Các lý thuyết nền tảng liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính thực nghiệm tại các công ty niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 2 : CƠSỞ LÝ THUYẾT

2.3 Các lý thuyết nền tảng liên quan

Lý thuyết ngƣời chủ - ngƣời đại diện (lý thuyết đại diện) đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling (1976)xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Nội dung của lý thuyết gồm các điểm chínhsau:

- Chủ thể hay chủ sở hữu vốn, và ngƣời đại diện hay nhà quản trị luôn đối nghịch về lợi ích. Ngƣời sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (lợi ích của họ). Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản khơng quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đơng mà quan tâm đến lợi ích của mình.

- Việc khơng đồng nhất lợi ích giữa cổ đơng (chủ sở hữu) và Giám đốc (ngƣời đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Lý thuyết chi phí đại diện đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Jensen và Meckling (1976) và sau đó là Myers (1977), cho thấy rằng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch có thế dẫn đến việc quản lý đầu tƣ không hiệu quả. Lý thuyết đại diện chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản lý và chủ nợ đều cùng một mục tiêu là lợi ích nhƣng khơng phải lúc nào lợi ích cũng giống nhau. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả. Chi phí này bằng khơng khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc cơng ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc khơng sở hữu cổ phiếu cơng ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơhội.

Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố quy mơ cơng ty, kết quả tài chính, đến tính độ tin cậy của các CTNY .

2.3.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc nghiên cứu đầu tiên vàonăm1970 bởi các nhà khoa học George Akerl of, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Theo lý thuyết này, các bên tham gia giao dịch trên thị trƣờng cố tình che đậy thơng tin hoặc một số bên sẽ có thơng tin tốt hơn. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thơng tin cịn bên khác thì khơng biết đích thực mức độ thơng tin ở mức nào đó (Nguyễn Trọng Hồi, 2006). Thơng tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tƣ sở hữu đƣợc thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi

2005) hoặc có nhiều thơng tin công bố hơn về một công ty (Kim và Verrecchia,1994 và 1977 trích trong Ravi 2005) so với các nhà đầu tƣ cịnlại.

Thơng tin bất cân xứng có thể ảnh hƣởng đến chi phí huy động vốn và lựa chọn dự án. Theo Stiglitz và Weiss (1981) thì trong các giao dịch lựa chọn đối nghịch là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Việc thông tin không đầy đủ giữa các bên liên quan trong một giao dịch mà có ảnh hƣởng đến lợi ích các bên tạo ra sự bất cân xứng thông tin, làm cho thị trƣờng khơng hồn hảo và ngăn chặn hiệu quả hoạt động (Myers và Majluf, 1984).

Lý thuyết thơng này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản của các CTNY.

2.3.3 Lý thuyết về hành vi gian lận

Tiêu biểu cho lý thuyết giải thích về hành vi gian lận là thuyết ủy nhiệm của Jensen và Mackling (1976) và lý thuyết các đối tƣợng cóliên quan của Freeman (1984). Lý thuyết uỷ nhiệm của Jensen và Mackling (1976) cho rằng cả hai bên uỷ nhiệm và đƣợc uỷ nhiệm đều tối đa hố lợi ích của mình.Theo Freeman (1984)thì các đối tƣợng có liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng bởi việc đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Những mâu thuẫn lợi ích của cá nhân có thể dẫn đến hành vi gian lận có thể thực hiện nhằm trục lợi trong mối quan hệ với các đối tƣợng có liên quan. Những cơng trình tiêu biểu về hành vi gian lận trên thế giới có thể kể đến các nghiên cứu của Edwin H. Sutherland, Donald R. Cressey và D. W. Steven Albrecht. Nghiên cứu của Edwin H. Sutherland (1883- 1950) cho rằng tội phạm trong doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật hình sự đƣợc thực hiện bởi các thực thể kinh doanh, ngƣời làm trong doanh nghiệp hoặc các đại lý hoạt động thay mặt và vì lợi ích của doanh nghiệp hoặc các hình thức khác của thực thể doanh nghiệp. Lý thuyết về tam giác gian lận của Donal R.Cressey (1919-1987). Ông đã tập trung phân tích gian lận dƣới góc độ thâm ô và biển thủ thông qua khảo sát 200 trƣờng hợp tội phạm kinh tế, và ơng đƣa ra mơ hình chứng minh xảy ra hành vi gian lậnkhi hội đủ ba điều kiện: Áp lực, Cơ hội và Thái độ thì

