CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4 Các nghiên cứu trước có liên quan
2.4.1 Nghiên cứu của Chen và Hsieh (2015)
Năm 2015, Chen và Hsieh thực hiện nghiên cứu “Động lực chia sẻ tri thức
trong khu vực cơng: Vai trị của động lực phụng sự cơng” để nghiên cứu vai trị PSM
Mơ hình nghiên cứu đề xuất với biến độc lập là PSM của Perry (1996) gồm bốn thành phần (1) Mong muốn tham gia hoạch định chính sách, (2) Cam kết vì lợi ích cơng (3) Lịng trắc ẩn, (4) Sự hy sinh bản thân, biến phụ thuộc là Động lực chia sẻ tri thức. Ngoài ra các tác giả đưa các biến kiểm soát như Mối đe dọa khi chia sẻ tri thức, Chia sẻ tri thức để hồn thành nhiệm vụ, Sự hài lịng với bồi thường hiện tại, Nhận thức thủ tục công lý, Niềm tin vào đồng nghiệp, Nhiệm kỳ của cơ quan, Độ tuổi, Giới tính vào mơ hình nghiên cứu.
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Chen và Hsieh (2015)
Nguồn: Tổng hợp từ Chen và Hsieh (2015), Tạp chí Quốc tế về Khoa học Hành chính (Volume 81, Number 4, pp. 812-832, 2015)
Dữ liệu được thu thập từ 514 nhà quản lý cấp trung đang làm việc tại chính quyền thành phố Đài Bắc (Đài Loan). Thang đo PSM được hai tác giả thực hiện khảo sát định tính để xây dựng thang đo 14 mục được chọn ra từ thang đo 24 mục của Perry (1996). Thang đo chia sẻ tri thức với hai mục theo mơ hình tri thức hiện/tri thức ẩn của Nonaka và Konno (1998), Nonaka và Takeuchi (1995). Phân tích hồi quy được tác giả sử dụng để thực hiện phân tích dữ liệu.
Mong muốn tham gia hoạch định chính sách
Cam kết với lợi ích cơng Lòng trắc ẩn Sự hy sinh bản thân Động lực chia sẻ tri thức
Kết quả nghiên cứu đưa ra bằng chứng thành phần Lòng trắc ẩn (β = 0.20, p < 0.01) ảnh hưởng tích cực nhất đến việc chia sẻ tri thức, thành phần Sự hy sinh bản thân (β = 0.14, p < 0.01) và thành phần Cam kết với lợi ích cơng (β = 0.10, p < 0.05) có ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức nhưng ở mức trung bình. Thành phần Mong muốn tham gia hoạch định chính sách có tác động yếu nhất đến việc chia sẻ tri thức (β = 0.04, p < 0.28).
Chen và Hsieh cũng khuyến nghị rằng PSM đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy chia sẻ tri thức, vì vậy động cơ vị tha cần được nhấn mạnh nếu muốn khuyến khích chia sẻ tri thức trong khu vực công.
Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng dữ liệu thu thập tại Đài Loan trên cơ sở PSM của Perry (1996) nên bị chi phối bởi văn hóa Nho giáo.
2.4.2 Nghiên cứu của Lưu Trọng Tuấn (2016)
Năm 2016, tác giả Lưu Trọng Tuấn thực hiện nghiên cứu “Làm thế nào lãnh đạo phụng sự ni dưỡng sự chia sẻ tri thức: Vai trị trung gian của động lực phụng sự cơng” nhằm tìm kiếm một cái nhìn sâu sắc về vai trị lãnh đạo phụng sự trong tăng
cường chia sẻ tri thức giữa các nhân viên tổ chức công thuộc các ngành điện lực, điện thoại, và cung cấp nước sinh hoạt tại Việt Nam.
Ghi chú: **p < 0.01; ***p < 0.001.
