CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây
2.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
Hossain (2010) sử dụng dữ liệu năm trong giai đoạn từ năm 1973-2008 và mơ hình hiệu chỉnh sai số, kiểm định đồng liên kết Johansen nhằm xem xét hành vi của cung tiền ở Bangladesh. Kết quả thực nghiệm cho thấy mở rộng cung tiền trong nền kinh tế mở vẫn được giữ ổn định ở quốc gia này kể từ đầu những năm 2000 và rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy mặc dù chính sách tiền tệ mục tiêu vẫn khá phù hợp ở Bangladesh nhưng để thực hiện chính sách này đạt hiệu quả với mục tiêu ổn định giá thì Ngân hàng Bangladesh cần tăng cường kiểm soát cung tiền bằng cách tránh thực hiện việc ổn định tỷ giá danh nghĩa thông qua các can thiệp trên thị trường ngoại hối.
Ignacio Lozano (2008) tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa thâm hụt ngân sách, tốc độ cung tiền và lạm phát ở Colombia khi xem xét các mức cung tiền M0, M1 và M3. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM với dữ liệu hàng quý trong 25 năm, và kết quả cho thấy mối quan hệ trong
này khác nhau giữa cung tiền M0 và cung tiền M3. Mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa thâm hụt ngân sách, tốc độ cung tiền và lạm phát có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và chế độ chính sách tiền tệ, tương tự như một số nghiên cứu khác.
Pelipas (2006) nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Belarus với bộ dữ liệu quý trong giai đoạn từ 1992-2003. Tác giả sử dụng phân tích đồng liên kết và mơ hình hiệu chỉnh cân bằng cho thấy tốc độ tăng cung tiền có tác động đến lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn.
Nghiên cứu của Oomes và Ohnsorge (2005) xem xét mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở nền kinh tế dolla hóa, cụ thể là Nga. Tác giả sử dụng dữ liệu tháng từ tháng 04/1996 đến tháng 01/2004, mơ hình ước lượng hai giai đoạn dài hạn và ngắn hạn, kết quả cho thấy tăng cung tiền quá mức sẽ dẫn đến lạm phát và tác động của cung tiền đến lạm phát là mạnh mẽ nhất và kéo dài trong ngắn hạn.
Koffie Nassar (2005) xem xét mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Madagascar, sử dụng mơ hình hai khu vực với dữ liệu được thu thập theo quý trong giai đoạn từ 1982-2004 và đã tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa tổng cung, mức giá, thu nhập thực và lãi suất nước ngoài. Ngồi ra, mơ hình hiệu chỉnh sai số đưa ra kết quả là những thay đổi trong cung tiền, tỷ giá hối đối và lãi suất nước ngồi có tác động đáng kể đến lạm phát và sự mất cân bằng trong thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lâu dài đến lạm phát.
Nghiên cứu của Rodolphe Blavy (2004) xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền trong trường hợp Guinea- một quốc gia đảo ở Thái Bình Dương. Tác giả sử dụng phân tích đồng liên kết và mơ hình hiệu chỉnh sai số cho mơ hình hai biến giá tiêu dùng và các biến tiền tệ là cung tiền và tiền dự trữ với dữ liệu được thu thập theo quý trong thời gian từ năm 1992-2003. Kết quả thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa giá và cung tiền và mối quan hệ sẽ kéo dài trong những năm tới. Các tác động trong ngắn hạn góp phần củng cố cho các tác động trong dài
hạn. Phân tích phản ứng đẩy cho thấy một cú sốc trong cung tiền sẽ có tác động tăng dần trong hai năm tới và ổn định ở mức cao hơn.
Nghiên cứu của McCandless & Weber (1995) sử dụng dữ liệu của 110 quốc gia trong thời gian 30 năm và kết quả cho thấy có mối tương quan cao (gần bằng 1) giữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ lệ lạm phát. Và kết quả này vẫn đúng đối với ba định nghĩa về cung tiền (M0, M1 và M2) và đúng cho bộ dữ liệu gồm 110 quốc gia và 2 bộ dữ liệu nhỏ hơn gồm 21 quốc gia OECD và 14 quốc gia Mỹ Latin.