CHUẨN MỰC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CHUẨN MỰC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)

2.1.1. Giới thiệu chung về IFRS

2.1.1.1. Khái niệm

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính cơng khai của doanh nghiệp, cung cấp thơng tin tồn diện, trung thực về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng trong nền kinh tế. IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập báo cáo tài chính.

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong cơng tác lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và do HĐ chuẩn mực kế toán quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới.

2.1.1.2. Sự ra đời của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Bộ IAS (IAS -International Accounting Standards) được Uỷ ban IAS (IASC) xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70 cho đến năm 2000. Năm

nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế tốn (CMKT) phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên tồn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC (BCTC) phải rõ ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS-International Financial Reporting Standards) với mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi mơi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới.

Từ năm 2003, Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được gọi là Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS) (Các chuẩn mực IAS được ban hành trước đó vẫn mang tên cũ). Bộ chuẩn mực mới được hoàn thiện dần dần cho đến năm 2005, khi Nghị viện khối Liên minh Châu Âu chỉ định IFRS là CMKT cho các công ty cổ phần trong các nước khối Liên minh Châu Âu và đã được chấp nhận trên tồn thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, ISAB đã xây dựng 43 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DNvừa và nhỏ) trong đó có 27 IAS và 16 IFRS.

2.1.1.3. Đặc điểm của IFRS

Đặc điểm cơ bản của IFRS thơng qua các chuẩn mực đó là ngun tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. Danh sách các chuẩn mực sử dụng giá trị hợp lý sẽ nhiều thêm qua thời gian.

Theo kế hoạch của IASB, trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến IFRS. Vấn đề lập báo cáo (hiện được đổi tên là trình bày báo cáo tài chính) là cơng việc ưu tiên phải làm. Đầu tiên là giải quyết những gì những gì được trình bày trên báo cáo tài chính, dẫn đến việc sửa đổi dự án ghi nhận doanh thu thơng qua việc phân tích tài sản, nợ phải trả thay vì phương pháp hiện nay tập trung vào các nghiệp vụ đã hoàn thành và doanh thu đã thu được tiền. Phương pháp này có ảnh hưởng lớn về thời gian ghi nhận lợi nhuận, do đó dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo các giai đoạn thơng qua chu trình nghiệp vụ. IASB cũng tiếp tục

xem xét lại chuẩn mực hợp nhất kinh doanh, cũng như nỗ lực hợp nhất giữa IFRS và GAAP của Mỹ...

Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên báo cáo tài chính. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các cơng ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách bn bán chứng khốn bằng việc đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch hơn. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS cũng khơng hồn tồn dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế tốn và tài chính có năng lực. Điều này khơng phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập báo cáo tài chính. Hơn nữa, để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thơng tin tài chính.

2.1.1.4. Lợi ích của việc áp dụng IFRS

Áp dụng IFRS là một sự kiện đáng nhớ cho cả Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và cả các quốc gia trên tồn thế giới. Thơng báo áp dụng năm 2002, Cộng đồng Châu Âu mô tả động cơ áp dụng: “… yêu cầu các công ty niêm yết, bao gồm cả ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất theo chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế từ năm 2002 trở đi … sẽ giúp loại bỏ rào cản thương mại xuyên quốc gia thông qua BCTC tin cậy hơn, minh bạch hơn và dễ so

sánh hơn. áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí huy động vốn và tăng tính cạnh tranh và duy trì tăng trưởng…”.

Hay Hội đồng CMKT Úc (AASB) năm 1998 cho rằng: “… mục tiêu cơ bản của việc ban hành CMKT tại úc là tạo ra các CMKT có chất lượng cao, thúc đẩy kinh doanh, giảm chi phí vốn; cho phép các DN cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin của nhà đầu tư… tuân thủ CMKT… làm cho CMKT úc được thừa nhận quốc tế và để cho thị trường vốn của Úc tương đồng với thị trường vốn quốc tế…”.

Quyết định áp dụng IFRS là tín hiệu tốt, tập trung vào các lợi ích tiềm năng và dựa trên niềm tin về việc lợi ích có được từ việc áp dụng chuẩn mực này cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra khi áp dụng.

IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, báo cáo tài chính cung cấp thơng tin tồn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thơng tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế tốn, các thơng tin trên báo cáo tài chính có tính so sánh qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thơng tin kế tốn, giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế trong chuẩn mực kế tốn. Ngồi ra, chất lượng thơng tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)