CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình chung của các quốc gia trong khu vực châ uÁ
3.1.1 Các tiểu khu trong khu vực châ uÁ
Theo Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì sự tăng trưởng ở 30/45 nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á chủ yếu là do nhu cầu từ các quốc gia ngoài khu vực tăng cao cộng thêm sự phục hồi giá cả hàng hóa cũng như các cải cách trong từng quốc gia. Điều này đã giúp cho khu vực đóng góp đến 60% trong tăng trưởng GDP tồn cầu. ADB dự đốn tăng trưởng GDP ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ chạm mức 5.7% trong năm 2017 và 2018, mặc dù giảm nhẹ so với mức 5.8% năm 2016.
Tăng trưởng Trung Quốc giữ ở mức ổn định do chính phủ thực hiện các biện pháp chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tiêu dùng. Theo dự báo, mức tăng sẽ là 6.5% trong năm 2017 và 6.2% trong năm 2018, chậm hơn so với mức 6.7% năm 2016.
Nam Á là khu vực phát triển mạnh nhất khu vực với mức tăng dự báo là 7% năm 2017 và 7.2% năm 2018. Ấn Độ là một trong những nền kinh tế trong khu vực được dự đốn có mức tăng trưởng mạnh nhất với mức 7.4% năm 2017 và 7.6% năm 2018.
Đông Nam Á được dự đoán tiếp tục tăng trưởng khi hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều cho thấy những tín hiệu khá tích cực, với mức tăng trưởng dự báo năm 2017 là 4.8% và năm 2018 là 5%. Các quốc gia thiên về sản xuất hàng hóa như Việt Nam, Malaysia, Indonesia sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trong giá lương thực cũng như giá nhiên liệu trên thế giới.
Nền kinh tế Trung Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 3.1% vào năm 2017 và 3.5% vào năm 2018 nhờ vào giá cả hàng hóa tăng và việc xuất khẩu được chú trọng, mặc dù mức tăng trưởng phát triển khơng có sự đồng nhất giữa các quốc gia trong
khu vực Nam Á. Trong khi đó, khu vực Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ở mức 2.9% và 3.3% trong năm 2017 và 2018.
Ngồi ra, đi đơi với sự tăng trưởng thì lạm phát cũng được dự đốn là sẽ tăng lên 3% trong năm 2017 và 3.2% trong năm 2018 do nhu cầu mua hàng hóa và giá cả hàng hóa trên thế giới đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên so với mức lạm phát trung bình của khu vực trong 10 năm trở lại đây 3.9% thì tỷ lệ lạm phát dự đoán này vẫn khá thấp.
Bên cạnh những dự báo về mức độ tăng trưởng và lạm phát, ADB còn đưa ra các cảnh báo về các rủi ro kinh tế đối với khu vực châu Á, trong đó có việc Mỹ tăng lãi suất khiến các dòng vốn bị đẩy ra, dù rủi ro này có thể phần nào giảm xuống do tính thanh khoản khá tốt của khu vực. Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt ở Mỹ diễn ra từ từ cho phép các nước châu Á Thái Bình Dương có thời gian đối phó với thay đổi này. Các quốc gia với tỷ giá hối đối linh hoạt có thể bị suy giảm trong giá trị đồng tiền và kéo theo lạm phát, trong khi đó các quốc gia có chế độ tỷ giá hối đối cố định hoặc neo tỷ giá có thể mất lợi thế về xuất khẩu.
3.1.2 Các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á Bảng 3.1: GDP của 11 quốc gia đang phát triển châu Á (%)