CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát
Các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á trong giai đoạn nghiên cứu từ 1997-2016 có tỷ lệ lạm phát tăng giảm bất thường và tương đối phức tạp trong khi cung tiền tăng dần qua các năm. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát của từng quốc gia sẽ được phân tích cụ thể qua các đồ thị sau:
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Banglades 1997-2016 2016
Trong giai đoạn năm 1997-2016 tỷ lệ lạm phát, thâm hụt và cung tiền trung bình của Banglades lần lượt là 5.7%, 3%, 48.6% được tính theo GDP. Theo hình 3.1 có thể thấy thâm hụt thay đổi cùng chiều lạm phát, chỉ có trong giai đoạn năm 1999- 2007 thâm hụt và lạm phát di chuyển ngược chiều nhau, cụ thể là vào năm 2001 khi thâm hụt ở mức cao nhất 4.1% thì lạm phát lại xuống đến mức thấp nhất chỉ có 3.2%. Đối với biến cung tiền, có thể thấy trong giai đoạn này tăng khá ổn định qua các năm và có xu hướng tăng cùng chiều với lạm phát trong giai đoạn từ năm 2007 trở đi.
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Cambodia 1997-2016 2016
Tỷ lệ lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền trung bình của Cambodia trong giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 3.6%, 3.1%, 32% theo GDP. Xét về thâm hụt ngân sách trong giai đoạn từ năm 1999-2013 biến đổi ngược chiều với lạm phát, khi thâm hụt tăng thì lạm phát lại giảm và ngược lại, ngoài ra lạm phát của Cambodia biến động khá phức tạp, trong đó vào giai đoạn năm 2008 khi quốc gia này đang trong tình trạng thặng dư ngân sách thì lạm phát lại ở mức đỉnh điểm cao nhất 12.2%. Cung tiền trong giai đoạn này ngày càng tăng nhanh trong khi lạm phát sau khi tăng đỉnh điểm vào năm xảy ra khủng hoảng tài chính 2008 thì sau đó đã giảm dần và ổn định ở mức khá thấp khoảng 2%. Từ đó, cho thấy dường như khơng có mối quan hệ nào giữa cung tiền và lạm phát trong giai đoạn này.
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Cambodia 1997-2016 2016
Ở Trung Quốc trong giai đoạn này tỷ lệ lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền lần lượt là 2.9%, 1.5% và 160% theo GDP cho thấy sự kiểm soát thâm khá tốt của quốc gia này. Theo đồ thị, thâm hụt ngân sách và lạm phát thay đổi ngược chiều và cụ thể là trong giai đoạn năm 2009 và năm 2011 khi ngân sách của Trung Quốc trong tình trạng cân bằng thì tỷ lệ lạm phát chạm mức 8% tuy nhiên đây cũng không phải mức lạm phát quá cao. Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác trong khu vực, cung tiền của Trung Quốc tăng dần qua các năm trong khi lạm phát lại có những biến động bất thường như năm 2008 tăng cao ở mức 8% thì đến năm 2009 lại giảm xuống cịn 0%, sau đó đến năm 2011 lại tiếp tục chạm mức đỉnh trên 8%. Tuy nhiên, sau năm 2011 lạm phát bắt đầu có những thay đổi theo mức ngày càng ổn định.
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Indonesia 1997-2016 2016
So với các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á, Indonesia là quốc gia có tỷ lệ lạm phát biến động lớn trong năm 1998 khi đột ngột tăng ở mức 75.3%, tuy nhiên từ năm 1999 cho đến nay thì lạm phát biến động quanh giá trị lạm phát trung bình 13.3% nhưng đây cũng được xem là một mức lạm phát cao so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Trong khi đó, mức thâm hụt ngân sách trung bình ở mức thấp khoảng 1.2 % được giữ ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Mức cung tiền trung bình đạt 44.6% khơng quá cao và có những biến động tương đối cùng chiều với lạm phát. Tóm lại, trong khi ngân sách của Indonesia khơng có biến động lớn thì lạm phát có những biến động tăng giảm khơng ổn định và nhìn chung là có xu hướng cùng chiều với cung tiền.
