Kết quả phân tích EFA thang đo Hành vi sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)

KMO và kiểm định Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .726 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 130.192 Df 6 Sig. .000 Ma trận nhân tố Nhân tố 1 ITU_1 .819 ITU_2 .746 ITU_3 .900 ITU_4 .653

Phương pháp trích : Principal Component Analysis. a. 1 nhân tố được trích

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy thang đo các thành phần Hành vi sử dụng hoàn toàn phù hợp nên sẽ được giữ nguyên như thiết kế ban đầu để chuẩn bị tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày các nội dung sau: (1) Phương pháp và quy trình nghiên cứu, (2) Nghiên cứu định tính, (3) Xây dựng các thang đo, (4) Nghiên cứu định

lượng sơ bộ. Chương tiếp theo sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu

Mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được chọn theo phương pháp

lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong

đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận

tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể

tiếp cận. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và

thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu.

Dựa vào công thức tính kích cỡ mẫu của Tabachnick N >= 50 +8p, với p số biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499), để kết quả có ý nghĩa tác giả

mong muốn thu được tối thiểu trên 200 mẫu. Để đạt được kích thước mẫu như trên

tác giả đã tiến hành gửi 300 bảng câu hỏi trực tiếp đến người tiêu dùng tại TPHCM bằng bảng câu hỏi khảo sát và công cụ Google Document và thu về được 231 mẫu hợp lệ. Như vậy kích cỡ mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 231

Về giới tính: kết quả cho thấy có 103 nam (chiếm 44,6%) và 128 nữ (chiếm 55,4%) trả lời phỏng vấn

Về độ tuổi và thu nhập: Độ tuổi chủ yếu của các đối tượng khảo sát nằm ở

nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi với tỷ lệ cao nhất là 75,8%. Nhóm tuổi từ 18 đến 24

chiếm 21,6%, cịn lại là nhóm tuổi từ 35 đến 44 chiếm 2,6%.

Về thu nhập: nhóm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất nằm ở nhóm từ 4 đến 6 triệu với 30,7 %, kế đến là nhóm từ 6 đến 8 triệu với 27,3 % , các nhóm thu nhập cịn lại chiếm 42%

Về thời gian sử dụng điện thoại thông minh: Đối tượng được khảo sát tập

trung tại TP.HCM với thời gian sử dụng điện thoại thông minh chủ yếu từ 1 đến 2

Về ngành nghề: 5 ngành nghề chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là Tài chính- Ngân hàng với 26%, Sản xuất – Kinh doanh với 16,9%, Khác với 10,8%, Điện tử - CNTT chiếm 10,4 % và Xây dựng – Bất động sản chiếm 9,5%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)