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Lưu Trọng Tuấn (2016)
Nguồn: Lưu Trọng Tuấn (2016), Tạp chí Quốc tế về Quản lý khu vực công (Volume 29, Number 1, pp. 812 - 832, 2016)
Mơ hình đề xuất với biến độc lập là Lãnh đạo phụng sự, biến phụ thuộc là Chia sẻ tri thức, biến trung gian là PSM của Perry và cộng sự (2008). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) cũng được đưa vào mơ hình nghiên cứu với vai trị là biến điều tiết nhằm đánh giá hiệu quả Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho cho mối quan hệ giữa Lãnh đạo phụng sự và Chia sẻ tri thức. Các biến kiểm sốt như Trình độ
Lãnh đạo phụng sự
Động lực
phụng sự công Chia sẻ tri thức
CSR H1a (+) 0.36 *** H1b (+) 0.22 ** H2 0.19**
của nhân viên, Thời gian làm việc của nhân viên, Quy mô tổ chức, Độ tuổi của tổ chức được tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập từ 562 nhân viên và 197 giám đốc bộ phận tại các tổ chức công trong ba ngành điện, điện thoại, và cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam . Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, biến độc lập Lãnh đạo phụng sự sử dụng thang đo 14 mục của Ehrhart (2004), biến phụ thuộc Chia sẻ tri thức được sử dụng thang đo 04 mục của Lin (2007c), biến trung gian PSM sử dụng phiên bản PSM gồm ba thành phần gồm (1) Lòng trắc ẩn, (2) Sự hy sinh bản thân, (3) Nghĩa vụ công dân với thang đo 12 mục của Perry và cộng sự (2008) được chuyển thể từ Perry (1996) , biến điều khiển CSR sử dụng thang đo 09 mục của Turker (2009). Phương pháp phân tích hồi quy được thực hiện để xử lý dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng vai trò trung gian của PSM cho cho hiệu quả của lãnh đạo phụng sự đối với chia sẻ tri thức (Lãnh đạo phụng sự và PSM có mối quan hệ tích cực (β = 0.36, p < 0.001), PSM ảnh hưởng đến Chia sẻ tri thức (β = 0.22, p < 0.01). Bên cạnh đó CSR có tác động tích cực trong mối quan hệ Lãnh đạo phụng sự và Chia sẻ tri thức (β = 0.19, p < 0.01).
Tác giả khuyến nghị rằng mối quan giữa lãnh đạo phụng sự, PSM và chia sẻ tri thức nên được được thử nghiệm lại với mơ hình mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và lãnh đạo phụng sự với vai trò trung gian của PSM. Nên xem xét PSM tác động đến việc chia sẻ tri thức bên ngồi giữa cơng chức và các bên liên quan bên ngoài trong chuỗi cung ứng của tổ chức công, bao gồm cả công dân.
Hạn chế của nghiên cứu là lãnh đạo phụng sự và chia sẻ tri thức chỉ đánh giá nhận thức của công chức. CSR cần được đánh giá một cách khách quan thông qua các ấn phẩm, hồ sơ của tổ chức công hoặc thông qua quan sát của những người tham gia.
2.4.3 Nghiên cứu của Kim (2017)
Năm 2017, tác giả Kim thực hiện nghiên cứu “Động lực phụng sự công, vốn xã
hội tổ chức, và chia sẻ tri thức trong khu vực công của Hàn Quốc” để nghiên cứu ảnh hưởng của động lực phục sự công và vốn xã hội tổ chức đến chia sẻ tri thức trong khu vực công tại Hàn Quốc.
Mơ hình nghiên cứu với biến độc lập thứ nhất là PSM, biến độc lập thứ hai là Vốn xã hội tổ chức, biến phụ thuộc là Chia sẻ tri thức. Các biến kiểm sốt như Độ tuổi, Giới tính, Trình độ học vấn, Thu nhập được tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Kim (2017)
Nguồn: Kim (2017), Tạp chí Hiệu suất cơng và Đánh giá quản lý (Volume 41, Number 1, pp. 130-151, 2017).
