.Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Sự chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy không thể tách rời các giả thuyết nghiên cứu. Do vậy mà trong phân tích hồi quy tác giả có kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy

Để kiểm định mối quan hệ giữa thực tiễn sự thỏa mãn và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong mơ hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 < r < +1. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến.

Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối liên hệ tuyến tính. | r | -> 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt

| r | -> 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau : < 5 % : mối tương quan khá chặt chẽ

< 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ >5 % : khơng có mối tương quan

Tiếp theo, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mơ hình.

3.3.Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1.Đối tƣợng khảo sát 3.3.1.Đối tƣợng khảo sát

Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng được chọn lựa để tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là một số nhân viên tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TpHCM.

Tiếp theo, trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát là các nhân viên trung tại 10 ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn TP.HCM.

3.3.2.Quy mơ và cách thức chọn mẫu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Theo Leedy và Ormrod (2005), kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ. Với 38 biến quan sát thì nghiên cứu này cần tối thiểu 190 mẫu khảo sát.

Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức (dẫn theo Hồ Minh Sánh, 2010):

n ≥ 8k + 50

Trong đó, n là kích cỡ mẫu, k là số biến độc lập của mơ hình. Theo cách này, với 8 biến độc lập thì nghiên cứu cần tối thiểu 114 mẫu khảo sát.

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu dùng cho nghiên cứu này là 190 mẫu khảo sát. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng khảo sát là các nhân viên tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TpHCM.

3.4.Xây dựng thang đo

3.4.1.Quá trình xây dựng thang đo

Việc xây dựng thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau :

- Lựa chọn loại thang đo nghiên cứu: chọn thang đo của Meyer, Allen để đánh giá về mức độ gắn kết với tổ chức.

- Thảo luận nhóm về các thành phần của sự thỏa mãn công việc theo thang đo mô tả chỉ số công việc JDI và các thành phần bổ sung.

- Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo và điều chỉnh lại thang đo trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức

3.4.2.Thang đo về sự thỏa mãn cơng việc

Thang đo sự thỏa mãn công việc được xây dựng dựa trên thang đo nổi tiếng JDI (chỉ số mô tả công việc) với 5 thành phần khía cạnh để đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với cơng việc, đồng thời có sự bổ sung thêm 3 thành phần dựa vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc theo thang đo JDI được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 5 thành phần: (1) bản chất công việc, (2) lãnh đạo, (3) tiền lương, (4) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (5) đồng nghiệp; nghiên cứu đề nghị bổ sung thêm 3 thành phần : (6) thương hiệu, (7) sự đổi mới, (8) áp lực công việc.

Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu, với số càng lớn là càng đồng ý: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý;

3.4.2.1 Thang đo cảm nhận của nhân viên về bản chất công việc

Cảm nhận của nhân viên về bản chất công việc, ký hiệu CV, bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ CV1 đến CV5

Bảng 3.1 Thang đo về bản chất công việcKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

CV1 Công việc cho phép Anh/chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân CV2 Anh/chị được kích thích để sáng tạo trong thực hiện công việc CV3 Khi làm việc tốt anh/chị sẽ được đánh giá tốt

CV4 Cơng việc của anh/chị có tính thách thức CV5 Anh/chị ưa thích cơng việc đang làm.

Nguồn : Thang đo JDI (1969) hiệu chỉnh

3.4.2.2 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố lãnh đạo

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố ảnh hưởng của lãnh đạo, ký hiệu LD, bao gồm 9 biến quan sát được ký hiệu từ LD1 đến LD9

Bảng 3.2 Thang đo về yếu tố lãnh đạoKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

LD1 Chính sách thăng tiến, khen thưởng của tổ chức anh/chị công bằng LD2 Việc đánh giá nhân viên là cơng bằng, chính xác

LD3 Lãnh đạo luôn quan tâm công tác đánh giá phát triển nhân viên LD4 Lãnh đạo quan tâm tìm hiểu quan điểm, suy nghĩ của nhân viên LD5 Môi trường thoải mái cho nhân viên phát biểu ý kiến

LD6 Nhân viên được tôn trọng và tin cậy trong công việc LD7 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hịa nhã

LD8 Nhìn chung, nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt

LD9 Tổ chức cho anh/chị được linh hoạt và những quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc đạt kết quả mong muốn

Nguồn : Thang đo JDI (1969)

3.4.2.3 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố tiền lƣơng

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố tiền lương, ký hiệu TL, bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ TL1 đến TL4

Bảng 3.3 Thang đo về yếu tố tiền lƣơng Ký hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

TL1 Nhân viên có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập của ngân hàng TL2 Tiền lương mà anh/chị nhận được tương xứng với kết quả làm việc

của mình

TL3 Anh/chị được trả lương cao so với mặt bằng lương chung của thị trường TL4 Việc trả lương giữa các CBNV trong tổ chức là công bằng/hợp lý

