Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động sản xuất trực tiếp tại công ty TNHH giày an thịnh (Trang 29 - 37)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu định lượng chính thức (N=220) Kiểm định độ tin cậy

Cronbach‟s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích tương quan và hồi quy kiểm định sự phù hợp mơ hình Nghiên cứu định tính P.pháp 20 ý kiến

Phỏng vấn tay đơi Thảo luận nhóm

Bảng câu hỏi sơ bộ Cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước

Mơ hình nghiên cứu kế thừa và Thang đo đã được kiểm định

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (N=100)

Kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

GIẢI PHÁP Phân tích thực trạng Ưu nhược điểm và nguyên nhân

1.4.1 Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu khám phá, là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó.

Mục đích của nghiên cứu định tính là tác giả muốn khám phá các biến quan sát mới đặc trưng tại công ty TNHH Giày An Thịnh ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Các biến quan sát mới này sẽ kết hợp với các biến trong thang đo mơ hình kế thừa của Trần Thị Kim Dung (2005) (Phụ lục 1) làm cơ sở tiến hành khảo sát sơ bộ.

Quy trình nghiên cứu định tính của tác giả thơng qua 3 bước sau:

Bƣớc 1: Phƣơng pháp 20 ý kiến

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phát cho người được khảo sát phiếu trắng đánh số từ 1 đến 20, nhằm khai thác triệt để những biến quan sát mới, không gợi ý bất kì ý nào.

Tác giả đã gửi bảng khảo sát 20 ý kiến (Phụ lục 2A) cho 20 nhân viên trực tiếp sản xuất của cơng ty TNHH Giày An Thịnh, sau đó phỏng vấn thêm vài người nữa cho đến khi không thêm được biến quan sát nào mới nữa, thu thập kết quả rồi tổng hợp, loại bỏ các ý kiến trùng lắp thành bảng tổng hợp 20 ý kiến bao gồm 63 biến quan sát thu thập được (Phụ lục 2B).

Bƣớc 2: Nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp phỏng vấn tay đôi:

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong quá trình phỏng vấn tác giả cần nêu rõ lý do, mục đích thực hiện cuộc phỏng vấn, đưa ra một

số gợi ý nhằm giúp cho đối tượng được phỏng vấn nắm rõ được vấn đề cần trao đổi để đạt được kết quả tốt hơn của cuộc phỏng vấn.

Sau khi tổng hợp các ý từ phương pháp 20 ý kiến, tác giả bổ sung vào thang đo mơ hình và loại những câu trùng lặp thành bảng tổng hợp đi phỏng vấn tay đôi bao gồm 56 biến quan sát (Xem dàn bài ở phụ lục 3A) với mục đích khám phá thêm biến quan sát mới (in nghiêng) và không thu về thêm biến quan sát nào.

Bƣớc 3: Nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong quá trình thảo luận nhà nghiên cứu ln tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nhằm hướng dẫn cho các thảo luận sâu hơn (Nguyễn Đình Thọ,2013). Mục đích của việc thảo luận nhóm của tác giả là nhằm tìm ra thêm được những biến quan sát mới của các thành viên tham gia thảo luận. Lý do thứ hai tác giả muốn thơng qua các cuộc thảo luận nhóm để có đánh giá mức độ quan trọng của từng biến quan sát có thể ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào việc xem xét biến quan sát với các mức ảnh hưởng được đánh số từ 0 đến 3 và loại bỏ để tác giả có thể xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

Từ kết quả phỏng vấn tay đơi, tác giả tổ chức 2 nhóm thảo luận theo dàn bài

(Phụ lục 4A), một nhóm 9 nam và một nhóm 9 nữ nhân viên trực tiếp sản xuất của

công ty TNHH Giày An Thịnh với mục đích phát hiện thêm biến quan sát mới và loại đi các biến quan sát bị trùng hay không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng (1,2,3) của từng biến quan sát. Kết quả thu được (Phụ lục 4B) loại 10 biến bị trùng hoặc không thật sự ảnh hưởng còn 46 biến sẽ là cơ sở để hình thành bảng câu hỏi đi khảo sát định lượng sơ bộ(Phụ lục 5).

