Những điểm khác biệt giữa IPSAS và Chế độ kế toán HCSN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh long an (Trang 32 - 62)

IPSAS Chế độ kế toán HCSN

Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công hằng năm phải lập BCTC là những đơn vị kinh tế có thể sử dụng kinh phí NSNN nhưng chịu sự kiểm soát của chính phủ và cơ quan thẩm quyền, đơn vị kinh tế thuộc lĩnh vực công phải lập BCTC theo nguyên tắc tự cân đối thu

Đơn vị HCSN là đơn vị thụ hưởng NSNN (chứ chưa phải là đơn vị kinh tế theo IPSAS và các đơn vị HCSN khác) phải lập BCTC: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử

chi, IPSAS quy định 4 BCTC lập công khai: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.

dụng, Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD, Thuyết minh BCTC.

Phản ánh thu chi phát sinh trong quá trình hoạt động để xác định thặng dư hoặc thâm hụt.

Toàn bộ kinh phí tiếp nhận và sử dụng được phản ánh riêng.

Các khoản thu chi phản ánh theo cơ sở dồn tích.

 Các khoản thu chi cho hoạt động sự nghiệp phản ánh theo cơ sở tiền mặt

 Các khoản thu chi cho hoạt động SXKD phản ánh theo cơ sở dồn tích.

BCTC của Chính phủ phải được hợp nhất từ BCTC của tất cả đơn vị trung gian theo khuôn mẫu thống nhất.

Chưa có BCTC theo chuẩn mực kế toán cơng quốc tế cho tồn bộ khu vực cơng.

(Nguồn: tác giả thu thập và tổng hợp)

2.1.3. Bản chất và vai trò của BCTC áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình cũng như kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm sốt tình hình sử dụng và thanh quyết toán ngân sách cũng như các khoản thu của đơn vị hành chính sự nghiệp; góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách của Nhà nước; nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Thông tin BCTC của đơn vị hành chính sự nghiệp là thơng tin cơ sở để hợp nhất BCTC của đơn vị cấp trên.

2.1.3.1. Nội dung BCTC đơn vị sự nghiệp cơng lập Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo tình hình tài chính

Báo cáo tình hình tài chính là BCTC tổng hợp, dùng để thể hiện tất cả thông tin về tài sản; nguồn vốn; nợ phải trả của đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.

Nội dung của báo cáo tình hình tài chính:

 Tài sản của đơn vị sự nghiệp cơng lập: là tồn bộ tài sản được Nhà nước giao cho nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định.

 Nợ phải trả của đơn vị sự nghiệp công lập: bao gồm toàn bộ các khoản nợ mà đơn vị này có nghĩa vụ phải trả.

 Nguồn vốn của đơn vị sự nghiệp cơng lập: bao gồm nguồn vốn hình thành tài sản; thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính và kể cả các nguồn vốn khác của đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là BCTC tổng hợp, dùng để thể hiện tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong kỳ báo cáo.

Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập:

 Thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập: bao gồm doanh thu thuộc ngân sách Nhà nước (doanh thu thuế; doanh thu phí, lệ phí; doanh thu từ dầu thơ và khí thiên nhiên; doanh thu từ vốn góp và các khoản đầu tư của Nhà nước; doanh thu từ viện trợ khơng hồn lại và doanh thu khác) và doanh thu không thuộc ngân sách Nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của đơn vị sự nghiệp công lập.

 Chi phí của đơn vị sự nghiệp cơng lập: bao gồm các khoản chi phí từ nguồn ngân sách Nhà nước (chi phí tiền lương, tiền cơng và chi phí khác cho con người; chi phí hàng hóa, dịch vụ; chi phí hao mịn; chi phí hỗ trợ và bổ sung; chi phí lãi vay, phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay và chi phí khác) và chi phí từ nguồn ngồi ngân sách Nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo đơn vị sự nghiệp công lập

 Kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của đơn vị sự nghiệp công lập trong kỳ báo cáo, phản ánh kết quả thặng dư (thu nhập lớn hơn chi phí) hoặc thâm hụt (thu nhập nhỏ hơn chi phí) của hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, thể hiện tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào và chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

 Luồng tiền từ hoạt động chủ yếu của đơn vị sự nghiệp công lập: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập, không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư của đơn vị sự nghiệp công lập: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác, không thuộc các khoản tương đương tiền của đơn vị sự nghiệp công lập.

