Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động lực phụng sự công đến chia sẻ tri thức, trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính (Qualitative research method) mang tính khảo sát và hữu ích khi nghiên cứu chưa biết những biến số quan trọng để xem xét. Các phương pháp định tính được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực quản trị (Trần Tiến Khai, 2014). Mục đích nghiên cứu định tính khơng lượng hóa và nhằm vào việc hiểu sâu sắc và mơ tả sự vật, hiện tượng bằng lời. Cơng cụ chính trong thu thập dữ liệu chính là quan sát, thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: thảo luận tay đơi và thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Mục tiêu của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này để khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố thành phần PSM ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của công chức tại các Sở chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giai đoạn nghiên cứu định tính cũng là cơ sở để điều chỉnh lại thang đo trong các nghiên cứu trước cho phù hợp. Nghiên cứu định tính được tiến hành như sau:

- Tác giả đưa 05 yếu tố PSM có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức được kế thừa từ các nghiên cứu của Kim (2017), Lưu Trọng Tuấn (2016). Sau khi rà soát thang đo của các nghiên cứu trên trước, một thang đo tổng quan gồm 23 biến quan sát (Phụ lục 4).

- Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong dự án nghiên cứu định tính. Để thu thập dữ liệu định tính, người ta sử dụng dàn bài thảo luận ( Discussion guideline) thay cho bảng câu hỏi chi tiết (Morgan, 1996; Krueger, 1999b; trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả thảo luận với 02 nhóm cơng chức về một số câu hỏi mở có tính chất khám phá, thăm dị. Qua đó tác giả giới thiệu tổng quát về lý thuyết các yếu tố PSM, chia sẻ tri thức được tham khảo từ kết quả nghiên cứu của Kim (2017) và Lưu Trọng Tuấn (2016) nhằm mục đích xem những khái niệm nghiên cứu này có được cơng chức hiểu và nhận thức rõ ở cơ quan đang làm việc khơng. Thăm dị ý kiến của họ xem trong những yếu tố PSM được đề xuất, yếu tố nào có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức, qua đó đánh giá mức độ nhận thức của công chức đối với từng yếu tố (Phụ lục 5).

* Nhóm 1: Gồm 12 công chức chuyên môn đang làm việc tại Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Nhóm 2: Gồm 10 lãnh đạo, quản lý các Sở chuyên mơn: 01 Phó Giám đốc, Trưởng phịng Cải cách hành chính, Chánh Văn phịng Sở Nội vụ, 01 Phó Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 01 Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội và Trưởng phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kế tiếp, tác giả thảo luận về nội dung thang đo các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu nhằm điều chỉnh từ ngữ để phù hợp với ngơn ngữ, văn hóa Việt Nam và môi trường làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khảo sát mức độ hiểu đúng ý nghĩa của các biến quan sát trong bảng câu hỏi phỏng vấn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp (Phụ lục 6).

- Tiếp theo hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi và dùng bảng câu hỏi này để tiến hành khảo sát thử 20 công chức đang làm việc tại các Sở chuyên môn.

- Sau cùng tác giả xây dựng và mã hóa thang đo thành thang đo chính thức, gửi bảng câu hỏi chính thức đến các cơng chức để thu thập dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động lực phụng sự công đến chia sẻ tri thức, trường hợp ủy ban nhân dân tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)