Tổ chức bộ máy kế toán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 33)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán HCSN

2.1.3.6 Tổ chức bộ máy kế toán:

Các đơn vị HCSN cần tổ chức sử dụng nhân sự để thực hiện cơng tác kế tốn gồm các vấn đề như:

+ Xác định số lượng người cần phải có trong bộ máy

+ Phân cơng, phân nhiệm để thực hiện các phần hành kế toán

+ Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán cũng như với các bộ phận khác có liên quan trong đơn vị, để thu thập luân chuyển và xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin.

+ Xây dựng kế hoạch cơng tác, quy trình làm việc của bộ phận kế toán nhằm đảm bảo quy định của nhà nước, đạo đức nghề nghiệp.

2.1.3.7 Tổ chức phân tích, kiểm tra kế tốn:

Đơn vị HCSN phải có trách nhiệm kiểm tra tình hình cơng tác kế tốn tại đơn vị

+ Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, quy định về quản lí tài chính + Kiểm tra việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán

+ Kiểm tra tính cập nhật và xác thực của thơng tin do kế tốn thu thập + Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy trình làm việc tại đơn vị

Ngồi ra, định kì các đơn vị HCSN phải tổ chức phân tích tình hình hoạt động của đơn vị nhằm kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí nhà nước, tình hình chấp hành dự tốn, định mức, đánh giá hiệu quả cơng tác và kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

2.2 Tổng quan về chuẩn mực Kế tốn cơng quốc tế 2.2.1 Giới thiệu về chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế 2.2.1 Giới thiệu về chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế

Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSAS) do Ủy ban chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSASB) ban hành, làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị lĩnh vực công áp dụng. IPSAS được công bố nhằm trợ giúp cho các đơn vị trong lĩnh vực công áp dụng và thực hiện trong cơng tác kế tốn và lập BCTC và nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong lập BCTC bằng việc cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định cụ thể.

IPSAS được ban hành là một bước đi tích cực trong việc thống nhất hệ thống chuẩn mực kế tốn trong lĩnh vực cơng trên tồn thế giới. Qua đó có sự thống nhất về cách ghi nhận, đo lường và trình bày các thông tin trên BCTC của các đơn vị trong lĩnh vực công. Theo IPSAS, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công hàng năm phải lập BCTC là các đơn vị kinh tế có thể sử dụng kinh phí NSNN. Các đơn vị kinh tế thuộc lĩnh vực công phải lập BCTC theo IPSAS là các đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Chênh lệch giữa các khoản thu trừ đi các khoản chi đã sử dụng trong quá trình hoạt động là thặng dư thuần hoặc thâm hụt thuần của đơn vị trong kỳ kế toán.

Theo IPSAS, các đơn vị thuộc lĩnh vực cơng khi kết thúc năm tài chính phải lập 4 báo cáo bao gồm Bảng cân đối kế tốn (phản ánh tình hình tài chính); Báo cáo kết quả hoạt động (phản ánh quá trình hoạt động và xác định thặng dư hoặc thâm hụt thuần); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.

2.2.2 Vai trị và lợi ích của chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế

Khi quá trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, xã hội, kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng thì nhu cầu thơng tin tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau cần được trình bày theo những cách tương tự nhau, để có thể sử dụng so sánh, đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán của các quốc gia ban hành chỉ nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung để hướng dẫn việc lập và trình bày BCTC trong phạm vi quốc gia đó, vì vậy khi chuẩn mực kế tốn cơng được ban hành làm cơ sở nền tảng cho các quốc gia, các tổ chức công vận dụng vào

tổ chức của mình tùy vào đặc điểm kinh tế, xã hội, nhằm hướng đến mục đích mang lại thông tin minh bạch, đáng tin cậy.

Những lợi ích mà chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế mang lại là:

+ Dễ dàng hơn cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài. + Tăng thêm tính đáng tin cậy của thị trường vốn trong nước đối với các nhà đầu tư quốc tế hiện tại và tiềm năng.

+ Tăng thêm tính đáng tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp tại những nước đang phát triển đối với các tổ chức cho vay tiềm năng trên phạm vi tồn cầu.

+ Tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp được sử dụng vốn với chi phí thấp nhất. + Tăng tính so sánh được của thơng tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau.

+ Tăng cường tính minh bạch của thơng tin được trình bày. + Tăng thêm tính dễ hiểu của báo cáo tài chính.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia khác nhau trong việc duy trì một hệ thống sổ sách kế tốn.

+ Giảm chi phí biên soạn và ban hành chuẩn mực kế toán ở từng quốc gia khác nhau.

+ Giảm thiểu các quy định quản lý và bảo vệ thị trường của nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp.

+ Giảm sự tác động nhạy cảm của chính trị đến chuẩn mực kế tốn của từng quốc gia.