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Jordan 1997-2016
Jordan là một quốc gia Ả Rập nhỏ tại Trung Đơng trải dài từ phần phía nam của Sa mạc Syria tới vịnh Aquaba. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn 1997- 2016 của Jordan là 4.3% không cao tuy nhiên cũng biến động bất thường, đặc biệt là giai đoạn năm 2008 ở mức cao nhất 20%. Với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình ở mức 5.3% và ngày càng tăng kể từ năm 2015 trở đi, và trong giai đoạn năm 2000- 2012 lại có những biến động không cùng chiều với lạm phát. Trong khi đó, mức cung tiền trung bình của quốc gia này là 122.4% khá cao và có xu hướng biến động cùng chiều với lạm phát cụ thể là cùng tăng trong giai đoạn 1997-2005 và cùng giảm trong giai đoạn 2010 -2016.
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Malaysia 1997-2016 2016
Với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình 3.3% trong đó chỉ có giai đoạn 1997- 1998 Malaysia có ngân sách thặng dư và từ sau năm 1998 ngân sách liên tục thâm hụt và dao động quanh mức thâm hụt trung bình. Tuy nhiên, lạm phát của Malaysia có những biến động tăng giảm thất thường với giá trị lạm phát trung bình là 3.6%. Từ đồ thị khơng thấy có xu hướng biến động chung giữa thâm hụt và lạm phát, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1999-2016 có những lúc thâm hụt chạm mức khá thấp thì lạm phát lại chạm mức đỉnh và ngược lại, cụ thể là năm 2008 khi thâm hụt là 3.5% thì lạm phát chạm đỉnh cao nhất là 12% hay trong năm 2009 khi thâm hụt ở mức cao nhất 6.5% thì nền kinh tế lại trong tình trạng giảm phát.
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Pakistan 1997-2016 2016
Qua đồ thị có thể thấy Pakistan là quốc gia có tỷ lệ thâm hụt khá thấp và ổn định ở mức trung bình 1.4%, thậm chí có giai đoạn 2003, ngân sách trong tình trạng cân đối cho thấy khả năng kiểm soát ngân sách khá tốt. Tuy nhiên, lạm phát lại có nhiều biến động tăng giảm bất thường trong giai đoạn này khi lạm phát cao nhất ở mức 24.9% trong khi mức thấp nhất là 1.8%. Nhìn chung là khơng có xu hướng chung trong biến động giữa thâm hụt và lạm phát. Đối với cung tiền trung bình ở mức 49.6% khá thấp, ổn định và dường như biến động ngược chiều với lạm phát, cụ thể năm 2000 khi cung tiền ở mức thấp nhất 38% thì lạm phát lại chạm mức cao nhất lên đến 24.9% và trong một số giai đoạn năm 2006, 2009, 2011 khi cung tiền đang ở mức khá ổn định thì lạm phát lại khá cao xoay quanh tỷ lệ 20%.
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Philippines 1997-2016 2016
Philipines cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình khá thấp và ổn định ở mức 1.4% và thậm chí có nhiều giai đoạn như năm 1997, 2008, 2014, 2015 ngân sách ở tình trạng thặng dư. Điều này cho thấy một sự kiểm soát khá tốt trong việc thu chi ngân sách nhà nước. Ngoại trừ năm 1998 có tỷ lệ lạm phát tăng đột biến 22.4% thì trong các giai đoạn cịn lại tỷ lệ lạm phát luôn ở mức khá ổn định quanh giá trị trung bình 5%. Và tỷ lệ cung tiền trung bình của Philippines trong giai đoạn này là 61% khơng q cao, khơng có biến động bất thường. Qua đồ thị có thể thấy trong khi mức cung tiền qua các năm có xu hướng tăng nhẹ thì lạm phát lại có xu hướng khá ổn định và giảm dần đến năm 2016 chỉ còn ở mức 1.6%. Nhìn chung, khơng chỉ kiểm sốt tốt trong việc cân đối thu chi ngân sách mà Philipines cịn có sự ổn định về các chính sách tiền tệ cũng như kiểm soát lạm phát tốt so với các quốc gia trong khu vực.
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Sri Lanka 1997-2016 2016
Sri Lanka với mức thâm hụt ngân sách trung bình khoảng 6.6% khá ổn định qua các năm thì ngược lại tỷ lệ lạm phát của quốc gia lại có những biến động khá phức tạp, tăng giảm thất thường có lúc chạm đáy năm 2015 là 0.8% có lúc lên đỉnh ở mức 22.8% năm 2010. Từ đồ thị không thấy bằng chứng về xu hướng biến động chung giữa thâm hụt và lạm phát, trong khi thâm hụt khá ổn định thì lạm phát biến động tăng giảm không theo quy luật. Tỷ lệ cung tiền trung bình khá thấp 41.2% và dường như có những biến động ngược chiều so với biến động của lạm phát. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ cung tiền ở mức thấp nhất 32.6% thì lạm phát lại ở mức cao nhất lên đến 22.8%.
