Xác định vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước, đề xuất giả thuyết và mơ
hình nghiên cứu
Thang đo chính thức
Thu thập dữ liệu Nghiên cứu định lượng
(n = 250)
- Phân tích Cronbach’s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá. - Phân tích hồi quy.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết luận và Hàm ý quản trị
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)
Thang đo sơ bộ
Phỏng vấn thử (n = 20)
3.2 Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính (Qualitative research method) mang tính khảo sát và hữu ích khi nghiên cứu chưa biết những biến số quan trọng để xem xét. Các phương pháp định tính được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực quản trị (Trần Tiến Khai, 2014). Mục đích nghiên cứu định tính khơng lượng hóa và nhằm vào việc hiểu sâu sắc và mơ tả sự vật, hiện tượng bằng lời. Cơng cụ chính trong thu thập dữ liệu chính là quan sát, thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: thảo luận tay đơi và thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Mục tiêu của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này để khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố thành phần PSM ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của công chức tại các Sở chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giai đoạn nghiên cứu định tính cũng là cơ sở để điều chỉnh lại thang đo trong các nghiên cứu trước cho phù hợp. Nghiên cứu định tính được tiến hành như sau:
- Tác giả đưa 05 yếu tố PSM có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức được kế thừa từ các nghiên cứu của Kim (2017), Lưu Trọng Tuấn (2016). Sau khi rà soát thang đo của các nghiên cứu trên trước, một thang đo tổng quan gồm 23 biến quan sát (Phụ lục 4).
- Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong dự án nghiên cứu định tính. Để thu thập dữ liệu định tính, người ta sử dụng dàn bài thảo luận ( Discussion guideline) thay cho bảng câu hỏi chi tiết (Morgan, 1996; Krueger, 1999b; trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả thảo luận với 02 nhóm cơng chức về một số câu hỏi mở có tính chất khám phá, thăm dị. Qua đó tác giả giới thiệu tổng quát về lý thuyết các yếu tố PSM, chia sẻ tri thức được tham khảo từ kết quả nghiên cứu của Kim (2017) và Lưu Trọng Tuấn (2016) nhằm mục đích xem những khái niệm nghiên cứu này có được cơng chức hiểu và nhận thức rõ ở cơ quan đang làm việc khơng. Thăm dị ý kiến của họ xem trong những yếu tố PSM được đề xuất, yếu tố nào có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức, qua đó đánh giá mức độ nhận thức của công chức đối với từng yếu tố (Phụ lục 5).
* Nhóm 1: Gồm 12 công chức chuyên môn đang làm việc tại Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Nhóm 2: Gồm 10 lãnh đạo, quản lý các Sở chun mơn: 01 Phó Giám đốc, Trưởng phịng Cải cách hành chính, Chánh Văn phịng Sở Nội vụ, 01 Phó Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 01 Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội và Trưởng phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kế tiếp, tác giả thảo luận về nội dung thang đo các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu nhằm điều chỉnh từ ngữ để phù hợp với ngơn ngữ, văn hóa Việt Nam và mơi trường làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khảo sát mức độ hiểu đúng ý nghĩa của các biến quan sát trong bảng câu hỏi phỏng vấn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp (Phụ lục 6).
- Tiếp theo hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi và dùng bảng câu hỏi này để tiến hành khảo sát thử 20 công chức đang làm việc tại các Sở chuyên môn.
- Sau cùng tác giả xây dựng và mã hóa thang đo thành thang đo chính thức, gửi bảng câu hỏi chính thức đến các công chức để thu thập dữ liệu.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Tất cả các thành viên đều hiểu nội dung của các yếu tố thành phần PSM, chia sẻ tri thức. Những người được phỏng vấn đều nhất trí giữ nguyên 05 yếu tố thành phần của PSM trong mơ hình đề xuất. Thêm phần ghi chú để giải thích các khái niệm về tri thức, tri thức hiện, tri thức ẩn, chia sẻ tri thức, phụng sự công, động lực phụng sự công, giá trị cơng, lịng trắc ẩn, sự hy sinh bản thân, và nghĩa vụ công dân để người được khảo sát nắm rõ được các khái niệm, vấn đề cần phải trả lời. Loại bỏ những biến quan sát trùng lắp. Chỉnh sửa các từ ngữ cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu định tính như sau:
* Thang đo Mong muốn tham gia phụng sự công: Thang đo khảo sát gồm 04 biến quan sát được kế thừa của Kim và cộng sự (2013). Sau khi thảo luận nhóm, loại biến quan sát “Đối với tôi việc cung cấp các dịch vụ cơng chất lượng có ý nghĩa cho
người dân là rất quan trọng” bởi vì trùng với biến quan sát thứ 2 trong yếu tố Nghĩa
vụ công dân của Perry và cộng sự (2008). Như vậy, từ thang đo ban đầu gồm 04 biến quan sát, sau khi thảo luận nhóm đã loại 01 biến quan sát, thang đo Mong muốn tham gia phụng sự cơng cịn lại 03 biến quan sát.