 Luồng tiền từ hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động đi vay, trả nợ vay và các hoạt động tài chính khác của Nhà nước.

Thuyết minh BCTC đơn vị sự nghiệp công lập được lập để giải thích và bổ sung các thơng tin về tình hình tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, kết quả hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập, tình hình lưu chuyển tiền tệ đơn vị sự nghiệp công lập trong kỳ báo cáo.

Nội dung Thuyết minh BCTC đơn vị sự nghiệp công lập: bao gồm các thơng tin chung về tình hình kinh tế, xã hội; thơng tin chung về cơ sở, chính sách kế tốn áp dụng; thơng tin bổ sung, phân tích về tình hình tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập, kết quả hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập và lưu chuyển tiền tệ đơn vị sự nghiệp công lập.

2.1.3.2. Nguyên tắc, yêu cầu lập BCTC

 Nguyên tắc

Việc lập BCTC phải dựa trên số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế tốn. Mặt khác, BCTC phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày một cách nhất quán giữa các kỳ kế tốn (trường hợp BCTC trình bày khơng đồng nhất giữa các kỳ kế tốn thì phải thuyết minh rõ lý do).

BCTC phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký BCTC phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

 Yêu cầu

BCTC phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thơng tin, số liệu kế tốn.

BCTC phải phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

Kế tốn của đơn vị sự nghiệp cơng lập phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Hoạt động liên tục: BCTC được lập trên cơ sở giả định là đơn vị đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần.

Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc là khoản chi phí thực tế bằng tiền mặt hoặc một khoản tương đương tiền mà đơn vị bỏ ra để có được đối tượng kế toán là các loại tài sản khác nhau.

Phù hợp: Việc ghi nhận các khoản thu và chi phải phù hợp với nhau, các khoản chi phí phải phù hợp với các khoản thu của kỳ kế toán.

Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán mà đơn vị sử dụng phải nhất qn ít nhất trong một kỳ kế tốn năm. Nếu có sự thay đổi thì đơn vị phải giải trình lý do thay đổi và được cấp có thẩm quyền xác nhận là hợp lý.

Thận trọng: Là việc xem xét, phán đốn để lập các ước tính kế tốn trong các điều kiện khơng chắc chắn.

Trọng yếu: Thông tin được xem là trọng yếu khi thiếu hoặc sự khơng chính xác của thơng tin này sẽ làm sai lệch không nhỏ BCTC và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đưa ra quyết định của người dùng BCTC.

Cơ sở dồn tích kết hợp với cơ sở tiền mặt là đặc điểm rất quan trọng của kế tốn đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế của đơn vị được ghi nhận vào thời điểm phát sinh.

Cơ sở tiền mặt: Các nghiệp vụ kinh tế của đơn vị được ghi nhận vào thời điểm thực thu, thực chi bằng tiền.

2.2. Tổng quan về chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công

2.2.1. Quan điểm về chất lượng thơng tin

Có khá nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về CLTT. Chẳng hạn theo Baltan năm 2012 “CLTT là thơng tin thích hợp để đáp ứng u cầu như chính xác, đầy đủ,

kịp thời và duy nhất”. CLTT có đặc điểm là có thể đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua mong đợi của khách hàng, người sử dụng thông tin. CLTT là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được (Rapina 2014, theo Lesca và Lesca, 1995). Theo Gekinas và các cộng sự (2012) thì thơng tin có chất lượng là thơng tin cung cấp có lợi cho các nhà kinh doanh. Mỗi người sử dụng thơng tin có tiêu chí, u cầu cụ thể về CLTT, nhưng nhìn chung tất cả đều nhấn mạnh đến sự liên quan, tính kịp thời, chính xác và đầy đủ. CLTT được mô tả thông qua đặc tính của nó là hữu ích cho người sử dụng (Epper, 2006).

Mouzhi Ge (2009) cho rằng CLTT được khái niệm dựa trên hai khía cạnh chủ yếu: đặc điểm thông tin và người sử dụng thơng tin.

Về khía cạnh đặc điểm thơng tin, CLTT được định nghĩa như là sự đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật hay yêu cầu (Kahn & Strong, 1988); theo Cobit, CLTT được đánh giá qua 7 tiêu chuẩn: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy (IT Governance Institute, 2007; theo Eppler 2006).

