.5 Biểu đồ P-P lot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán (Trang 73)

- Theo biểu đồ Scatterplort, các giá trị kỳ vọng được phân tán ngẫu nhiên thành một vùng nhất định. Vì vậy mà các giả thuyết tuyến tính khơng bị vi phạm hay nói cách khác đảm bảo được độ tin cậy của mơ hình.

62

4.6 Bàn luận kết quả

4.6.1 Chất lượng thông tin BCTC:

- Mức độ chất lượng thông tin BCTC phụ thuộc vào chất lượng của từng đặc tính chất lượng thơng tin BCTC. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, mặc dù Bộ tài chính có quy định về nội dung công bố thông tin trên BCTN, nhưng chỉ dừng ở mức độ hướng dẫn, do đó chất lượng trình bày của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, cụ thể như sau:

4.6.1.1 Đặc tính thích hợp:

- Thông tin định hướng tương lai: hầu hết các doanh nghiệp niêm yết chỉ dừng ở mức độ công bố dự kiến, kế hoạch trong tương lai mà khơng phân tích phương thức sử dụng những nguồn lực nào trong quá trình thực hiện cũng như chưa đánh giá cơ hội rủi ro tác động đến quá trình thực hiện những kế hoạch này, từ đó chưa định lượng khả năng thực hiện của những dự kiến này. Như vậy, với mức độ công bố như hiện nay về nội dung này không giúp cho người sử dụng xác lập được kỳ vọng trong quá trình ra quyết định.

- Thông tin về cơ hội và rủi ro của những thơng tin phi tài chính: Các thơng tin phi tài chính liên quan đến sự phát triển bền vững của cơng ty bao gồm 3 nhóm nội dung : Kinh tế bền vững, môi trường bền vững và xã hội bền vững. Bên cạnh trình bày đầy đủ các yếu tố liên quan đến ba nội dung về sự phát triển bền vững, nhằm giúp cho người sử dụng có giá trị xác lập cũng như dự báo thì các thơng tin trên cần phải được phân tích về những cơ hội và rủi ro các yếu tố phi tài chính này để gia tăng tính hữu ích của thơng tin.

- Thơng tin liên quan đến giá trị hợp lý: chế độ kế toán Việt Nam ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Điều này có nghĩa là những con số mà người sử dụng thơng tin thấy trên các báo cáo tài chính của các cơng ty đã không phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà đầu tư khơng thể hồn tồn dựa vào thơng tin cơng bố trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ, cũng như là mua hay bán với giá bao

63

nhiêu là đảm bảo có lời. Thơng thường thì doanh nghiệp có thể được định giá dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay, thiếu hẳn một hệ thống cơ sở có khả năng và uy tín trong việc định giá doanh nghiệp thì việc căn cứ vào các BCTC mà cụ thể hơn là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp là cách duy nhất. Các báo cáo này lại chưa được điều chỉnh theo giá trị hiện tại thì các nhà đầu tư khó có thể có căn cứ để đưa ra quyết định.

- Thông tin phản hồi: Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp không đạt kế hoạch đề ra trước đó, khi phân tích ngun nhân thường chỉ phân tích ở mức độ định tính, mà khơng định lượng từng ngun nhân đó ảnh hưởng bao nhiêu so với mức không đạt được.

- Thơng tin bộ phận: theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 28: “Báo cáo bộ phận”, u cầu doanh nghiệp cần có thơng tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý. Tuy nhiên, đối với những tập đồn có những cơng ty con, những cơng ty con góp phần tạo nên các chỉ tiêu tài chính của tập đồn, vì vậy đây được xem là bộ phận và nó cần được phân tích nhằm giúp cho người sử dụng có thêm thơng tin nhằm dự báo cũng như xác lập những kỳ vọng trước đây. Qua thống kê, cho thấy mức độ công bố những thông tin này của các công ty niêm yết là rất thấp.

4.6.1.2 Đặc tính trình bày trung thực:

- Cơng bố về những lý do lựa chọn các chính sách và ước tính kế tốn: Hầu hết trên Bảng thuyết minh BCTC, các doanh nghiệp niêm yết khi lựa chọn chính sách và ước tính kế tốn như đúng yêu cầu của chuẩn mực, nhưng khơng giải thích vì sao phải lựa chọn. Đặc điểm hoạt động, phương thức kinh doanh, quy mô… của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, do đó việc lựa chọn các chính sách và ước tính là khác nhau. Việc lựa chọn này đảm bảo các khoản mục trên BCTC phản ảnh tính trung thực của số liệu kế tốn. Do đó khi lựa chọn chính sách và ước tính kế tốn cần phải giải thích lý do nhằm mục đích cho người sử dụng đánh giá được sự phù hợp của chúng và qua đó có thể đánh giá được tính trung thực của số liệu kế tốn.