* Thang đo Cam kết với các giá trị công: Thang đo khảo sát gồm 04 biến quan sát được kế thừa của Kim và cộng sự (2013), sau khi thảo luận nhóm thang đo Cam kết với các giá trị công được giữ nguyên 04 biến quan sát.
* Thang đo Lòng trắc ẩn: Thang đo khảo sát gồm 04 biến quan sát được kế thừa của Kim và cộng sự (2013), sau khi thảo luận nhóm thang đo Lịng trắc ẩn được giữ nguyên 04 biến quan sát.
* Thang đo Sự hy sinh bản thân: Thang đo khảo sát gồm 04 biến quan sát được kế thừa của Kim và cộng sự (2013), sau khi thảo luận nhóm thang đo Sự hy sinh bản thân được giữ nguyên 04 biến quan sát.
* Thang đo Nghĩa vụ công dân: Thang đo khảo sát gồm 03 biến quan sát được kế thừa của Perry và cộng sự (2008), sau khi thảo luận nhóm thang đo Nghĩa vụ công dân được giữ nguyên 03 biến quan sát.
* Thang đo Chia sẻ tri thức: Thang đo khảo sát gồm 04 biến quan sát được kế thừa của Lin (2007c), sau khi thảo luận nhóm thang đo Chia sẻ tri thức được giữ nguyên 04 biến quan sát.
3.3 Xây dựng và mã hóa thang đo
Thang đo là cơng cụ dùng để quy ước (mã hóa) các định dạng hay mức độ của các đơn vị khảo sát theo các đặc trưng được xem xét. Ví dụ mức độ đồng ý về một vấn đề nào đó (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
* Thang đo Mong muốn tham gia phụng sự công
Kế thừa thang đo của Kim và cộng sự (2013). Sau khi nghiên cứu định tính thang đo Mong muốn tham gia phụng sự cơng gồm 03 biến quan sát, mã hóa như sau:
Bảng 3.1: Thang đo Mong muốn tham gia phụng sự cơng
Mã hóa Biến quan sát
APS1 Tôi ngưỡng mộ những người khởi xướng hoặc tham gia vào các hoạt động để hỗ trợ cộng đồng.
APS2 Việc đóng góp cho các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội là rất quan trọng.
APS3 Đối với tơi việc đóng góp cho lợi ích chung là rất quan trọng.
* Thang đo Cam kết với các giá trị công
Kế thừa thang đo của Kim và cộng sự (2013). Sau khi nghiên cứu định tính thang đo Cam kết với các giá trị công được giữ nguyên 04 biến quan sát và mã hóa như sau:
Bảng 3.2: Thang đo Cam kết với lợi ích cơng
Mã hóa Biến quan sát
CPV1 Tôi nghĩ rằng cơ hội bình đẳng cho tất cả cơng dân là rất quan trọng.
CPV2 Điều quan trọng là người dân có thể dựa vào việc cung cấp các dịch vụ cơng liên tục từ Chính phủ.
CPV3 Lợi ích các thế hệ tương lai cần phải được tính đến khi hoạch định chính sách công.
CPV4 Việc cư xử phù hợp với đạo đức là phẩm chất thiết yếu của người cơng chức.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả (2018)
* Thang đo Lòng trắc ẩn
Kế thừa thang đo Kim và cộng sự (2013). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo Lịng trắc ẩn được giữ nguyên 04 biến quan sát và mã hóa như sau:
Bảng 3.3: Thang đo Lịng trắc ẩn
Mã hóa Biến quan sát
COM1 Tôi thông cảm với những người có hồn cảnh khó khăn trong xã hội.
COM2 Tôi đồng cảm với những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
COM3 Tơi khó chịu khi thấy những người khác bị đối xử bất công trong xã hội.
COM4 Việc cân nhắc đến phúc lợi của người khác là rất quan trọng.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả (2018)
* Thang đo yếu tố Sự hy sinh bản thân
Kế thừa thang đo Kim và cộng sự (2013). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo Sự hy sinh bản thân được giữ nguyên 04 biến quan sát và mã hóa như sau:
Bảng 3.4: Thang đo Sự hy sinh bản thân
Mã hóa Biến quan sát
SS1 Tôi sẵn sàng cống hiến lợi ích cá nhân vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
SS2 Tôi tin tưởng việc đặt nghĩa vụ của công chức lên trước lợi ích bản thân
SS3 Tơi sẵn sàng chịu rủi ro cá nhân để giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
SS4 Tôi sẽ ủng hộ một chương trình tốt để giúp đỡ người nghèo có cuộc sống tốt hơn, ngay cả khi chương trình này khiến tơi phải tốn tiền.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả (2018)
* Thang đo Nghĩa vụ công dân
Kế thừa thang đo của Perry và cộng sự (2008). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo Nghĩa vụ cơng dân được giữ nguyên 03 biến quan sát và mã hóa như sau:
Bảng 3.5: Thang đo Nghĩa vụ cơng dân
Mã hóa Tên biến quan sát
CD1 Tơi tự nguyện, vơ vị lợi đóng góp cho cộng đồng.