Dữ liệu được tác giả khảo sát trực tuyến từ 506 công chức tại Hàn Quốc. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Yếu tố thứ nhất là PSM bốn thành phần với thang đo 16 mục của Kim và cộng sự (2013) gồm bốn thành phần: (1) Mong muốn tham gia phụng sự công, (2) Cam kết với các giá trị cơng, (3) Lịng trắc ẩn, (4) Sự hy sinh bản thân được tác giả sử dụng. Yếu tố thứ hai là
Động lực phụng sự công Vốn xã hội tổ chức Mong muốn tham gia phụng sự công Cam kết với các giá trị cơng Lịng trắc ẩn Sự hy sinh bản thân Sự cộng tác Niềm tin Chia sẻ tri thức
Vốn xã hội tổ chức, gồm Sự cộng tác và Niềm tin được sử dụng thang đo 08 mục của Leana và Pil (2006), Kianko và Waajakoski (2010), Pastoriza và các cộng sự (2015). Chia sẻ tri thức được sử dụng thang đo 08 mục của Casimir và cộng sự (2012), Chiang và cộng sự (2011). Tác giả sử dụng phương pháp PLS để ước lượng mơ hình (PLS- SEM) bằng phần mềm Smart PLS 2.0. Mô tả số liệu thống kê sử dụng phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần Mong muốn tham gia phụng sự công (β = 0.172, p < 0.05) và thành phần Cam kết với các giá trị công (β = 0.190, p < 0.01) đều ảnh hưởng tích cực đến việc chia sẻ tri thức, trong khi đó thành phần Lịng trắc ẩn (β = 0.028, p < 0.05) và thành phần Sự hy sinh bản thân (β = − 0.018, p < 0.05) của PSM tác động rất thấp đến việc chia sẻ tri thức trong khu vực công Hàn Quốc. Thành phần Sự tin tưởng (β = 0.205, p < 0.001) trong Vốn xã hội tổ chức có tác động đến chia sẻ tri thức, thành phần Sự cộng tác không hỗ trợ, nhưng tác động gián tiếp đến chia sẻ tri thức thông qua ảnh hưởng của nó đối với PSM (β = 0.175, p < 0.01). Nghiên cứu đã thảo luận về các cách mà PSM và Vốn xã hội tổ chức có thể góp phần khắc phục tình trạng tiến thối lưỡng nan việc chia sẻ tri thức trong các tổ chức công.
Tác giả khuyến nghị các nhà quản lý công cần khuyến khích PSM và tích lũy của Vốn xã hội tổ chức. Bên cạnh, tác giả cũng khuyến nghị cần phải nghiên cứu thêm thành phần PSM của Kim và cộng sự (2013).
Tóm lại, qua kết quả của các nghiên cứu trước tác giả thấy rằng trên bình diện chung PSM có ảnh hưởng trực tiếp đến chia sẻ tri thức trong khu vực công. Chen và Hsieh (2015) sử dụng PSM của Perry (1996), Lưu Trọng Tuấn (2016) sử dụng PSM của Perry và cộng sự (2008), Kim (2017) sử dụng PSM của Kim và cộng sự (2013) trong mơ hình nghiên cứu. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các thành phần của PSM đến chia sẻ tri thức trong khu vực cơng có khác nhau giữa Hàn Quốc và Đài Loan, mặc dù hai quốc gia này có nền văn hóa Nho giáo và có hệ thống hành chính tương tự (Berman và cộng sự, 2010; Phuong Mai và cộng sự 2005; trích dẫn trong Kim, 2017 ). Tại Đài Loan, thành phần Lịng trắc ẩn có ảnh hưởng nhất đến việc chia sẻ tri thức, thành phần Sự hy sinh bản thân và thành phần Cam kết với lợi ích cơng có ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức nhưng ở với mức độ trung bình, trong khi đó thành
phần Mong muốn tham gia hoạch định chính sách có tác động yếu nhất đến việc chia sẻ tri thức trong khu vực công (Chen và Hsieh, 2015). Ngược lại tại Hàn Quốc, thành phần Mong muốn tham gia phụng sự công và Cam kết kết với giá trị cơng đều ảnh hưởng tích cực đến việc chia sẻ tri thức, trong khi đó Lịng trắc ẩn và Sự hy sinh bản thân của PSM tác động rất thấp đến việc chia sẻ tri thức (Kim, 2017).