Nguồn : Thang đo JDI (1969)

3.4.2.4 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố đào tạo, thăng tiến

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố đào tạo thăng tiến, ký hiệu DT, bao gồm 7 biến quan sát được ký hiệu từ DT1 đến DT7

Bảng 3.4 Thang đo về yếu tố đào tạo, thăng tiếnKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

DT1 Anh/chị có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt cơng việc

DT2 Anh/chị được tham gia những chương trình đào tạo theo u cầu của cơng việc

DT3 Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại ngân hàng hiện tại DT4 Nhìn chung, cơng tác đào tạo trong tổ chức là có hiệu quả tốt DT5 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến

DT6 Q trình đánh giá giúp cho q vị có kế hoạch rõ ràng về đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân

DT7 Việc đánh giá đã thực sự giúp ích để anh.chị nâng cao chất lượng thực hiện công việc

Nguồn : Thang đo JDI (1969) hiệu chỉnh

3.4.2.5 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố đồng nghiệp

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố đồng nghiệp, ký hiệu DN, bao gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ DN1 đến DN4.

Bảng 3.5 Thang đo về yếu tố đồng nghiệpKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

DN1 Mọi người hợp tác để làm việc

DN2 Nhân viên ngân hàng có tác phong làm việc khẩn trương, đúng giờ DN3 Các nhân viên đối xử thân thiết, thoải mái

Nguồn : Thang đo JDI (1969) hiệu chỉnh

3.4.2.6 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố thƣơng hiệu

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố thương hiệu, ký hiệu TH, bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ DN1 đến DN4.

Bảng 3.6 Thang đo về yếu tố thƣơng hiệu

Ký hiệu biến Biến quan sát

TH1 Anh/chị tin tưởng có một tương lai tươi sáng khi làm việc cho ngân hàng TH2 Anh/chị tự hào về thương hiệu ngân hàng mình

TH3 Ngân hàng ln tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao

TH4 Khách hàng hài lòng và đánh giá cao sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

3.4.2.7 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố sự đổi mới

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố thương hiệu, ký hiệu DM, bao gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ DM1 đến DM3.

Bảng 3.7 Thang đo về yếu tố sự đổi mớiKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

DM1 Ngân hàng anh/chị có cách thức làm việc linh hoạt, nhanh chóng DM2 Ngân hàng anh/chị thường xuyên cải tiến quy trình làm việc

DM3 Ngân hàng anh/chị khuyến khích có những cố gắng tạo ra sự thay đổi, cải tiến

Nguồn : Crossman và Bassem (2003)

3.4.2.8 Thang đo cảm nhận của nhân viên về yếu tố áp lực công việc

Cảm nhận của nhân viên về yếu tố thương hiệu, ký hiệu AL, bao gồm 3 biến quan sát được ký hiệu từ AL1 đến AL3,

Bảng 3.8 Thang đo về yếu tố áp lực công việcKý hiệu biến Biến quan sát Ký hiệu biến Biến quan sát

AL1 Các đồng nghiệp trong bộ phận thường xuyên phải làm việc thêm giờ hoặc mang công việc về nhà làm mới kịp tiến độ

AL2 Do áp lực cơng việc, anh/chị ít có thời gian dành cho bản thân và gia đình

AL3 Đồng nghiệp của anh/chị thường xuyên chịu áp lực công việc cao

Nguồn : Crossman và Bassem (2003)

3.4.3.Thang đo về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Như trình bày ở chương 1, nghiên cứu xây dựng và sử dụng thang đo sự gắn kết với tổ chức dựa trên thang đo Meyer & Allen, bởi lẽ thang đo của Meyer và Allen dự báo và giải thích tốt hơn sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức. Các yếu tố thành phần dùng để đo lường sự gắn kết với tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 3 thành phần: (1)sự gắn kết vì tình cảm, (2) sự gắn kết để duy trì, (3) sự gắn kết vì đạo đức. Thang đo sự gắn kết đối với tổ chức bao gồm các thành phần với các biến quan sát sau:

Thành phần 1 : Sự gắn kết với tổ chức vì tình cảm (ký hiệu : TCAM) bao gồm 7

Bảng 3.9 Thang đo sự gắn kết với tổ chức vì tình cảm Ký hiệu biến Phát biểu

TCAM 1 Về môt số phương diện, anh/chị coi tổ chức như mái nhà thứ hai của mình

TCAM 2 Anh/Chị tự hào vì được làm việc trong tổ chức TCAM 3 Anh/Chị vui mừng vì đã chọn tổ chức để làm việc TCAM 4 Tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với anh/chị.