Hình 3.10: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Thailand 1997-2016 2016
Thailand cũng là quốc gia có tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình tương đối thấp 1.2% mặc dù có những biến động bất thường trong các giai đoạn, cụ thể từ 1997-2002 tỷ lệ thâm hụt của các năm 1999 và 2002 khá cao so với mức trung bình lần lượt là 9% và 6%; có những giai đoạn từ 2003-2008 ngân sách ln trong tình trạng thăng dư, sau năm 2008 đến nay tiếp tục rơi vào tình trạng thâm hụt tuy nhiên tỷ lệ thâm hụt này khá thấp chưa đến 2%. Tỷ lệ lạm phát của Thailand cũng tương đối thấp trung bình 2.7% tuy nhiên cũng có những biến động tăng giảm thất thường với mức lạm phát cao nhất là 8% năm 1998 và thấp nhất là -2.5%. Nhưng nhìn chung từ năm 1997-2009 thâm hụt ngân sách và lạm phát có những biến động tương đối ngược chiều nhau. Còn trong giai đoạn 2010-2016 thâm hụt và lạm phát có xu hướng giảm dần qua các năm. So với lạm phát và thâm hụt thì cung tiền cũng khơng có q nhiều biến động và chủ yếu xoay quanh giá trị trung bình 112.3%. Trong khi cung tiền khá ổn định trong giai đoạn 1997-2004 thì lạm phát lại biến động tăng giảm không theo xu hướng nhất định. Trong giai đoạn 2005-2016 khi có sự mở rộng cung tiền thì lạm phát lại thay đổi theo hướng giảm dần.
Hình 3.11: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Việt Nam 1997-2016 2016
Việt Nam có tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình là 3% khơng q cao so với các quốc gia trong khu vực, chỉ có giai đoạn từ 2012 trở đi thâm hụt có dấu hiệu tăng dần. Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát trung bình ở mức 8.3% nhưng có năm lạm phát ở Việt Nam lên đến 2 con số, cụ thể năm 2008 lạm phát là 22.7% và năm 2011 là 21.2% rất cao so với các giai đoạn trước đó. Lạm phát cao của Việt Nam trong thời gian dài 2008-2012 được giải thích là do giá thế giới biến động, nhưng thực tế dường như cách lập luận này là thiếu thuyết phục khi lạm phát của các quốc gia đang phát triển trong khu vực như phân tích ở trên cũng chịu tác động tương tự nhìn chung có xu hướng giảm và khơng ở mức cao như Việt Nam. Và gần đây thì tốc độ lạm phát của các quốc gia này thường dưới hai con số. Đó cũng là lý do mà một số nghiên cứu đã cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức chính là nguyên nhân gây ra áp lực lạm phát của Việt Nam như nghiên cứu của Đặng Ngọc Tú (2010). Trong khi các quốc gia trong khu vực có xu hướng duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì Việt Nam đã tăng liên tục tỷ lệ này mặc dù giảm khơng nhiều trong năm 2008 nhằm đối phó với nguy cơ lạm phát tăng cao. Nếu như năm 1997 tỷ lệ
cao hơn rất nhiều so với Indonesia (40.3%), Philippines (77.4%), và Pakistan (56.1%). Tuy nhiên từ 2013 cho đến nay, lạm phát ở Việt Nam đang ở mức khá thấp ổn định cụ thể năm 2015 giảm phát 0.2% và năm 2016 tỷ lệ lạm phát là 1.1%.
Tóm lại, phân tích bằng đồ thị đối với mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát có thể thấy một xu hướng biến động ngược chiều giữa thâm hụt và lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á như Cambodia, China, Malaysia, Thailand. Chỉ có Bangladesh có xu hướng biến động cùng chiều giữa thâm hụt và lạm phát. Đối với cung tiền, ở một số quốc gia cho thấy biến động ngược chiều giữa cung tiền và lạm phát trong khi một số quốc gia thì mặc dù mức cung tiền qua các năm ngày càng tăng nhưng lạm phát của các quốc gia vẫn khá ổn định.