Riêng tại Việt Nam, quốc gia có nền văn hóa Nho giáo (Dong và cộng sự, 2010) tương tự Đài Loan, Hàn Quốc, tuy nhiên trong bài báo nghiên cứu tác giả Lưu Trọng Tuấn có thể hiện dữ liệu tác động tích cực của PSM đến chia sẻ tri thức trong khu vực công, nhưng không thể hiện dữ liệu chi tiết của ba thành phần của PSM.
Sau khi tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả thấy rằng các học giả chỉ tập trung vào một số thành phần PSM của các tác giả trước đó như Perry (1996), Perry và cộng sự (2008), Kim và cộng sự (2013) để nghiên cứu sự ảnh hưởng của PSM đến chia sẻ tri thức.
Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng PSM đến chia sẻ tri thức tại các Sở chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả tổng hợp các yếu tố thành phần PSM gồm: (1) Mong muốn tham gia phụng sự công, (2) Cam kết với các giá trị cơng, (3) Lịng trắc ẩn, (4) Sự hy sinh bản thân trong mơ hình nghiên cứu của Kim (2017), và yếu tố thành phần Nghĩa vụ công dân của PSM, yếu tố Chia sẻ tri thức trong mơ hình nghiên cứu của Lưu Trọng Tuấn (2016) để đề xuất mơ hình nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng đưa các biến kiểm sốt như Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Vị trí việc làm, Thâm niên cơng tác vào mơ hình nghiên cứu.
2.5 Đề xuất giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết chia sẻ tri thức, PSM, và các nghiên cứu trước về chia sẻ tri thức trong khu vực công, tác giả kế thừa nghiên cứu của Kim (2017) và nghiên cứu của Lưu Trọng Tuấn (2016) để nghiên cứu ảnh hưởng PSM đến chia sẻ tri thức tại các Sở chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tác giả đề xuất mơ hình mối quan hệ giữa PSM và chia sẻ tri thức, trong đó PSM gồm 05 yếu tố thành phần: (1) Mong muốn tham gia phụng sự công, (2) Cam kết với các giá trị cơng, (3) Lịng trắc ẩn, (4) Sự hy sinh bản thân, và (5) Nghĩa vụ công dân. Cụ thể:
* Về mối quan hệ giữa Mong muốn tham gia phụng sự công và Chia sẻ tri thức
Phụng sự công (Public service) là hành động làm điều gì đó có giá trị cho xã hội (Bellé và Cantarelli, 2012).
Mong muốn tham gia phụng sự công (The attraction to public service, gọi tắt là APS) thể hiện các động cơ có liên quan đến các phương pháp để thực hiện phụng sự cơng. Động cơ làm việc chính trong khu vực cơng là tham gia vào q trình chính sách và các hoạt động cộng đồng, tham gia vào các hoạt động phát triển xã hội, vận động các chính sách và chương trình cơng cộng đặc biệt để thực hiện phụng sự cơng có ý nghĩa và làm tốt cho người khác và xã hội (Kim và Vandenabeele, 2010). Mọi chế độ phụng sự cơng đều có các giá trị độc đáo riêng của mình để phản ánh niềm tin và lý tưởng căn bản của các chính trị gia, cơng chức, và cơng chúng về chế độ đó (Kim và Vandenabeele, 2010). Tổ chức hay cá nhân có biểu hiện tốt, ổn định, nhất quán là tổ chức phụng sự người khác hiệu quả. Trường hợp nào cũng có sự tập trung kiên định vào những người được phụng sự (James Strock, 2016). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, mức đãi ngộ không ảnh hưởng đến quyết định của họ, sự thách thức và mong muốn thực hiện phụng sự cơng là những điểm thu hút chính trong khu vực công (Crewson, 1995b; Harman và Weber, 1980; trích dẫn trong Rainey, 2009) , các nhà quản lý cơng có mong muốn mạnh mẽ hơn để phục vụ lợi ích cơng (Gabris và Simo, 1995; Nalbandian và Edwards, 1983; Posner và Schmidt, 1996; Rainey, 1982; Rawls và cộng sự, 1975; Wittmer, 1991; trích trong Boyne, 2002).