Đối với người sử dụng, CLTT được cho là sự phù hợp để sử dụng đối với người dùng (Wang & Strong, 1996). Theo Baltzan (2012), thơng tin có CL tốt nếu nó được xem là phù hợp với các u cầu của người dùng thơng tin bao gồm: Chính xác (Accuracy), Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán. Gelinas & các cộng sự (2012) cho rằng CLTT đạt được khi mang lại lợi ích cho người ra quyết định. Người sử dụng phải có tiêu chí cụ thể cho CL của thông tin thông thường bao gồm: Thích hợp, Kịp thời, Chính xác và Đầy đủ,…

Trong nghiên cứu của mình, tác giả kết hợp cả hai quan điểm: đặc điểm thông tin lẫn người sử dụng thông tin để khái niệm CLTT, theo đó, CLTT được khái niệm bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn theo quy định nhằm thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng.

2.2.2. Quan điểm về CLTT trên BCTC

Trong lĩnh vực KT, CLTT được đề cập cụ thể trong các báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp KT quốc tế như AAA, FASB, IASB và đặc biệt là IPSASB; các quy

định của Nhà Nước (Luật KT Việt Nam,... ); và trong nghiên cứu cơ bản về chất lượng TTKT.

Về phía các tổ chức nghề nghiệp, theo FASB (1993), CLTT được xác định bao gồm các thuộc tính Thích hợp, Đáng tin cậy và Có thể hiểu được cho người dùng; IASB cho rằng CL được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thơng tin trình bày trên các BCTC trở nên hữu ích đối với những người sử dụng thơng tin, bao gồm: Có thể hiểu được; Thích hợp; Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh (IASB, 2001).

Về phía quy định Nhà Nước, Luật KT Việt Nam quy định các thuộc tính như: Trung thực, Khách quan, Đầy đủ, Kịp thời, Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh (Luật kế tốn, 2015).

Dựa trên khn mẫu khái niệm về các thuộc tính CLTT BCTC được ban hành bởi IASB và FASB, các nhà nghiên cứu theo hướng cơ bản đã đưa ra những khái niệm đa dạng về CLTT BCTC. Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CL thể hiện ở việc BCTC cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thơng tin tài chính, và điều cốt lõi của quá trình cung cấp thơng tin là không hướng đến việc gây nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của người sử dụng. Tang & các cộng sự (2008) cho rằng CLTT BCTC được hiểu như là khả năng mà BCTC cung cấp một cách trung thực và thực tế những thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của một thực thể. Trong nghiên cứu này, tác giả khái niệm CLTT BCTC là khả năng mà BCTC cung cấp thơng tin tài chính hữu ích của một thực thể cho nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định.

Các thuộc tính CLTT BCTC được ban hành bởi FASB & IASB 2010 được đánh giá là mang tính hội tụ cao, được nhiều nghiên cứu trước đó tham chiếu. Vì vậy, nghiên cứu trình bày các khái niệm có liên quan đến các thuộc tính CLTT BCTC được trích dẫn từ “Khn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010” được FASB & IASB ban hành vào năm 2010 (Proquest central, 2011).

Các thuộc tính về CLTT BCTC của FASB & IASB 2010: mục tiêu chung của

người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010). Khuôn mẫu nêu rõ đặc tính CL nền tảng là Thích hợp và Trình bày trung thực. Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT bao gồm: Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được.

Thích hợp: khả năng tác động của thơng tin đến việc ra quyết định của người dùng.

Thông tin có thể có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định khi nó mang Giá trị dự đốn, Giá trị xác nhận hay cả hai (IASB, 2010).

Giá trị dự đốn: thơng tin được sử dụng như là một thông tin đầu vào bởi người

dùng khi dự đoán các kết quả tương lai (IASB, 2010).

Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận hoặc những

sự thay đổi của các đánh giá trước đó (IASB, 2010).

Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Khơng sai sót của thơng tin.

Tồn vẹn: bao hàm tồn bộ các thơng tin cần thiết để người dùng hiểu được các

hiện tượng bao hàm mọi miêu tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, Tồn vẹn cịn bao hàm việc giải thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố và các hồn cảnh có thể tác động đến CL và bản chất đó cũng như quy trình được sử dụng để xác định các giá trị đó (IASB,2010).

Trung lập (Neutral): được xem như là không chứa đựng những định kiến, điều

chỉnh, nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc là tìm mọi cách để chế biến thơng tin làm gia tăng khả năng người sử dụng đón nhận thơng tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh long an (Trang 32 - 62)