Phương pháp định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học, khác với nghiên cứu định tính trong đó dữ liệu được dùng để khám phá qui luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học đã được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ,2013).

Bước 1: Khảo sát sơ bộ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính tác giả đã lập thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ với 46 biến quan sát (7 yếu tố độc lập với 43 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 3 biến quan sát). Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ (Phụ lục 5A) được gửi đến nhân viên công xưởng công ty, kết quả thu được tổng cộng 100 phiếu đạt yêu cầu, dùng làm dữ liệu phân tích sơ bộ.

Bƣớc 1.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số alpha của Cronbach là phép kiểm định về mức độ chặt chẽ về các mục hỏi tương quan với nhau. Phương pháp này cho phép phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến không tương quan trong mơ hình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có thể đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha.

Để tính hệ số Cronbach alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu ba biến đo lường. Hệ số này có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết Cronbach càng cao thì càng tốt vì điều đó có nghĩa là thang đo có độ tin cậy cao. Nhưng nếu Cronbach alpha quá lớn (> 0.95) thì nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, đây gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach alpha biến thiên trong khoảng ( 0.7- 0.8). Nếu Cronbach alpha ≥ 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận về mặt độ tin cậy. Các biến đo lường dùng để đo lường một khái niệm nghiên cứu, do đó chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau.Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item-total corelation). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Kiểm định Cronbach‟s Alpha cho từng yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc. Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha từng biến quan sát cho thấy có biến BC3, TL6 và DT5 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (Xem phụ lục 6A ) nên tác giả lần lượt loại biến trên.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach ahpha, loại đi các biến không đảm bảo mức độ tin cậy, tác giả tiến hành đưa các biến cịn lại vào phân tích nhân tố nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong q trình phân tích nhân tố khám phá các nhà nghiên cứu thường lưu ý những yêu cầu và tiêu chuẩn sau:

 Trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, cịn nếu trị số này <0.5 thì phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu.

 Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue >1 thì mới giữ lại trong mơ hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có engenvalue < 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.

 Ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các nhân tố biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Trong nghiên cứu này sử dụng này sử dụng phương pháp xoay Varimax.

 Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và các biến liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp rút trích nhân tố “ principal component” nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số > 0.5 thì mới đạt u cầu.

Kết quả phân tích EFA trong khảo sát sơ bộ ( phụ lục 6B)

Từ kết quả phân tích EFA ( phụ lục 6B) tác giả nhận xét thấy KMO = 0.800 > 0.5 với kiểm định Bartlett‟s có Sig = 0.000 < 0.05. Tổng phương sai trích = 74.023% >50% với các điểm dừng trích đều > 1. Hệ số tải nhân tố tải lên mức cao nhất đều >0.5 và khơng có mức chênh lệch <0.3. Như vậy, 43 biến quan sát thuộc 7 yếu tố độc lập và 1 phụ thuộc được tác giả đưa vào bảng câu hỏi đi khảo sát chính thức. ( Xem phụ lục 5A)

Bước 2: Khảo sát chính thức.

Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ tác giả đã lập thành bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục 6) có 7 yếu tố với 43 biến quan sát, các dòng in nghiêng là các biến quan sát mới được khám phá trong quá trình nghiên cứu định tính so với thang đo mơ hình nghiên cứu kế thừa.

Dữ liệu thu thập qua khảo sát chính thức được nhập vào SPSS 20, thơng qua cơng cụ Excel 2010 để có thể dễ dàng kiểm sơ bộ và các lỗi phát sinh trong q trình nhập dữ liệu vào máy tính. Các bước tiếp theo được thực hiện như sau:

Bước 2.1: Tiến hành kiểm tra độ tin cậy các yếu tố Cronbach‟s Alpha Bước 2.2: Phân tích nhân tố khám phá hay kiểm định giá trị thang đo EFA cho các biến quan sát.