TCAM 5 Anh/chị có cảm nhận là một thành viên trong gia đình tổ chức TCAM 6 Anh/chị cảm thấy các vấn đề khó khăn của tổ chức cũng là các

vấn đề của anh/chị

TCAM 7 Anh/chị có cảm nhận là anh/chị thuộc về tổ chức

Nguồn : Allen và Meyer (1991)

Thành phần 2 : Sự gắn kết với tổ chức để duy trì (ký hiệu : DTRI) bao gồm 6 biến

quan sát được ký hiệu từ DTRI1 đến DTRI6

Bảng 3.10 Thang đo về sự gắn kết với tổ chức để duy trìKý hiệu biến Phát biểu Ký hiệu biến Phát biểu

DTRI 1 Ở lại với tổ chức bây giờ là cần thiết đối với anh/chị

DTRI 2 Mặc dù muốn nhưng anh/chị cảm thấy rời tổ chức lúc này là khó khăn cho anh/chị.

DTRI 3 Cuộc sống của anh/chị sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu anh/chị rời bỏ tổ chức vào lúc này.

DTRI 4 Nếu anh/chị rời tổ chức vào lúc này, anh/chị sẽ khơng có nhiều sự lựa chọn khác.

DTRI 5 Nếu anh/chị không đầu tư rất nhiều vào trong tổ chức, thì có lẽ anh/chị đã rời khỏi.

DTRI 6 Nếu rời tổ chức, anh/chị sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở tổ chức

Nguồn : Allen và Meyer (1991)

Thành phần 3 : Sự gắn kết với tổ chức vì đạo đức (ký hiệu : DDUC) bao gồm 6

Bảng 3.11 Thang đo về sự gắn kết với tổ chức vì đạo đứcKý hiệu biến Phát biểu Ký hiệu biến Phát biểu

DDUC 1 Anh/chị cảm thấy phải có trách nhiệm ở lại với tổ chức

DDUC 2 Mặc dù có cơng việc tốt hơn ở nơi khác, anh/chị cảm thấy việc rời khỏi tổ chức là không nên

DDUC 3 Anh/chị cảm thấy có lỗi nếu anh/chị rời tổ chức vào lúc này DDUC 4 Tổ chức xứng đáng với lòng trung thành của anh/chị

DDUC 5 Anh/chị không thể rời tổ chức vào lúc này vì cảm nhận trách nhiệm của anh/chị với mọi người trong tổ chức

DDUC 6 Tổ chức đã mang lại cho anh/chị nhiều thứ, anh/chị cảm thấy anh/chị

“mắc nợ” với tổ chức quá nhiều. Nguồn : Allen và Meyer (1991)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Số lượng mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức là 361 mẫu. Sự thỏa mãn công việc của nhân viên được đo lường bởi 8 thành phần gồm 38 biến quan sát. Sự gắn kết với tổ chức cũng được đo lường bởi 3 thành phần gồm 19 biến quan sát. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 16.0 đưa kết quả nghiên cứu.

CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi đánh giá cho điểm theo thang điểm 5 được gởi trực tiếp hoặc qua thư điện tử cho các cán bộ nhân viên làm việc toàn thời gian tại một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM.

Số bảng câu hỏi được gửi đi khảo sát tổng cộng là 550 bảng, trong đó có 450 bảng gửi trực tiếp, thu về 422 bảng trực tiếp và 45 bảng trả lời qua internet. Trong các bảng câu hỏi thu về có 106 bảng cho cùng mức điểm với tất cả các câu hỏi hoặc trả lời thiếu nhiều thông tin nên khơng đảm bảo độ tin cậy, vì vậy khơng sử dụng những bảng câu hỏi này. Cuối cùng có 361 bảng được sử dụng cho nghiên cứu.

Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu khảo sát theo ngân hàng

Ngân hàng Số ngƣời Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) ACB 32 8.86 8.86 8.86 BIDV 41 11.36 11.36 20.22 DAB 42 11.63 11.63 31.86 Eximbank 23 6.37 6.37 38.23 MB 32 8.86 8.86 47.09 Nam Á 25 6.93 6.93 54.02 Sacombank 41 11.36 11.36 65.37 Techcombank 40 11.08 11.08 76.45 Vietcombank 34 9.42 9.42 85.87 Vietinbank 51 14.13 14.13 100.00 Tổng 361 100.00 100.00

Bảng 4.2 Mô tả thông tin mẫu Số Số ngƣời Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hợp lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) Giới tính Nam 165 45.7 45.7 45.7 Nữ 196 54.3 54.3 100.0 Tổng 361 100.0 100.0 Tuổi <=25 Tuổi 92 25.5 25.5 25.5 26 - 30 Tuổi 166 46.0 46.0 71.5 31 - 45 Tuổi 93 25.8 25.8 97.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)