64

- Công bố thông tin không thiên lệch bao gồm những thơng tin tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, thơng tin tài chính có thể định định lượng thơng qua số liệu kế tốn mà cụ thể là chỉ tiêu lợi nhuận. Trong khi đó, thơng tin phi tài chính là khó đo lường, việc đánh giá phụ thuộc vào sự cảm nhận mang tính chủ quan. Khơng trình bày thiên lệch thơng tin phi tài chính nó thể hiện sự trung lập trong cơng bố, có nghĩa khơng chỉ trình bày nội dung tốt hoặc nội dung xấu nhằm hướng người đọc theo hướng đã định nào đó. Theo kết quả thống kê cho thấy hầu hết doanh nghiệp niêm yết khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp chỉ thiên về nói những điểm mạnh, tích cực mà khơng trình bày những khó khăn cũng như ngun nhân yếu kém từ quản lý hay bất lợi của doanh nghiệp nhằm tạo ra bức tranh đẹp cho doanh nghiệp.

- Ý kiến của kiểm tốn viên độc lập: là nhân tố góp phần đánh giá về tính trung thực của số liệu kế toán. Qua thống kê cho thấy có gần 80% mẫu nghiên cứu có ý kiến kiểm toán viên chấp nhận tồn phần, được kiểm tốn bởi nhóm Big4. Tuy nhiên, khơng có doanh nghiệp nào cơng bố thư quản lý của kiểm tốn viên vì theo quy định hiện nay của Việt Nam không bắt buộc phải công bố nội dung này.

- Công bố thông tin về QTCT: Theo yêu cầu tại mục V trong BCTN theo thông tư 52 các doanh nghiệp niêm yết cần công bố thông tin về QTCT bao gồm: HĐQT, BKS, các giao dịch, thù lao, lợi ích của HĐQT, Ban giám đốc, BKS. Trong từng nội dung, cần diễn giải từng chi tiết, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp công bố không đầy đủ. Đặc biệt, thiếu các thơng tin về thành viên độc lập, trình độ, kinh nghiệm, các đánh giá các thành viên trong HĐQT, BKS về hoạt động trong năm.

4.6.1.3 Đặc tính có thể hiểu được:

- Để đảm bảo đặc tính này, về mặt lý thuyết yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức nhất định nào đó, các thuộc tính sau đây góp phần gia tăng khả năng có thể hiểu được của người đọc.

- BCTN được diễn giải, phân loại và bố cục rõ ràng: nội dung này muốn đề cập đến hình thức của BCTN giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về báo cáo. Yêu cầu đầu tiên BCTN phải có mục lục nhằm giúp người đọc dễ truy tìm thơng tin mà họ quan tâm. Trong mỗi mục cần phải có đoạn kết luận để người đọc nắm được ý

65

chính cần thiết. Bên cạnh đó, một số nội dung cần được diễn giải để giúp người đọc dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, qua thống kê, cho thấy đa số các báo cáo của doanh nghiệp niêm yết chưa đảm bảo được nội dung này.

- Trình bày các biểu đồ: bên cạnh thơng tin tài chính thơng qua các con số, trong báo cáo cần biểu hiện số liệu dưới dạng các biểu đồ. Thông qua thị giác sẽ giúp người đọc dễ hiểu hơn là đọc các con số. Nội dung này, các doanh nghiệp niêm yết cho thấy gần 70% mẫu khơng có biểu đồ nào trong báo cáo.

- Các chú thích về từ chuyên ngành và chữ viết tắt: người đọc chỉ có thể có một số kiến thức chuyên ngành về một lĩnh vực nhất định nào đó, vì vậy, thơng qua các chú thích về những từ chuyên ngành, chữ viết tắt sẽ góp phần gia tăng khả năng hiểu được của người đọc. Qua thống kê số liệu, cho thấy mức độ chú thích của các doanh nghiệp niêm yết trong BCTN rất ít.

