KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG IFRS VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG IFRS VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Kinh nghiệm ở nƣớc Indonesia và Malaysia

Indonesia và Malaysia chính thức vận dụng IFRS từ năm 2012. Lộ trình thực hiện IFRS đã tạo ra khơng ít khó khăn cho các cơ quan ban hành chính sách và các đơn vị áp dụng, đặc biệt là nguyên tắc “Giá trị hợp lý”. Nguyên tắc này yêu cầu sự đánh giá chặt chẽ của các chuyên gia. Nhiều ý kiến cho rằng, IFRS đã được giới thiệu mà không quan tâm đến đặc điểm về văn hóa, xã hội cũng như tín ngưỡng của từng quốc gia.

Tại Indonesia, những người được phỏng vấn cho rằng, Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính của nước này (Deven Standar Akuntansi Keuangan-DASK) đã bị phân chia thành hai nhóm ý kiến trái chiều nhau, về việc IFRS và chuẩn mực Sharia có hịa hợp với nhau hay khơng?

Tại Malaysia, lộ trình triển khai IFRS đã tạo ra khó khăn cho những người làm chính sách và đơn vị áp dụng chuẩn mực liên quan đến các chuẩn mực về cơng cụ tài chính, bất động sản và nơng nghiệp. Trong khi, chuẩn mực liên quan đến bất động sản và nơng nghiệp có thể được hỗn thực hiện, bởi ảnh hưởng của nguyên tắc giá trị hợp lý thì sự phức tạp trong cách tiếp cận của nguyên tắc làm ảnh hưởng đến tính tin cậy của chuẩn mực về cơng cụ tài chính. Đồng thời, cịn có nhiều quan ngại của nước này về đào tạo IFRS cũng như số lượng kế tốn viên cịn thấp (Yapa và các cộng sự, 2012).

2.2.2. Kinh nghiệm ở nƣớc Jamaica

Vận dụng IFRS từ năm 2002, Jamaica đã đúc kết được một số vấn đề chủ yếu Practical implementation of IFRS: lessons learned, United Nation Confer- ence on Trade and Development, 2008. Đưa ra 5 yêu cầu. Cụ thể như sau:  Thứ nhất, cần xây dựng lộ trình áp dụng với hệ thống quản lý chặt chẽ.

 Thứ hai, công tác truyền thông cần hiệu quả và mang tính phản hồi cho những người sử dụng báo cáo tài chính về sự thay đổi trong báo cáo này.

 Thứ ba, cần có các đơn vị tư vấn để giải đáp, phản hồi các thắc mắc của người sử dụng và cung cấp các khóa đào tạo cho họ nếu cần.

 Thứ tư, nhiều chuẩn mực rất phức tạp và việc cơng bố chi tiết chỉ có thể thực hiện được đối với các DN lớn như công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, đa số các DN ở nước này là nhỏ và vừa, nên cần có các tùy chọn phù hợp với nhu cầu của họ.  Thứ năm, cần có các khóa đào tạo về IFRS có sẵn cho kiểm tốn viên, nhà phân

tích và các đối tượng khác.

có kế tốn viên, kiểm toán viên, các nhà đầu tư,… việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm nâng cao tính so sánh và tính minh bạch của thơng tin công bố, không những thế cần áp dụng ngay trước khi thế giới đi quá xa. Dưới con mắt của các nhà làm chính sách và hiệp hội nghề nghiệp thì cần phải ban hành khung pháp lý đầy đủ về kế toán phù hợp với thơng lệ phổ biến của quốc tế, IFRS có thể được áp dụng nguyên vẹn ở Việt Nam hoặc có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Khi áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ đạt được những hiệu quả sau:

 Khi áp dụng IFRS, DN Việt Nam có các BCTC được tạo ra dựa trên chuẩn mực phạm vi mang tính tồn cầu và đáng tin cậy, tạo bước đột phá về sự minh bạch thơng tin, nâng cao trách nhiệm giải trình thơng tin đồng thời thơng tin mang tính so sánh cao, thể hiện trách nhiệm của các nhà quản trị trong việc phản ánh trung thực thực trạng tài chính của DN;

 Áp dụng lập và công bố BCTC theo IFRS, các DN Việt Nam đã thấy lợi ích từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể về việc huy động nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững;

 IFRS là một ngôn ngữ chung cho các con số trên BCTC của tất cả các DN tham gia hoạt động tại thị trường kinh tế tồn cầu. Vì vậy, DN Việt Nam cũng sẽ trở thành một thành viên tham gia trong hệ thống này khi được các nhà đầu tư quốc tế công nhận, đồng thời là con đường thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn quốc tế;

Tuy nhiên, việc áp dụng ngay IFRS không phải thực sự dễ dàng cho tất cả các DN. Một số hạn chế cho các DN Việt Nam là: Các chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam chưa hoàn thiện; Hệ thống kết nối thông tin và phần mềm kế toán của các DN chưa đủ nền tảng hiện đại, để có thể cập nhật thơng tin nhanh chóng và kịp thời; Trình độ năng lực chun mơn và ngơn ngữ của nhân viên kế toán nhiều DN và cán bộ cơ quan thuế chưa thể đáp ứng để áp dụng ngay IFRS; Việc đào tạo IFRS chưa được thực hiện một cách chính thống ở các

cơ sở đào tạo nghề nghiệp; Nhà đầu tư Việt Nam cũng chưa chuẩn bị đầy đủ kiến thức IFRS, để đọc và hiểu được các BCTC lập theo các chuẩn mực này.

2.2.4. Một số giải pháp cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Với các hạn chế tại Việt Nam hiện nay, thì việc áp dụng IFRS có thể theo lộ trình áp dụng từng phần có chuyển đổi, chưa thực hiện áp dụng toàn bộ. Việc này nhằm đáp ứng sự chuẩn bị và thay đổi từng bước về các vấn đề trình độ, năng lực chun mơn, năng lực ngơn ngữ của lực lượng kế toán viên, kiểm toán viên cũng như các nhà đầu tư trong nước, có thời gian tiếp cận dần với BCTC được lập theo IFRS. Trước hết, có thể bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng, khối các tổ chức ngành tài chính tín dụng, bảo hiểm, các tập đồn và tổng cơng ty lớn của Nhà nước;

 Cơ quan ban hành chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến kế toán, kiểm tốn cần khẩn trương ban hành hệ thống chính sách hướng dẫn công tác lập BCTC theo IFRS;

 Nâng cao vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong việc đào tạo, giảng dạy, tập huấn, phổ biến kiến thức của IFRS cho đội ngũ nhân lực trong ngành, hỗ trợ kỹ thuật cho các DN áp dụng. Các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn cho các DN khi áp dụng IFRS;

 IFRS cần được đưa vào chương trình giảng dạy tại hệ thống các cơ cở đào tạo nghề nghiệp, ít nhất trong các trường đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm tốn khối Đại học. Cơng tác này, cần được chuẩn bị bài bản từ các khâu viết giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, môn học giảng dạy trong chương trình đào tạo chun ngành. Ngồi ra, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, nhằm thực hiện các trao đổi kiến thức, nâng cao kinh nghiệm giảng dạy IFRS cho các giảng viên đảm bảo cơng tác đào tạo IFRS có chất lượng cao. Việc chuẩn bị từ các cơ sở đào tạo này, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực kế cận có

lai, trong điều kiện hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 10 IFRS 12 tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)