Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh long an (Trang 53 - 58)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.1.2. Xác định kích thước mẫu và thang đo

Để chuẩn bị phân tích dữ liệu về các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả xác định mẫu, sử dụng thang đo và dữ liệu thống kê như sau:

Xác định kích thước mẫu:

Nhìn chung việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên hiện tại các quy tắc lấy mẫu kinh nghiệm còn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu khác nhau. Một số quan điểm khác đề nghị tỷ lệ quan sát/biến quan sát là từ 2:1 đến 20:1 (Nguyễn Bích Liên, 2012). Trong khi đó, các phân tích nhân tố thường lấy tỷ lệ quan sát/ biến thường là 5:1 tức là 1 biến cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong bảng khảo sát về các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả có 20 biến quan sát và 6 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là lớn hơn 100 quan sát. Nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 140 đối tượng, trong đó kết quả có 120 đối tượng phản hồi và cả 120 Phiếu đều hợp lệ tác giả đưa vào phân tích.

Thang đo:

Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert (quãng) 5 điểm (1: Rất không đồng ý – 2: Không đồng ý – 3: Không ý kiến – 4: Đồng ý – 5: Rất đồng ý)

Bước 1: Xây dựng thang đo

Thang đo nháp được xây dựng kế thừa các thang đo đã được áp dụng kiểm định trong các nghiên cứu có liên quan trước đây.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo,

các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội, cụ thể:

Kiểm định thang đo: Tác giả dùng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra giá trị của

các thang đo, theo Nunnally & Bernstein (1994)

Cronbach’s Alpha ≥ 0.60: Chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt Cronbach’s Alpha € [0.70 – 0.90]: Tốt

Cronbach’s Alpha > 0.90: Chấp nhận được nhưng cũng không đánh giá tốt Đồng thời theo Nunnally & Bernstein (1994):

Hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục đích của việc phân tích EFA là để loại

bỏ nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có)

Để phân tích nhân tố khám phá tác giả phải thực hiện các kiểm định sau:

+ Thực hiện kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlerrs. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn (>) 0.5

Theo Kaiser (1974): KMO > 0.9: Rất tốt KMO > 0.8: Tốt KMO > 0.7: Được KMO > 0.6: Tạm được KMO > 0.5: Xấu

KMO < 0.5: Không thể chấp nhận được

Theo (Nguyễn, 2011) khi trọng số nhân tố và phương sai trích đạt u cầu thì vấn đề Bartlerrs, KMO khơng cịn ý nghĩa vì chúng ln đạt yêu cầu.

Thực hiện kiểm định tương quan biến: Ma trận đơn vị có hệ số tương quan giữa các biến = 0. Nếu sig < 0.05, bác bỏ giả thuyết ban đầu  các biến có quan hệ lẫn nhau. Thực hiện kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) và ma trận nhân tố xoay: Phương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vng góc (varimmax) được tác giả sử dụng khi cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo (Hair & các cộng sự, 2006 trích từ Nguyễn, 2011). Mơ hình chỉ hợp lý khi tổng phương sai trích (Total variance extracted) của các nhân tố ≥ 50%.

Xây dựng mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích hồi quy đa biến:

Kiểm định hệ số hồi quy: Khi kiểm định các biến thì sig < 0.05: Các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với chất lượng thông tin kế tốn và có độ tin cậy. Đồng thời kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến, theo (Hair & các cộng sự, 2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến khơng có mối tương quan và khơng có ý nghĩa cải cách chế độ kế tốn nhằm nâng cao chất lượng TTKT và khơng có độ tin cậy.

Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình: Tóm tắt mơ hình

Phân tích phương sai (ANOVA), điều kiện giá trị Sig < 0.05

Kiểm định lại mơ hình:

Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Dùng kiểm định Spearman, điều kiện Sig > 0.05

Phân phối chuẩn của phần dư: Dùng đồ thị Histogram để kiểm định. Với điều kiện Mean = 0 (độ lệch chuẩn), và độ lệch std.Dev = 1 (phương sai) thì kết luận của tác giả sẽ đúng với mơ hình.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy trong mơ hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An. Kết quả kiểm định các nhân tố nào khơng liên quan thì tác giả loại bỏ khơng đề cập đến trong phần kiến nghị, các nhân tố nào có liên quan thì tuỳ theo mức độ ảnh hưởng tác giả sẽ tập trung đề xuất kiến nghị hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.

3.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: được thiết kế có tính thăm dị tự nhiên, khám

phá các ý tưởng, cố gắng giải thích sự tương quan có ý nghĩa từ các thang đo, từ kết quả này xây dựng bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về mặt ý nghĩa thang đo và đối tượng lấy mẫu. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống văn bản pháp lý về

quản lý tài chính cơng, chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như nội dung, kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước nhằm đưa ra những cơ sở lý thuyết phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để kết nối,

liên kết các kiến thức chuyên môn về thơng tin kế tốn, chất lượng TTKT, kế tốn khu vực cơng áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về Luật ngân sách,

chế độ kế tốn khu vực cơng, các quan điểm của các Hội đồng khác nhau về chất lượng thông tin kế tốn, các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc liên quan ít nhiều đến đề tài đang nghiên cứu.

Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các nội dung lý thuyết có liên quan, các

cơng trình nghiên cứu có liên quan, từ cơ sở đó, tác giả tiến hành so sánh và rút ra được những nhân tố phù hợp nhất ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được

sử dụng để phân tích, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thông tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên địa bàn tỉnh Long An. Cụ thể tác giả đã dùng phương pháp thống kê phân tích để kiểm định, chứng minh hoặc loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu nhằm làm cơ sở đi đến những kết luận nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT) trên địa bàn tỉnh Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh long an (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)