelling, tạm hiểu là mơ hình hệ phương trình cấu trúc và viết tắt là mơ hình SEM. Thuật ngữ SEM không phải là một phương pháp đơn nhất, nó đề cập đến một nhánh các phương pháp liên quan.

Tác giả sử dụng mơ hình SEM để kiểm định mơ hình thực nghiệm phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của nhân viên với các biến tiềm ẩn lần lượt là: phong cách lãnh đạo, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và sức khỏe xã hội.

3.4.4.1. Tại sao lại sử dụng SEM?

Mơ hình SEM được phổ biến và bao quát hơn các phương pháp thống kê truyền thống, điều này thể hiện ở chổ mơ hình SEM được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu xã hội, hành vi, khoa học giáo dục, cũng như các ngành sinh học, kinh tế, marketing và cả trong các nghiên cứu y học. Bên cạnh đó mơ hình SEM tiếp cận vấn đề theo cách xác nhận hơn là khám phá khi phân tích dữ liệu và cho phép ước lượng tham số chi tiết của những phương sai đo lường.

3.4.4.2. Kiểm định tính hợp lý của mơ hình đo lường SEM

Theo Hair và cộng sự (2014) thì tính hợp lý của mơ hình đo lường phụ thuộc vào: (i) các mức chấp nhận của độ phù hợp cho mơ hình đo lường và (ii) bằng chứng cụ thể của sự phù hợp. Các cơng cụ để tác giả kiểm định tính hợp lý của mơ hình SEM là:

a) Chi – bình phương

Khi một mơ hình cụ thể được ước lượng, kết quả sẽ được so sánh lý thuyết với thực tế bằng cách đánh giá sự tương đồng của ma trận hiệp phương sai ước lượng được với ma trận hiệp phương sai được quan sát. Các giá trị của bất kì phép đo độ phù hợp nào có được từ việc so sánh toán học của hai ma trận này. Các giá trị càng gần nhau của hai ma trận này cho thấy mơ hình càng tốt hơn, hay được gọi là phù hợp. Thống kê chi – bình phương (χ2) thường được sử để kiểm tra sự khác nhau giữa các ma trận trong SEM với giả thuyết H0 của mơ hình SEM là ma trận hiệp phương sai quan sát của mẫu và ma trận hiệp phương sai ước lượng trong SEM là bằng nhau, nghĩa là mơ hình phù hợp hồn hảo. Giá trị chi – bình phương tăng khi sự chênh lệch được tìm thấy khi so sánh hai mơ hình. Kết quả kiểm định giúp có thể đánh giá xác suất thống kê rằng các ma trận hiệp phương sai quan sát và ước lượng là bằng nhau trong một tổng thể cho trước.

b) Chỉ số độ phù hợp TLI

TLI viết tắt là Tucker Lewis Index – có ý nghĩa tương tự NFI nhưng nó khơng sử dụng các giá trị chi – bình phương chuẩn (normed chi-square) nên giá trị của TLI có thể nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 1. Thơng thường, các mơ hình được xem là phù hợp có TLI gần 1 và giá trị TLI càng lớn cho thấy mơ hình phù hợp tốt hơn mơ hình với giá trị TLI thấp. TLI có thể được tính như sau:

c) Chỉ số RNI

RNI viết tắt là Relative Noncentrality Index – so sánh độ phù hợp của mơ hình ước lượng với độ phù hợp của mơ hình Null. Tương tự, các chỉ số phù hợp tăng cường khác giá trị RNI càng cao cho biết mơ hình phù hợp tốt hơn. Giá trị của RNI nằm trong khoảng (0;1). Các giá trị RNI nhỏ hơn 0.90 thơng thường khơng có mối liên hệ với một mơ hình tốt (Hair và cộng sự, 2014 tr.580).

Mặc dù có rất nhiều chỉ số để kiểm định tính phù hợp của mơ hình, tuy nhiên tác giả chỉ chọn 2 chỉ số chi – bình phương, chỉ số TLI, chỉ số RNI để kiểm định tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Sơ lược về khơng gian nghiên cứu

Quận 10 có diện tích khoảng 571,81 ha, nằm ở phía tây nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số của Quận 10 tính cho đến hết ngày 31/12/2016 là 265.124 người, mật độ dân số trung bình là 41.077 người/km2. Quận 10 có điều kiện tương đối đặc biệt, khá bằng phẳng, khơng có sơng, ao hồ, kênh rạch ngồi trừ hồ Kỳ Hịa, địa bàn Quận cũng khơng có tuyến đường sắt bắt ngang qua.

Các cơ quan hành chính của Quận bao gồm: Ủy ban nhân dân quận 10 có 9 thành viên và 12 cơ quan chuyên môn trực thuộc theo quy định tại Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/2/2010 của Chính phủ (gồm có Văn phịng Uỷ ban nhân dân, phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, Thanh tra, phòng Quản lý đơ thị, phịng Tư pháp, phòng Văn hố và Thơng tin, phịng Giáo dục và Đào tạo, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Y tế, phịng Tài chính – Kế hoạch). Hiện nay, Văn phịng Ủy ban nhân dân được sát nhập với Văn phòng Hội đồng nhân dân gọi chung là Văn phòng Ủy ban nhân dân – Hội đổng nhân dân.Tồn quận có 15 Ủy ban nhân dân phường từ phường 1 đến phường 15,

trong đó phường có diện tích lớn nhất là phường 12, nhỏ nhất là phường 03, các phường được chia thành 3 cụm thi đua.

4.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

4.2.1. Thông tin chung:

Sau khi hiệu chỉnh thang đo và xây dựng bảng khảo sát hoàn chỉnh, tác giả tiến hành khảo sát 250 mẫu (10 phòng ban mỗi phòng ban 10 phiếu và 10 phường mỗi phường 15 phiếu), loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu cịn lại đưa vào phân tích là 199 (n=199) với một số đặc điểm như sau:

- Độ tuổi: có 55 người có độ tuổi dưới 30, chiếm 27,64%; 87 người có độ tuổi từ 30 đến 39, chiếm 43,72%; 38 người có độ tuổi từ 40 đến 50, chiếm 19,10%; số người trên 55 chỉ có 19 người , chiếm tỉ lệ thấp nhất là 9,55%.

- Cơ cấu dân tộc: chiếm đa số mẫu khảo sát là người kinh, chiếm 92,46% với 184 người được khảo sát; người hoa chiếm 4,02% và còn lại là các dân khác.

- Giới tính: có 102 người là nam (51,26%) và 97 người là nữ (48,74%).

- Trình độ chun mơn: Đa phần các đáp viên đều có trình độ đại học với

154 người, chiếm tỉ lệ 77,39%; 22 người có trình độ cao đẳng, chiếm 11,06%; 17 người có trình độ trung cấp, chiếm 8,54%; chỉ có 3 người có trình độ trung học phổ thông và 3 người sau đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND quận 10, TP HCM (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)