Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây

2.2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và lạm phát

Lãi suất

Chính sách tiền tệ thơng qua các công cụ và qua kênh truyền dẫn để tác động đến mức giá trong nền kinh tế. Bên cạnh cung tiền thì lãi suất cũng có những tác động không nhỏ tới lạm phát.

Nghiên cứu của Ali Anari & James Kolari (2016) cho thấy mối quan hệ năng động giữa lãi suất và lạm phát được xác định dựa trên sự tồn tại song song của quy trình Fisher và Wicksell. Quy trình Fisher thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và lãi suất trong đó mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ lạm phát tác động đến lãi suất. Ngược lại, quy trình Wicksell thể hiện mối quan hệ ngược lại giữa hai yếu tố này trong đó mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ lãi suất tác động đến lạm phát. Trong khi các học thuyết Fisher và Wicksell cho thấy mối quan hệ tiền nghiệm – tương lai (ex ante) thì các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng lãi suất và lạm phát hậu nghiệm -quá khứ (ex post) sau khi thực hiện đầy đủ các hiệu ứng Fisher và Wicksell. Thủ tục ước lượng ex post dẫn đến ít sự đồng nhất trong hệ số Fisher, đây được xem là vấn đề của quy trình Fisher. Tác giả đã tìm ra mối liên kết giữa các hệ số hậu nghiệm và tiền nghiệm trong phương trình Fisher và Wicksell và đưa ra các khắc phục hệ số tiền nghiệm từ mối quan hệ ước lượng trong quá khứ. Sử dụng phương pháp này với dữ liệu Hoa Kỳ và nhiều nền kinh tế phát triển để hỗ trợ cho học thuyết của Fisher và Wicksell về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát.

Hay nghiên cứu của Zina Cioran (2014) sử dụng mơ hình kinh tế lượng đơn giản OLS với bộ dữ liệu 17 quốc gia châu Âu và trong giai đoạn từ năm 1997-2013. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ trực tiếp có ý nghĩa giữa lãi suất và lạm phát, điều này khiến cho lãi suất trở thành công cụ hiệu quả để ngân hàng trung ương ngăn ngừa lạm phát. Ngoài ra, bài nghiên cứu cịn tìm thấy mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.

Độ mở nền kinh tế - độ mở tài chính

Đây là một trong những yếu tố tác động gián tiếp đến lạm phát. Độ mở tài chính thể hiện mức độ hội nhập tài chính của mỗi quốc gia:

 Hội nhập tài chính xảy ra khi việc kiểm soát các giao dịch được bãi bỏ và cho

phép các nguồn lực tài chính vào và ra.

 Các rào cản gia nhập vào thị trường nội địa của các định chế tài chính nước ngồi cũng được bãi bỏ và các tổ chức này được tự do tiếp cận các hoạt động thị trường và các dịch vụ tài chính.

 Thị trường tự do bù đắp cho lạm phát trong nước bằng sự điều chỉnh tỷ giá hối

đoái và lãi suất nội địa.

Trong bài nghiên cứu của Amit Ghosh (2014) xem xét ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế và tỷ giá hối đoái đến lạm phát với bộ dữ liệu gồm 137 quốc gia từ năm 1999-2012. Sử dụng nhiều mơ hình kinh tế lượng và phân tích phân loại theo nhóm nhỏ, kết quả cho thấy độ mở tài chính cao hơn dẫn đến tỷ lệ lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ ngược chiều giữa độ mở thương mại đến lạm phát, ngoại trừ các quốc gia có độ mở thương mại thấp và lạm phát cao.

Trong khi về mặt lý thuyết, vai trò của độ mở thương mại thường chiếm ưu thế hơn, việc sử dụng độ mở tài chính ln được chọn lọc cẩn thận. Và Tytell and Wei (2004), and Wagner (2002) đã đưa ra lập luận rằng tồn cầu hóa về tài chính ngày càng cao (độ mở tài chính cao) sẽ làm tăng độ co giãn của cầu giữa đồng nội

tệ và ngoại tệ. Điều này làm tăng tính kỷ luật của Ngân hàng trung ương khi sử dụng chính sách tiền tệ và do đó làm giảm lạm phát. Bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Gruben và McLeod (2002) đối với bộ dữ liệu 100 quốc gia trong những năm 1990. Kết quả cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa độ mở tài khoản vốn và lạm phát thấp hơn. Cụ thể là việc tự do hóa tài khoản vốn rộng đầu những năm 1990 đã góp phần làm giảm lạm phát trên tồn thế giới trong suốt thập niên đó.  Chi tiêu chính phủ

Ngồi ra, chi tiêu chính phủ cũng là một yếu tố liên quan đến chính sách tài khóa có tác động đến lạm phát. Như nghiên cứu của Mehrara&Soufiani (2016) xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và chi tiêu chính phủ sử dụng dữ liệu hàng quý trong giai đoạn từ năm 1990-2013 và áp dụng mơ hình hồi quy chuyển đổi trượt (Smooth Transition Regression Model). Sử dụng mơ hình hai giai đoạn với các biến lạm phát, tốc độ chi tiêu chính phủ, tăng trưởng GDP và tăng trưởng thanh khoản, độ trễ của biến tăng trưởng thanh khoản được xem là biến chuyển đổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của chi tiêu chính phủ đến lạm phát tùy thuộc vào điều kiện tiền tệ (chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng). Trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ hay tăng trưởng thanh khoản thấp, chi tiêu chính phủ khơng tác động đến lạm phát, thậm chí là tác động ngược chiều đến lạm phát. Chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi thuế hoặc các nguồn thu từ dầu khơng có lạm phát do đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Dưới chế độ tăng trưởng thanh khoản cao, chi tiêu chính phủ tác động đến lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)