Kết quả phân tích cụ thể sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 làm cơ sở phân tích thực trạng mức độ thỏa mãn trong cơng việc của người lao động công ty TNHH Giày An Thịnh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu những định nghĩa về sự thỏa mãn trong cơng việc và trình bày một số nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động .

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động với công ty, tác giả xác định và trình bày bảy yếu tố tác động bao gồm: tiền lương; lãnh đạo; đồng nghiệp; điều kiện làm việc; phúc lợi; bản chất công việc; đào tào và thăng tiến. Các yếu tố này được tham khảo từ mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2005).

Chương này tác giả cũng trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để điều chỉnh thang đo với bước đầu khảo sát sơ bộ.

Những lý luận cơ bản trong chương này sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại cơng ty Giày An Thịnh được trình bày trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ TH A M N TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƢỜI LAO Đ NG TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY AN THỊNH

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về cơng ty

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Cơng ty TNHH giày An Thịnh được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4602002088 ngày 09 tháng 5 năm 2006 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.

Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất gia công giày dép xuất khẩu

Địa chỉ công ty : số 26 Đại lộ Độc Lập, khu cơng nghiệp Sóng Thần 1, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương . Đây là mặt bằng nhà xưởng với diện tích 21.960m2 do cơng ty thuê của Công ty cổ phần 32 – Bộ Quốc Phòng theo hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng số 72/32-AT ngày 12/5/2006, thời hạn thuê 5 năm từ 01/06/2006 đến 01/06/2011. Đến nay công ty đã ký tiếp 01 phụ lục hợp đồng với Công ty cổ phần 32 để tiếp tục thuê mặt bằng nhà xưởng ở địa chỉ trên.

Cơng ty TNHH giày An Thịnh chính thức đi vào hoạt động từ 01/06/2006 và tiếp quản 100% lao động sau khi xí nghiệp này giải thể.

* Tên công ty : TNHH giày An Thịnh

* Tên giao dịch bằng tiếng anh : An Thinh Shoes Co.Ld * Người đại diện pháp luật : Ông Lê Hồng Hải – Giám đốc * Mã số thuế : 3700710106

* Điện thoại : 0650.3752472 Fax : 0650.3752508 * Tài khoản ngân hàng :

 5590221370001421 tại Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank), Chi nhánh Khu cơng nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương.

 10202000012644 tại Ngân hàng kỹ nghệ công thương (Vietinbank), Chi nhánh KCN Bình Dương.

 12823435096028 tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Chi nhánh KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương.

Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phòng Xuất nhập khẩu Phân xưởng chặt đế Bộ phận trực thuộc Phòng Kế tốn Phịng tổ chức Hành chính

Kế tốn trưởng Phó giám đốc

hành chính Phân xưởng may Phân xưởng h.thành Chuyền mẫu Hình thức hoạt động : Cơng ty TNHH

Vốn điều lệ : 20.000.000.000 ( Hai mươi tỷ đồng)

Công ty gia công giày cho 01 đối tác duy nhất là công ty Hsin-Kuo (Đài Loan).

2.1.2 Sơ đồ tổ chức

Công ty An Thịnh có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, theo kiểu trực tuyến .Một phần đảm bảo cho người toàn quyền lãnh đạo các chức năng quản lý, quyết định các vấn đề liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả và cũng là lợi thế phát huy khả năng chuyên môn của từng bộ phận. Ban giám đốc cơng ty là những người có trình độ Đại học, có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và tổ chức sản xuất. Mỗi phòng ban đảm nhận một vị trí trong cơng việc của cơng ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về phần việc của phịng ban mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động sản xuất trực tiếp tại công ty TNHH giày an thịnh (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)