Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP của người kế toán trường hợp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

2.4.1. Giảthuyết: “Hiệu quả mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán. sử dụng ERP” của người kế toán.

Trong UTAUT và UTAUT 2, “Hiệu quả mong đợi” được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được lợi ích về hiệu quả cơng việc và “Hiệu quả mong đợi” là nhân tố dự đoán tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng cơng nghệ và vẫn có ý nghĩa cả trong bối cảnh sử dụng công nghệ tự nguyện và bắt buộc (Venkatesh et al., 2003), điều này phù hợp với các thử nghiệm mơ hình trước đó (Davis et al.,1992; Venkatesh and Davis, 2000; Thompson et al., 1991).

“Hiệu quả mong đợi” được bắt nguồn từ yếu tố “cảm nhận tính hữu ích”

trong mơ hình TAM như đã đề cập bởi Davis (Davis, 1989), “Cảm nhận tính hữu

ích” được Venkatesh et al định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả cơng việc của mình (Venkatesh et al., 2003). Như đã đề cập trong TAM “Cảm nhận tính hữu ích” tương quan đáng kể đến ý định sử dụng. Một hệ thống có hàm lượng “Cảm nhận tính hữu ích” cao là một hệ thống mà người dùng tin rằng sẽ giảm sự mơ hồ về cơng việc của mình và cuối cùng tăng hiệu suất làm việc liên quan (Davis, 1989; Venkatesh and Davis, 2000; Amoako- Gyampah, 2007). Bằng chứng là một nghiên cứu so sánh 5 lý thuyết vào 2002, “Tính hữu ích” vẫn được xem là yếu tố quyết định mạnh mẽ và có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng công nghệ (Riemenschneider et al., 2002).

Nghiên cứu chuyên sâu của Ramaya và May-Chiun (2007) đã cho rằng “Cảm nhận tính hữu ích” có tác động rất lớn đến ý định sử dụng hệ thống ERP (Ramayah and May-Chiun, 2007).“Cảm nhận tính hữu ích” càng lớn thì càng có nhiều khả năng hệ thống ERP sẽ được áp dụng (Venkatesh and Davis, 2000).

Hiệu quả mong đợi – với khái niệm tương đồng là “Cảm nhận tính hữu ích” qua các nghiên cứu đã tìm thấy là khá mạnh mẽ trong việc giải thích ý định sử

dụng, ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng công nghệ (Amoako-Gyampah, 2007; Shih, 2006; Hwang, 2005).

Nghiên cứu trước trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn đã tìm thấy rằng “Hiệu quả mong đợi” (Tính hữu ích của cơng nghệ) có mối tương tương quan đáng kể đến việc chấp nhận công nghệ (Alleyne and Lavine, 2013; Bedard et al., 2003). Kết quả các nghiên cứu những năm gần đây cho thấy “Hiệu quả mong đợi” có mối tương quan trực tiếp và đáng kể đến “Ý định sử dụng” (Im et al., 2011; Keong et al., 2012; Venkatesh et al., 2012; Chauhan and Jaiswal, 2016).

Từ những biện luận trên, tác giả có cơ sở để dự đốn kết quả cho nghiên cứu này như sau:

H1: “Hiệu quả mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

2.4.2. Giả thuyết: “Nỗ lực mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP”của người kế toán. dụng ERP”của người kế toán.

Trong UTAUT và UTAUT 2, “Nỗ lực mong đợi” được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống và có tương quan dương đáng kể đến ý định sử dụng cơng nghệ, vẫn có ý nghĩa cả trong bối cảnh sử dụng công nghệ tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có thay đổi theo từng giai đoạn sử dụng hệ thống (Venkatesh et al., 2003), điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Davis et al., 1989; Thompson et al., 1991).

“Nỗ lực mong đợi” có nguồn từ nhân tố “Cảm nhận dễ sử dụng” trong mơ hình TAM (Davis, 1989). Như đã đề cập trong TAM “Cảm nhận dễ sử dụng” tương quan đáng kể đến ý định sử dụng. Một hệ thống được cảm nhận dễ sử dụng cao sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận nhiều hơn (Davis, 1989).

Nỗ lực mong đợi - với khái niệm tương đồng “Cảm nhận tính dễ sử dụng” qua các nghiên cứu trước đã cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa “Cảm

nhận tính dễ sử dụng” và “Ý định sử dụng” (Hwang, 2005; Amoako-Gyampah, 2007; Kwahk and Lee, 2008; Kwahk and Ahn, 2010).

Nghiên cứu trước trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn đã tìm thấy rằng “Nỗ lực mong đợi” có mối tương tương quan dương đáng kể đến ý định sử dụng công nghệ (Alleyne and Lavine, 2013; Bedard et al., 2003).

Kết quả các nghiên cứu trước cũng cho thấy “Nỗ lực mong đợi” có mối tương quan trực tiếp và đáng kể đến “Ý định sử dụng” (Im et al., 2011; Keong et al., 2012; Venkatesh et al., 2012; Chauhan and Jaiswal, 2016). Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết thứ 2:

H2: “Nỗ lực mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế tốn.