CD2 Đối với tôi việc cung cấp các dịch vụ cơng chất lượng có ý nghĩa cho người dân là rất quan trọng.
CD3 Tôi coi phụng sự công là nghĩa vụ cơng dân của mình.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả (2018)
* Thang đo Chia sẻ tri thức
Kế thừa thang đo chia sẻ tri thức của Lin (2007c). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo Chia sẻ tri thức được giữ nguyên 04 biến quan sát và mã hóa như sau:
Bảng 3.6: Thang đo về Chia sẻ tri thức
Mã hóa Tên biến quan sát
KS1 Tôi thường chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình với các đồng nghiệp.
KS2 Tơi thường chia sẻ tri thức chun mơn của mình theo đề nghị cần hỗ trợ của các đồng nghiệp.
KS3 Tôi thường chia sẻ ý tưởng về cơng việc của mình với các đồng nghiệp.
KS4 Tơi thường có những lời khun về công việc với các đồng nghiệp.
Sau khi xây dựng và mã hóa thang đo, tổng số mục thang đo trong mơ hình nghiên cứu là 22 biến quan sát, trong đó: Biến độc lập là các yếu tố thành phần PSM với 18 biến quan sát, gồm: Mong muốn tham gia phụng sự công: 03 biến quan sát, Cam kết với các giá trị cơng: 04 biến quan sát, Lịng trắc ẩn: 04 biến quan sát, Sự hy sinh bản thân: 04 biến quan sát, Nghĩa vụ công dân: 03 biến quan sát. Biến phụ thuộc là Chia sẻ tri thức gồm 04 biến quan sát.
3.4 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng (Quanlitative research method) là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp cho vấn đề nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó, tác động của việc can thiệp vào một vấn đề nào đó bằng chính sách kinh tế, hay phân tích dự báo sự xuất hiện của sự vật hiện tượng theo những điều kiện cho trước. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích (Trần Tiến Khai, 2014). Mục đích nghiên cứu định lượng nhắm đến việc lượng hóa vấn nghiên cứu bằng cách mơ tả sự kiện bằng những con số, làm tiền đề cho việc phân tích và xử lý áp dụng thống kê ( Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định lượng được thực hiện t hông qua việc khảo sát các đối tượng là các công chức đang làm việc tại các Sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng
Đối tượng khảo sát: Người lao động đang làm việc tại các Sở chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Phương pháp chọn mẫu: Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác suất hay khơng ngẫu nhiên. Do điều kiện thời gian có hạn, trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũ ng như
ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu, các phiếu điều tra được khảo sát trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
Cỡ mẫu: Vấn đề xác định kích thước mẫu phù hợp là vấn đề phức tạp. Trong Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA), kích thức mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (Observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ , 2011). Với mơ hình nghiên cứu này gồm 22 biến quan sát, thì kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này sẽ là 110 quan sát (5 x 22 biến quan sát).
Mặc khác, đối với phân tích hồi quy bội (MLR), kích thước mẫu cũng là một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng MLR. Chọn kích thước mẫu trong MLR phụ thuộc nhiều yếu tố, ví dụ như mức ý nghĩa (Significant level), độ mạnh của phép kiểm định (Power of the test) số lượng biến độc lập, vv… ( Tabachnick và cộng sự, 2007). Công thức thường dùng để tính kích thước mẫu cho MLR là N ≥ 50 + 8p, trong đó n là kích thước mẫu tối thiêu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Green (1991) cho rằng cơng thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7. Khi p > 7, công thức nêu trên hơi quá khắc khe (địi hỏi kích thước mẫu lớn hơn cần thiết) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với nghiên cứu này, mơ hình nghiên cứu gồm 05 biến độc lập thì kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này sẽ là 90 quan sát (50 + 8 x 5 biến).
Tuy nhiên, trong dữ liệu khảo sát, chúng ta thường dùng EFA cùng với MLR trong một nghiên cứu. EFA ln địi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với MLR. Kích thước mẫu tính từ cơng thức trên thường nhỏ hơn kích thước mẫu địi hỏi cho EFA, cho nên chúng ta có thể dùng nó tính kích thước mẫu cho MLR và so sánh lại kích thước mẫu địi hỏi cho EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cơng thức tính kích thước mẫu cho EFA với kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 110 quan sát (5 quan sát x 22 biến quan sát) vì thỏa mãn điều kiện chọn mẫu cho EFA và cả MLR. Để số lượng mẫu nghiên cứu đạt mức tốt và đảm bảo độ tin cậy, tác giả chọn kích thước mẫu gấp đơi lần kích thước mẫu tối thiểu, vì vậy trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu là 220 quan sát. Song, để đạt được cỡ
mẫu 220 quan sát sau khi đã loại bỏ các mẫu không đạt yêu cầu, tác giả quyết định sử