4.6.1.4 Đặc tính có thể so sánh:

- Số lượng năm trước so sánh với năm hiện hành: nhằm mục đích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Do đó để cho người sử dụng thông tin đánh giá về xu hướng các kết quả hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần công bố các chỉ tiêu tài chính của năm hiện hành với nhiều năm trước. Qua thống kê, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (trên 70% mẫu) chỉ so sánh với năm trước liền kề, đảm bảo mức yêu cầu tối thiểu của thơng tư 52, vì vậy chưa thật sự hữu ích đối với người sử dụng.

- Số lượng các tỷ số tài chính trong báo cáo: các tỷ số này giúp cho người sử dụng thơng tin có thể so sánh và qua đó có thể đánh giá hiệu quả, thực trạng tài chính của những doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm. Vì mỗi doanh nghiệp có quy mơ, đặc điểm ngành nghề khác nhau, thơng qua các tỷ số tài chính giúp người đọc dễ dàng so sánh và lựa chọn doanh nghiệp mà mình quan tâm. Qua thống kê cho thấy số lượng tỷ số tài chính các doanh nghiệp niêm yết cơng bố cũng chỉ dừng ở mức độ theo quy định của thông tư 52 là 10 tỷ số. Tuy nhiên, với quy định này đảm bảo chỉ tiêu này đạt mức độ trung bình so với thơng lệ quốc tế.

66

4.6.1.4 Đặc tính kịp thời:

- Theo thống kê có trên 80% mẫu cơng bố đúng hạn và sớm hơn theo quy định. Theo thông tư 52, yêu cầu các công ty niêm yết cống bố BCTN trong vòng 100 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ. Tuy nhiên, nếu so sánh với mức chất lượng chung về thơng tin BCTC đã trình bày phần trên thì thời gian cơng bố như vậy là chưa phù hợp. Qua đó, cho thấy các doanh nghiệp niêm yết tại Việt nam chỉ mới làm tốt những thông tin tài chính mà cụ thể là lập, trình bày và cơng bố các số liệu kế tốn thơng qua các con số đã được kiểm tốn. Tuy nhiên, đối với các thơng tin phi tài chính các doanh nghiệp chỉ mới dừng ở mức độ công bố nhưng khơng diễn giải, từ đó dẫn đến chất lượng thơng tin BCTC thấp.

4.6.2 Sự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC:

- Yếu tố “Đào tạo và bồi dưỡng” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Đào tạo và bồi dưỡng” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.145 nghĩa là khi tăng mức độ về Đào tạo và bồi dưỡng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.145 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận. - Yếu tố “Vai trò của Hội đồng quản trị” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Vai trò của Hội đồng quản trị” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.211 nghĩa là khi tăng mức độ về độ tin cậy lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính thêm 0.211 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

- Yếu tố “Hiệu quả HTKSNB ” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Hiệu quả HTKSNB ” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.1086 nghĩa là khi tăng mức độ về Hiệu quả HTKSNB lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.1086 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

67

- Yếu tố “Công nghệ thông tin” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Công nghệ thông tin” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.143 nghĩa là khi tăng mức độ về Công nghệ thông tin lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.143 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

- Yếu tố “Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.343 nghĩa là khi tăng mức độ về Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.343 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

- Yếu tố “Hành vi quản trị lợi nhuận” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Hành vi quản trị lợi nhuận” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ ngược chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là -0.184 nghĩa là khi tăng mức độ về Hành vi quản trị lợi nhuận lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính giảm đi 0.184 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận

- Yếu tố “Kiểm toán độc lập” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Kiểm toán độc lập” với “Chất lượng báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.121 nghĩa là khi tăng mức độ về Kiểm toán độc lập lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.288 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H7 được chấp nhận.

- Yếu tố “Sự hồn thiện của mơi trường pháp lý” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến Chất lượng báo cáo tài chính. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Sự hồn thiện của mơi trường pháp lý” với “Chất lượng

68

báo cáo tài chính” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.184 nghĩa là khi tăng mức độ về Sự hồn thiện của mơi trường pháp lý lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng báo cáo tài chính tăng thêm 0.184 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H8 được chấp nhận.

4.6.3 Thực trạng vận dụng kế toán CCTCPS ở Việt Nam:

- Về tổng thể, từ nhận thức của các tổ chức lập quy, các đơn vị kinh tế và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)