các đối tƣợng sẽ thực hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính làm giảm độ tin cậy. Mơ hình tam giác gian lận đƣợc áp dụng nhiều trong các nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong đó có kiểm tốn. Hiện nay mơ hình này đã đƣợc VSA 240 và ISA 240 đƣa vào sử dụng trong thực hiện đánh giá rủi ro có gian lận tại các cơng ty kiểm tốn. Lý thuyết về bàn cân gian lận đƣợc D. W. Steven Albrechtđƣa ra sau khi phân tích 212 trƣờng hợp gian lận vào nhƣng năm 1980 bằng bảng câu hỏi khảo sát thơng tin. Ơng đã xây dựng mơ hình nổi tiếng – bàn cân gian lận gồm ba nhân tố: hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính trung thực cá nhân.

Lý thuyết thơng này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng cơng ty được chọn làm kiểm tốn của các CTNY.

2.3.4 Lý thuyết tín hiệu

Liên quan đến lý thuyết tín hiệu có thể kể đến nghiên cứu của Miller và Modigliani (1961) với giả thiết nhà đầu tƣ và ban giám đốc đều có hiểu biết hồn hảo và tồn diện về doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng giữa nhà quản lý và nhà đầu tƣ ln có khoảng cách về thơng tin vì các nhà quản lý là ngƣời trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và nắm bắt mọi thông tin nội bộ mà nhà đầu tƣ khó có thể tiếp cận đƣợc từ bên ngoài. Theo Al-Malkawi (2007), để có thể thu h p lại khoảng cách này, nhà quản lý sử dụng cổ tức đƣợc xem nhƣ là công cụ để gắn kết thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, cố tức đƣợc xem nhƣ là cơng cụ truyền tín hiệu cịn đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Gordon (1963) và Lintner, J (1956).

Lý thuyết thơng này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY.

2.3.5 Lý thuyết lợi ích cá nhân

Lý thuyết lợi ích cá nhân (private-interest theory) giả định những ngƣời có trách nhiệm trong tổ chức lập quy hành xử dựa trên lợi ích cá nhân, lý thuyết này cho rằng tồn tại một thị trƣờng các quy định hoạt động tƣơng tự thị trƣờng vốn.

Trên thị trƣờng này, các quy định sẽ đƣợc mua bởi nhóm lợi ích nào trả giá cao hơn và giá cả ở đó có liên quan đến các phiếu bầu hoặc các khoản tài trợ liên quan. Theo kết quả nghiên cứu về lý thuyết này, nhóm có lợi ích cao nhất là các doanh nghiệp do họ có thể dễ dàng thƣơng lƣợng để hình thành nhóm lợi ích có tổ chức có khả năng tác động đến nhà lập quy. Ngƣợc lại, các nhóm lợi ích khác nhƣ khách hàng hay nhóm lợi ích xã hội lại thất thế do phải tốn chi phí cao hơn. Trong lĩnh vực kế toán, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình ban hành chuẩn mực kế toán bị ảnh hƣởng bởi các công ty lớn.

Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY.

2.3.6 Lý thuyết về lợi ích và chi phí

Khái niệm về lợi ích và chi phí đƣợc đề cập đầu tiên năm 1848 bởi Jules Dupuit và đƣợc chính thức hóa bởi Alfred Marshall. Lý thuyết này góp phần nâng cao hiểu biết bằng cách mô tả các cơng cụ chính thức đƣợc chấp nhận rộng rãi. Mục tiêu của lý thuyết này nhằm cung cấp quy trình nhất quán để đánh giá các quyết định. Lợi ích có đƣợc từ việc cung cấp một thơng tin kế tốn cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thơng tin đó và mối quan hệ này là giới hạn ảnh hƣởng đến thơng tin tài chính.

Lý thuyết thơng này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính thực nghiệm tại các công ty niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)