Tóm lại, sự ra đời của IPSAS đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thông nhất hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực cơng trên tồn thế giới, IPSAS tạo nên cơ sở đánh giá chung cho lĩnh vực kế tốn cơng của các nước trên thế giới, góp phần làm minh bạch tình hình tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị sử dụng nguồn lực công, tạo khả năng so sánh thơng tin tài chính lĩnh vực cơng giữa các quốc gia trên thế giới và đảm bảo tính thống nhất cho báo cáo tài chính khu vực cơng của các quốc gia.

Hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế gồm có 39 chuẩn mực, trong đó có 1 chuẩn mực trên cơ sở tiền mặt và 38 chuẩn mực trên cơ sở dồn tích tính đến năm 2015

Cơ sở kế tốn tiền: Có 1 chuẩn mực kế tốn đầy đủ “Báo cáo tài chính dựa

trên cơ sở tiền”.

Cơ sở kế tốn dồn tích: Có 38 Chuẩn mực kế tốn dựa trên cơ sở kế toán dồn tích

IPSAS 1 : Trình bày BCTC

IPSAS 2 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

IPSAS 3: Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và những thay đổi trong chính sách kế toán

IPSAS 4: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đối IPSAS 5: Chi phí đi vay

IPSAS 6: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị bị kiểm soát

IPSAS 7: Kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết

IPSAS 8: Báo cáo tài chính đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh IPSAS 9: Doanh thu từ các giao dịch trao đổi

IPSAS 10: Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát IPSAS 11: Hợp đồng xây dựng

IPSAS 12: Hàng tồn kho IPSAS 13: Thuê tài sản

IPSAS 14: Các sự kiện phát sinh sau ngày báo cáo IPSAS 15: Cơng cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày IPSAS 16: Bất động sản đầu tư

IPSAS 17: Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị IPSAS 18: Báo cáo bộ phận

IPSAS 19: Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng IPSAS 20: Thông tin về các bên liên quan

IPSAS 21: Tổn thất của các tài sản không tạo tiền

IPSAS 22: Cơng khai thơng tin tài chính khu vực Chính phủ

IPSAS 23: Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi ( Thuế và chuyển giao) IPSAS 24: Trình bày thơng tin dự tốn ngân sách trong báo cáo tài chính IPSAS 25: Lợi ích của người lao động

IPSAS 26: Tổn thất tài sản tạo tiền IPSAS 27: Nơng nghiệp

IPSAS 28: Cơng cụ tài chính: Trình bày

IPSAS 29: Cơng cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường IPSAS 30: Cơng cụ tài chính: Các nội dung về cơng bố IPSAS 31: Tài sản cố định vơ hình

IPSAS 32: Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ IPSAS 33: Áp dụng lần đầu cơ sở kế tốn dồn tích IPSAS 34: Báo cáo tài chính độc lập

IPSAS 35: Báo cáo tài chính hợp nhất

IPSAS 36: Đầu tư trong các công ty liên doanh, liên kết IPSAS 37: Các thỏa thuận liên doanh

IPSAS 38: Công bố về lãi suất

2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hồn thiện hệ thống kế tốn của các đơn vị hành chính sự nghiệp

Trong chương 1, tác giả đã liệt kê một số bài nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài về hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN và các nhân tố liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Do vậy, tác giả xin kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu đưa vào luận văn của mình các nhân tố như sau: hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, môi trường quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường nghề nghiệp (chuyên môn nghiệp vụ), điều kiện tổ chức, thực hiện.

Hệ thống chính trị có tác động mạnh mẽ trong việc hồn thiện hệ thống kế tốn của đơn vị HCSN

Klaus Luder (1992) cho rằng cấu trúc của hệ thống chính trị - hành chính có tác động đến việc đổi mới hệ thống kế tốn khu vực cơng, văn hóa chính trị cởi mở sẽ khuyến khích sự tham gia của mọi người vào việc đổi mới kế tốn, điều đó sẽ giúp cho họ có thái độ tích cực khi phổ biến chính sách cơng trong q trình thực hiện nhiệm vụ và áp dụng những đổi mới của hệ thống kế tốn, điều đó giúp cho việc hồn thiện hệ thống kế tốn khu vực cơng được thuận lợi hơn. Ngoài ra, tác giả cịn cho rằng sự cạnh tranh chính trị càng cao thì càng tạo ra sức ép và sự nỗ lực sẵn sàng cung cấp thơng tin kế tốn nhiều hơn, minh bạch và đáng tin cậy hơn.

Outda Hassan (2004) cho rằng hỗ trợ chính trị là vấn đề rất quan trọng để việc đổi mới kế tốn khu vực cơng thành cơng. Hỗ trợ chính trị bao gồm sự hỗ trợ của cả cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp, phê duyệt ngân sách, duy trì khả năng tài chính của chính phủ v.v…và có trách nhiệm ban hành văn bản pháp luật mới thay đổi văn bản pháp luật hiện tại để các cơ quan hành pháp thực hiện. Tóm lại, Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan hành pháp càng cao càng giúp cho quá trình cải cách kế tốn thành cơng, khơng thể thực hiện cải cách kế tốn thành cơng nếu cơ quan lập pháp và hành pháp quan liêu, khơng muốn đổi mới.