Trong khu vực cơng, giá trị xã hội có thể được xác định vì việc cung cấp dịch vụ cơng. Mục đích phụng sự cơng chúng hoặc cơng ích thường là mục tiêu chính của các tổ chức chính phủ (Chen và Hsieh, 2015; Kim, 2017). Động cơ thúc đẩy công chức trong khu vực công không phải là lợi nhuận, công việc của họ là dành cho việc phục vụ cộng đồng và công chúng (Chiem, 2001). Với tính chất cung cấp dịch vụ công, các tổ chức khu vực cơng có nhiều khả năng hơn các doanh nghiệp để thu hút những người có PSM cao (Steijn, 2008), vì thế người có PSM cao có xu hướng làm việc trong khu vực cơng vì họ tin rằng các tổ chức cơng có nhiều khả năng cung cấp cho họ cơ hội tham gia trong phụng sự công (Bright, 2016; Kim, 2017), họ sẽ hài lòng hơn với cơng việc của họ và thực hiện tốt hơn vì họ đánh giá cao cơ hội để phục vụ
cơng mà chính phủ cung cấp (Naff và Crum, 1999; Perry và Wise, 1990), và quan tâm đến hoạch định chính sách nhiều hơn những người khác để xác định giá trị xã hội của chia sẻ tri thức, tức là tạo ra các chính sách cơng và cung cấp các dịch vụ công tốt hơn với tri thức tổ chức được cập nhật (Chen và Hsieh, 2015).
Trong thế kỷ XXI, các cá nhân chỉ có thể tiếp cận được khả năng vơ tận tiềm ẩn bên trong mình bằng cách phục vụ người khác, và người ta chỉ đạt được những điều phi thường khi họ cam kết phụng sự (James Strock, 2016). Phụng sự công như một cuộc gọi dẫn các cơng chức sẵn lịng chia sẻ tri thức để tạo ra tri thức tổ chức tiên tiến hơn và cải thiện hiệu suất dịch vụ cơng (Chen và Hsieh, 2015). Các nhân viên có PSM cao có thể sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động chia sẻ tri thức để góp phần đạt được sứ mệnh và mục đích của tổ chức (Kim, 2017). Cong và cộng sự (2007) nhận định rằng việc hoạch định chính sách và cung cấp dịch vụ cơng là hai nhiệm vụ chính của Chính phủ. Trong những q trình này, tri thức là một nguồn lực thiết yếu của Chính phủ và được coi trọng tầm quan trọng đặc biệt trong từng bước của quá trình hoạt động của chính phủ. Quan trọng nhất, hoạt động hiệu quả của Chính phủ dựa trên sự chia sẻ và sử dụng có hiệu quả tri thức của nhân viên khu vực công ở các cấp, trung ương hoặc địa phương. Riege và Lindsay (2006) khuyến nghị rằng các cơ sở tri thức tốt hơn về xây dựng các chính sách cơng, thì họ (Chính phủ) sẽ thành cơng hơn. Kim (2017) đưa ra bằng chứng Mong muốn tham gia phụng sự cơng ảnh hưởng tích cực đến chia sẻ tri thức trong khu vực cơng tại Hàn Quốc. Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Mong muốn tham gia phụng sự cơng tác động tích cực đến chia