2.4.3. Giả thuyết: “Ảnh hưởng xã hội” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán. sử dụng ERP” của người kế toán.

Trong UTAUT và UTAUT 2, “Ảnh hưởng xã hội” được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thức được rằng những người quan trọng tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới. “Ảnh hưởng xã hội” là nhân tố quan trọng dự báo ý định hành vi trong ngữ cảnh sử dụng công nghệ bắt buộc. “Các yếu tố xã hội”, “Hình ảnh” và “Chuẩn chủ quan” là các khái niệm tương đồng (Venkatesh et al., 2003). Khái niệm “Chuẩn chủ quan” và mối quan hệ của nó với ý định hành vi được đề xuất trong lý

thuyết hành động hợp lý TRA hoặc thuyết hành vi được lên kế hoạch TPB

(Fishbein, M. and Ajzen, 1975; Ajzen et al., 1980; Ajzen, 1985; Ajzen, 1991). Các tác giả sau đã nhận thấy rằng “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi sử dụng công nghệ (Brown et al., 2002; Gumussoy et al., 2007).

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan dương giữa “Ảnh hưởng xã hội” và” Ý định sử dụng công nghệ” (Keong et al., 2012; Im et al., 2011; Venkatesh et

al.,2012; Alleyne and Lavine, 2013; Chauhan and Jaiswal, 2016). Do đó tác giả trình bày giả thuyết thứ ba:

H3: “Ảnh hưởng xã hội” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

2.4.4. Giả thuyết : “Thái đội đối với việc sử dụng ERP” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán. dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

Thái độ đối với hành vi là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân về việc thực hiện hành vi mục tiêu (Fishbein, M. and Ajzen, 1975). Mặc dù định nghĩa này xuất hiện từ thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein và Ajzen (1975) nhưng “Thái độ đối với việc sử dụng” được thể hiện mạnh mẽ trong TAM. TAM đưa ra giả thuyết và kết quả nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết đó là ý định hành vi sử dụng công nghệ thông tin của một người bị ảnh hưởng bởi thái độ của họ đối với việc sử dụng (Davis, 1989; Davis et al, 1989).

Nghiên cứu trước đây đã tìm thấy sự hỗ trợ trong ảnh hưởng của thái độ trong việc giải thích chấp nhận cơng nghệ, các nghiên cứu đã nhận ra “Thái độ đối với sự thay đổi” có mối tương quan thuận chiều đến ý định sử dụng công nghệ mới (Amoako-Gyampah and Salam, 2004; Alleyne and Lavine, 2013). Dựa trên những phát hiện từ nghiên cứu trước, tác giả đưa ra giả thuyết thứ 4 là:

H4: “Thái đội đối với việc sử dụng ERP” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

2.4.5. Giả thuyết:“Những điều kiện thuận lợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán. “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

“Những điều kiện thuận lợi” được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng tổ chức có đầy đủ cơ sở hạ tầng và kỹ thuật hỗ trợ cho việc sử dụng hệ thống (Venkatesh et al., 2003). Và định nghĩa tương tự có thể tìm thấy trong mơ hình sử dụng máy tính cá nhân của (Thompson et al.,1991). UTAUT 2 đã nêu lên “Những điều kiện thuận lợi” có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng và sử dụng công

nghệ (Venkatesh et al., 2012; Keong et al., 2012). Như vậy, tác giả đưa ra giả thuyết thứ 5 như sau:

H5:“Những điều kiện thuận lợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán.

2.4.6. Giả thuyết:“Ý định sử dụng ERP” có mối tương quan dương đến “Sử dụng ERP” của người kế toán. dụng ERP” của người kế toán.

Ý định hành vi là mức độ của một cá nhân có ý định thực hiện hành vi hoặc hành động cụ thể (Davis, 1989). Các lý thuyết thống trị về việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch TPB và TAM (Fishbein, M. and Ajzen, 1975; Ajzen, 1991; Davis et al., 1989). Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch TPB đã đề xuất một mối tương quan dương giữa ý định và hành vi thực tế (Ajzen, 1991). Mơ hình TAM là một trong những mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích mối liên hệ giữa ý định hành vi và thực tế sử dụng trong môi trường công nghệ thông tin (Davis et al., 1989). UTAUT và UTAUT2 cũng thừa nhận mối liên hệ này (Venkatesh et al., 2003; Venkatesh et al., 2012).

Nghiên cứu trước đây cho thấy ý định hành vi có tác động đáng kể đến việc sử dụng hệ thống (Davis et al.,1992). Hơn nữa Legris et al., (2003) trong một phân tích tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy một mối tương quan dương giữa ý định sử dụng – sử dụng thực tế. Nghiên cứu hệ thống ERP cũng tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ý định hành vi của người dùng và sử dụng ERP thực tế (Youngberg et al., 2009; Costa et al., 2016; Chauhan and Jaiswal, 2016; Alleyne and Lavine, 2013). Vì những lý do này, tác giả dự đoán rằng ý định sử dụng ERP có thể tác động thuận chiều và đáng kể đến sử dụng ERP.

H6: “Ý định sử dụng ERP” có mối tương quan dương đến “Sử dụng ERP” của người kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP của người kế toán trường hợp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)