CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.5 Ước lượng GMM
Để khắc phục hiện tượng tự tương quan và nội sinh trong mơ hình cổ điển, ta thực hiện ước lượng GMM thu được kết quả như sau:
Bảng 5.6: Kết quả ước lượng GMM
Biến Ước lượng GMM
L.INF -0.030 BUD -0.630* MS -0.070 GEXP -0.971 INTE 1.004*** KAOPEN 14.563**
Nguồn: Tính tốn của tác giả (Phụ lục 7). *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%, ** tương ứng với mức ý nghĩa 5%, * tương ứng với mức ý nghĩa 10%.
Kết quả hồi quy mơ hình với giá trị p-value của AR(2)=0.360 và kiểm định Sargan với giá trị p-value=0.440, cả hai giá trị này khá lớn nên mơ hình hồi quy GMM là mơ hình khá phù hợp và cho ra kết quả có độ tin cậy.
Mơ hình hồi quy tìm thấy bằng chứng cho thấy các biến độc lập thâm hụt ngân sách BUD, lãi suất INTE và độ mở tài chính KAOPEN có tác động đến lạm phát INF và có ý nghĩa thống kê. Trong mơ hình REM hay ước lượng GMM đều đưa ra kết quả kiểm định giống nhau khi xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mơ hình.
Đối với biến lãi suất INTE, tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê, với mức ý nghĩa 1%. Tác động này là tác động cùng chiều đến lạm phát. Với hệ số hồi quy là 1.004 cho thấy khi lãi suất tăng lên 1% thì chỉ số lạm phát tăng bằng đúng tỷ lệ lạm phát. Kết quả này làm củng cố thêm bằng chứng cho các nghiên cứu trước đây về mối tương quan cùng chiều giữa lạm phát và lãi suất.
Đối với biến độ mở tài chính KAOPEN là một trong những biến kiểm sốt mới được đưa vào mơ hình và kết quả hồi quy đã tìm thấy tác động cùng chiều của độ mở tài chính đối với lạm phát. Kết quả này có phần trái ngược với nghiên cứu của Amit Ghosh (2014) với bộ dữ liệu gồm 137 quốc gia từ 1999-2012. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này xem xét bộ dữ liệu gồm 11 quốc gia đang phát triển khu vực
chính sách điều hành khác nhau và cũng là những quốc gia đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, do đó có thể đã dẫn đến một kết quả trái ngược. Ngoài ra, đây là các quốc gia đang phát triển thu hút một lượng lớn vốn đầu nước ngồi, nếu có độ mở tài chính cao hay nói cách khác là sự tự do chu chuyển vốn, sẽ dẫn đến cầu nội tệ tăng làm tăng lãi suất và kéo theo lạm phát tăng.
Đối với biến thâm hụt ngân sách BUD lại tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với tác động của thâm hụt lên lạm phát. Kết quả này trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây khi cho rằng thâm hụt tác động cùng chiều với lạm phát hoặc thâm hụt khơng có ảnh hưởng tới lạm phát. Tuy nhiên, kết quả này khá tương đồng với những phân tích bằng đồ thị về thực trạng mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát ở 11 quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á như trong chương 3. Đồng thời, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Yaya Keho (2016) trong trường hợp quốc gia Benin và Senegal, nghiên cứu của Cheah và Hamid (2011) đối với trường hợp quốc gia Bangladesh và Sri Lanka. Và có thể giải thích về kết quả xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Các quốc gia trong bài nghiên cứu là các quốc gia đang phát triển với nhu cầu
cao về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nền kinh tế thường xuyên trong giai đoạn tăng trưởng. Do đó, việc thâm hụt ngân sách là điều khơng thể tránh khỏi, chính phủ có thể phát hành tiền để huy động nguồn vốn kịp thời. Điều này dẫn đến việc tăng cung tiền gây áp lực lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng nhu cầu tiền giao dịch là rất lớn, do đó việc tăng cung tiền tương ứng với tăng nhu cầu tiền trong giao dịch nên khơng gây ảnh hưởng đến lạm phát và thậm chí là làm giảm lạm phát trong trường hợp cung tiền tăng không đủ với nhu cầu tiền cần thiết trong nền kinh tế.
Kết quả này có thể giải thích theo quan điểm lập luận trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) khi mà tài trợ ngân sách thường có hai tác động trái chiều. Một là tài trợ bằng cách tăng vay nợ của Chính phủ gây sức ép làm tăng lãi suất do nhu cầu vay cao hơn. Điều này tương tự như
chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó góp phần giảm lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách thông qua việc tăng cung tiền cũng tương tự như chính sách tiền tệ mở rộng và gây áp lực lên lạm phát. Từ cách lập luận trên, có thể thấy nếu tác động bằng cách vay nợ lớn hơn tác động thơng qua tăng cung tiền thì tác động của thâm hụt lên lạm phát là ngược chiều.
Khi chính phủ đi vay nợ bù đắp thâm hụt có thể làm tăng lãi suất. Tuy nhiên, ở
nhiều quốc gia đang phát triển, lãi suất được chính phủ kiểm sốt bằng cách quy định mức trần sàn, do đó trong nhiều trường hợp lãi suất có thể ổn định hoặc thậm chí giảm, khơng gây áp lực lên lạm phát.