Ngồi ra, theo các nghiên cứu của các tác giả: Zhang (2005), Harun (2012), Cristina Silvia Nistor, đều cho rằng nhân tố sự hỗ trợ chính trị là nhân tố quan trọng cho việc cải cách kế tốn khu vực cơng

Các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Cao Thị Cẩm Vân (2016) đều cho rằng nhân tố hệ thống chính trị là nhân tố quan trọng đầu tiên cho việc cải cách kế tốn khu vực cơng ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, nhân tố hệ thống chính trị có tác động cùng chiều đến việc hồn thiện hệ thống kế tốn đơn vị HCSN theo định hƣớng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

Hệ thống pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kế tốn và là nguồn gốc chính hình thành các quy tắc kế tốn của quốc gia đó, ngồi ra chính phủ của một số quốc gia quan ngại trong việc mất quyền thiết lập chuẩn mực kế tốn khu vực cơng khi vận dụng IPSAS cũng gây trở ngại cho việc cải cách kế tốn khu vực cơng

Theo Cristina Silvia Nistor, Adela Deaconu& Codruta Mare (2013), dựa trên kế thừa nghiên cứu của Zhang (2005) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách kế tốn khu vực cơng trong đó có nhân tố hệ thống pháp lý.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), nhân tố pháp lý là nhân tố quyết định đến việc có thể cải cách chế độ kế toán lĩnh vực cơng để BCTC khu vực cơng có thể cung cấp thơng tin hữu ích, phù hợp với các quy định, yêu cầu của tổ chức quốc tế là việc cải cách về chính sách quản lý ngân sách và tài chính cơng. Cần có những đánh giá theo hướng cải cách để đưa ra và thực hiện những nội dung cần sửa đổi trong hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định về quản lý tài chính cơng. Đây là cơng việc cần có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong cải cách tài chính cơng và là việc phải làm đầu tiên trong việc cải cách chế độ kế toán lĩnh vực công.

Nhƣ vậy, nhân tố hệ thống pháp lý có tác động cùng chiều đến việc hồn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN theo định hƣớng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

2.3.3 Mơi trƣờng quốc tế

u cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế địi hỏi các cơng cụ quản lý kinh tế trong đó có kế tốn phải tiếp cận với các nguyên tắc, thông lệ chung của quốc tế, để có thể so sánh thơng tin kế tốn với các nước khác trên thế giới, có khả năng cung cấp thơng tin đầy đủ, tin cậy về tình hình tài chính nhà nước khi tham gia các tổ chức quốc tế hoặc đàm phán để vay nợ hoặc nhận tài trợ của nước ngoài. Hơn nữa, việc thực hiện cơng khai trong quản lý tài chính nhà nước địi hỏi thơng tin về tài chính, kế tốn phải chính xác, minh bạch đối với các khoản chi và hoạt động đầu tư của nhà nước. Vì vậy, hiện nay việc áp dụng chuẩn mực KTC quốc tế đang là xu hướng của các quốc gia, để thuận lợi cho việc hợp tác.

Các nghiên cứu trước đây của Ouda (2004); Harun Harun (2012) đều khẳng định nhân tố Quốc tế sẽ ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Sự tài trợ và can thiệp mạnh của các tổ chức Quốc tế sẽ thúc đẩy kế tốn khu vực cơng của các quốc gia đang phát triển cải cách, đổi mới.

Nhƣ vậy, nhân tố môi trƣờng quốc tế có tác động cùng chiều đến việc hồn thiện hệ thống kế tốn đơn vị HCSN theo định hƣớng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

2.3.4 Môi trƣờng kinh tế

Hiện tại, việc vận dụng IPSAS cho lĩnh vực kế tốn cơng đã thực hiện thành cơng ở nhiều nước phát triển vì tiềm lực kinh tế của họ dồi dào, có nhiều kinh phí để thực hiện cải cách đổi mới. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề kinh phí để thực hiện đổi mới kế tốn khu vực cơng nói chung và kế tốn tại các đơn vị HCSN nói riêng đang gặp nhiều khó khăn bởi vấn đề kinh phí, nợ cơng và nạn tham ơ, tham nhũng.

Ouda Hassan (2004) khẳng định thực tế cho thấy nhiều quốc gia thất bại khi thực hiện cải cách kế tốn khu vực cơng theo cơ sở dồn tích do thiếu kinh phí phải ngừng chương trình giữa chừng. Chi phí thực hiện cho một cuộc cải cách chắc chắn khơng thể nhỏ, do đó các quốc gia trước khi thực hiện cuộc cải cách cần tính tốn,

ước tính chi phí xun suốt cho tồn bộ cuộc cải cách và hoạch định nguồn ngân sách sẵn sàng phục vụ cho việc cải cách kế toán.

Lê Thị Nha Trang (2012) cho rằng điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS tại Việt Nam được đề xuất bao gồm: Sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ tài chính như ngân hàng thế giới, các tổ chức quốc tế.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đề xuất Chính phủ cần hoạch định và tính tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (Trang 33)